Nội dung và cách tiến hành.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp 2 và lớp 3 ở các trường tiểu học huyện thuận thành tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 96 - 99)

3.2.6.1. Xây dựng và bổ sung thường xuyên để hoàn chỉnh về Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học.

Trước hết, Hiệu trưởng phải kiểm tra, rà soát lại toàn bộ thiết bị hiện có, căn cứ vào mẫu thiết bị dạy học tối thiểu đã được Bộ GD&ĐT ban hành để xây dựng một kế hoạch thực cụ thể, chi tiết về nhu cầu số phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện phục vụ cho hoạt động dạy học tiếp đến là lập kế hoạch đầu tư, mua sắm những trang thiết bị phục vụ cho dạy học trong trường một cách đồng bộ và theo hướng hiện đại hoá, chuẩn hoá.

Hàng năm, Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch: Xây dựng, sửa chữa CSVC, mua sắm, bổ sung các thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo phục vụ cho năm học mới.

Chọn cử giáo viên có năng lực, có tính cẩn thận phụ trách việc bảo quản và quản lý các TBDH, có sổ sách theo dõi thường xuyên việc mượn, trả ghi rõ ngày mượn, ngày trả, người mượn, người trả trên cơ sở đó Hiệu trưởng kiểm tra được giáo viên trong việc sử dụng đồ dùng dạy học trong quá trình dạy học.

3.2.6.2. Tăng cường khai thác, sử dụng có hiệu quả Cơ sở vật chất- Thiết bị dạy học.

Yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn lập kế hoạch và phương án cụ thể để sử dụng phương tiện dạy học đã được trang bị theo từng môn học giảng dạy trong từng học kỳ.

Yêu cầu các giáo viên đưa việc sử dụng thiết bị dạy học vào kế hoạch của mình và được tổ chuyên môn thông qua.

Thường xuyên giáo dục nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết phải sử dụng thiết bị dạy học.

Thường xuyên phát động phong trào thi đua việc sử dụng thiết bị dạy học theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học tiên tiến. Động viên, theo dõi, nhắc nhở việc sử dụng thiết bị dạy học thường xuyên và có hiệu quả.

Vừa động viên, khuyến khích giáo viên tích cực sử dụng phương tiện dạy học nhưng đồng thời phải bắt buộc giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học theo yêu cầu của chương trình và coi đây là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dạy học và kỷ luật chuyên môn của giáo viên.

Thường xuyên phát động trong giáo viên và học sinh phong trào làm đồ dùng dạy học và tổ chức các cuộc thi sử dụng đồ dùng dạy học trong giáo viên.

Tuyên truyền và vận động giáo viên, học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồng thời gắn trách nhiệm tới mỗi tập thể, thành viên trong nhà trường có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường.

Tuyển chọn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên phụ trách phòng thí nghiệm, thư viện và các phòng chức năng của nhà trường. Cần làm tốt công tác bảo quản duy trì, bảo dưỡng thường xuyên các trang thiết bị đồ dùng dạy học. Sắp xếp phòng thư viện, thí nghiệm thật khoa học tạo điều kiện cho giáo viên có nhu cầu sử dụng đồ dùng dạy học và thí nghiệm được thuận tiện, nhanh chóng và đồ dùng dạy học luôn ở trong tình trạng tốt. Xây dựng những quy định sử dụng thiết bị dạy học và yêu cầu mọi người thực hiện.

Trong công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, Hiệu trưởng cần có biện pháp kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Kiểm tra bằng cách:

+ Qua báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của nhân viên phụ trách phòng thiết bị dạy học.

+ Qua kiểm tra sổ sách đăng ký sử dụng và sổ bảo quản trang thiết bị kỹ thuật.

+ Qua dự giờ lên lớp của giáo viên và các hoạt động ngoài giờ lên lớp + Qua phỏng vấn học sinh và giáo viên.

+ Trực tiếp thị sát thường xuyên, giám sát việc kiểm kê tài sản định kỳ.

3.3. Tổ chức thực hiê ̣n các giải pháp

Các giải pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất, để nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường Tiểu học huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Giải pháp 1: Giữ vai trò quan trọng hàng đầu, là kim chỉ nam cho mọi hành động vì rằng nhận thức đúng thì hành động mới đúng.

Giải pháp 2 và 3: Mang tính chất pháp quy, yêu cầu bắt buộc phải thực hiện đối với mỗi giáo viên, giúp cho việc nâng cao tinh thần trách nhiệm và năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên.

Giải pháp 4: Mang tính bắt buộc học sinh phải thực hiện tốt nhiệm vụ học tập để góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Giải pháp 5: Giải pháp mang tính quyết định, là động lực thúc đẩy, nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn.

Giải pháp 6: Giải pháp này có tác dụng tạo điều kiện về vật chất cho các hoạt động của nhà trường trong đó có hoạt động dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 ở các trường Tiểu học huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường Tiểu học thì người Hiệu trưởng phải thực hiện đầy đủ, hài hoà, đồng bộ tất cả các giải pháp trên. Vì vậy một số biện pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, tạo nên sự đồng bộ và thống nhất.

Tóm lại: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 ở các trường Tiểu học huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh được đưa ra trong đề tài là kết quả nghiên cứu của tác giả. Những giải pháp có tính khả thi cao phải được thực thi trên cơ sở phát huy nội lực của nhà trường và vai trò lãnh đạo của người Hiệu trưởng. Tuỳ theo đặc điểm tình hình của từng khu vực, từng trường mà người quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường có thể tham khảo và vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình.

3.4. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

3.4.1. Mục tiêu, nội dung và hình thức thăm dò tính cần thiết và tính khảthi của các giải pháp đề xuất thi của các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp 2 và lớp 3 ở các trường tiểu học huyện thuận thành tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w