Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 28 - 29)

Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện theo hướng chuẩn hóa là một nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước. Chất lượng đội ngũ trong mỗi nhà trường thể hiện ở nhiều mặt: Đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Ngày 22 tháng 10 năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.

Trên cơ sở của các chuẩn đã ban hành và căn cứ yêu cầu thực tiễn phát triển giáo dục hiện nay, các đơn vị giáo dục có thể xác định các yêu cầu về chất lượng đội ngũ giáo viên của mình.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Bao gồm 6 tiêu chuẩn cơ bản:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

- Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục - Năng lực dạy học

- Năng lực giáo dục

- Năng lực hoạt động chính trị, xã hội - Năng lực phát triển nghề nghiệp

Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 100. Thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1: Đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên

Tiêu chí Thang điểm Điểm đạt

1. Phẩm chất chính trị 42. Đạo đức nghề nghiệp 4

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 28 - 29)