Nội dung và cách thực hiện.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp 2 và lớp 3 ở các trường tiểu học huyện thuận thành tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 89 - 93)

3.2.3.1. Xây dựng và quản lý nề nếp học tập cho học sinh.

Hiệu trưởng xây dựng nội quy, quy chế học tập, nội quy của nhà trường Tiểu học. Hiệu trưởng đưa ra các nội dung trên vào công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp để nhắc nhở hàng tuần, hàng tháng đối với học sinh. Hiệu trưởng đưa các nội dung này vào các hoạt động sinh hoạt tập thể của nhà trường, lớp trong giờ chào cờ, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội. Hiệu trưởng làm cho các thành viên trong nhà trường hiểu, nhớ và có trách nhiệm thực hiện quy chế, nội quy, quy định của nhà trường. Cụ thể như sau:

Đầu năm học chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm lớp cho học sinh lớp mình học tập các quy định, quy chế, nội quy nhà trường đề ra trong thời giờ sinh hoạt lớp đầu năm. Qua đó học sinh hiểu và nắm được, thấy rõ được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nề nếp học tập nhằm đạt kết quả học tập cao hơn.

Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện của lớp mình. Vì vậy muốn giáo dục có chất lượng và hiệu quả thì phải tổ chức và quản lý tập thể lớp cho tốt, lựa chọn cán bộ lớp có năng lực, nhiệt tình, phân chia tổ cho phù hợp, đồng đều về chất lượng, chỉ đạo đội ngũ cán bộ lớp trong việc theo dõi học sinh thực hiện nề nếp học tập như: đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp ... giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức xây dựng và quản lý lớp mình thành một tập thể đoàn kết để thực hiện nội dung giáo dục toàn diện đối với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc tạo điều kiện cho học sinh tự học ở nhà, kiểm tra giờ giấc học tập, thông báo với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập ở nhà của học sinh.

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém. Thiết lập nội dung và hình thức bồi dưỡng và phụ đạo theo từng môn học. Dự kiến nhân sự để bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để phát hiện kịp thời những học sinh yếu kém, về học tập để từ đó có biện pháp khắc phục và bồi dưỡng hợp lý.

Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm kiểm tra trình độ của học sinh, sau đó tổng hợp và lập danh sách khảo sát chất lượng học tập của học sinh để phân loại một cách chính xác về trình độ học sinh, tổng hợp và lập danh sách cần bồi dưỡng, học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém, nộp cho Hiệu trưởng. Hiệu trưởng lập kế hoạch bồi dưỡng và phụ đạo trong đó thể hiện rõ thời gian thực hiện kế hoạch nội dung kiến thức cần nâng cao, kiến thức cần bổ trợ, phù hợp từng đối tượng học sinh, phân công giáo viên phụ trách giảng dạy.

Phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc quản lý hoạt động học của học sinh: Hàng năm nhà trường tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm, cuối kỳ I và cuối năm. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm triển khai nội dung họp phụ huynh thông qua họp phụ huynh nhà trường thống nhất với phụ huynh học sinh các nội dung chủ yếu là tạo điều kiện về thời gian và vật chất cho HS: Phụ huynh phải kiểm tra thời gian học, lịch học đã được ghi trong thời gian biểu, tạo góc học tập cho HS ở nhà, mua sách giáo khoa, sách tham khảo, đồ dùng học tập đầy đủ; thường xuyên báo cáo với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập của con em mình.

3.2.3.3. Kiểm tra đánh giá học sinh trong quá trình học tập phân môn Tập làm văn

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên kiểm tra theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT đã ban hành. Đánh giá học sinh dựa trên kết quả các bài kiểm tra, đề kiểm tra phải phù hợp với từng đối tượng nhận thức trong một lớp học, kiểm tra học sinh gồm các mặt sau:

Kiểm tra về kết quả học tập phân môn Tập làm văn: Hiệu trưởng và giáo viên tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh, học sinh có được kiểm tra mới tích cực học tập, qua kiểm tra giáo viên mới đánh giá được đúng nhận thức của các em.

Kiểm tra nhận thức của cá nhân học sinh: Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp tiến hành kiểm tra cá nhân học sinh về việc chấp hành nội quy, quy chế học tập, thái độ tự giác của học sinh trong học tập và các hoạt động khác, mối quan hệ giữa học sinh với thầy cô giáo, bạn bè từ đó đưa ra được hướng giáo dục cho phù hợp.

Để đánh giá chất lượng học tập của học sinh một cách đầy đủ không phải chỉ dựa vào kết quả kiểm tra trong giờ học mà cần tăng cường các phương thức đánh giá khác như: đánh giá trong giờ, ngoài giờ, chính thức và không chính thức trong đó cần chú trọng kiểm tra, đánh giá hành động, tình cảm của học sinh: nghĩ và làm; kiểm tra năng lực vận dụng vào thực tiễn của học sinh, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp.

Khi đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà phải chú ý cả quá trình học tập. Cần tạo điều kiện để học sinh cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập. Cần chú ý: Không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà cần chú trọng khả năng vận dụng tri thức vào giải quyết các nhiệm vụ thích hợp của học sinh.

*Sử dụng các tiêu chí để đánh giá

Trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên cần nắm vững các tiêu chí đánh giá, đó là:

+ Đánh giá được toàn diện: Kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ, hành vi của học sinh.

+ Đảm bảo độ tin cậy: Tính chính xác, trung thực, khách quan, công bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của học sinh.

+ Đảm bảo tính khả thi: Nội dung, hình thức, phương tiện tổ chức đánh giá phải phù hợp với điều kiện của học sinh, của cơ sở giáo dục và phù hợp với mục tiêu của môn học.

+ Đảm bảo yêu cầu phân hóa: Phân hóa được chính xác trình độ, năng lực của học sinh; dải phân hóa càng rộng càng tốt.

+ Đảm bảo tính giá trị, hiệu quả cao: Đánh giá đúng tất cả các lĩnh vực cần đánh giá học sinh, thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra.

Tổ chức thiết kế đề kiểm tra, đánh giá học sinh

Để tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các tiêu chí đánh giá thì việc thiết kế đề kiểm tra là một việc rất quan trọng. Hiệu trưởng cần quán triệt để giáo viên nắm rõ việc thiết kế đề kiểm tra để đánh giá học sinh theo định hướng đổi mới cách đánh giá cần tăng cường kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan, hạn chế kiểm tra đơn thuần tự luận để khắc phục được cách dạy thầy đọc văn mẫu trò học thuộc lòng và viết ra khi kiểm tra, thông thường được thực hiện theo các bước sau:

+ Xác định mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra

Đề kiểm tra là phương tiện chủ yếu đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một nội dung, một chủ đề, một chương, một học kì hay toàn bộ chương trình một lớp học, một cấp học.

+ Xác định mục tiêu dạy học

Xác định đầy đủ, chi tiết các mục tiêu giảng dạy, thể hiện ở năng lực hành vi hay năng lực cần phát triển ở học sinh như: kết quả của việc dạy học (xác định rõ chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu thái độ trong chương trình môn học, cấp học của chương trình giáo dục Tiểu học).

Yêu cầu đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau, cần khuyến khích ra đề trắc nghiệm khách quan, với kiến thức phủ rộng để tăng độ chính xác và khắc phục tình trạng dạy tủ, dạy nhồi sọ, dạy theo kiểu “Thi thế nào dạy thế đó” hay dạy cho học sinh chép văn mẫu và bắt học sinh học thuộc lòng.

Tổ chức cho giáo viên học tập để họ nắm được các tiêu chí của cách đánh giá và cách thức thiết kế đề kiểm tra học sinh.

Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinh củng cố, bổ sung và mở rộng thêm trí thức đã học, phát triển óc thẩm mỹ, tăng cường thể chất, nhận thức xã hội, ý thức công dân, tình yêu quê hương đất nước, giáo dục thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết, ý thức chủ động và mạnh dạn trong các hoạt động tập thể; rèn luyện cho HS các kỹ năng tự quản hoạt động ngoài giờ lên lớp, góp phần giáo dục tính tích cực của người công dân tương lai, giúp các em gần gũi với thiên nhiên, với cộng đồng xã hội từ đó tạo cho các em có cảm hứng, cảm xúc, sáng tạo trong làm văn. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp gồm nhiều nội dung và hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, đó là loại hình: Hoạt động xã hội, hoạt động văn hoá văn nghệ, hoạt động lao động.

Với những loại hình hoạt động như trên, nhà trường có thể tiến hành dưới nhiều hình dạng hoạt động như: Hoạt động theo chủ điểm, tiết sinh hoạt hàng tuần. Các dạng hoạt động trên có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau trong quá trình giáo dục. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp yêu cầu có sự phối hợp chặt chẽ của mọi tổ chức trong nhà trường: Ban giám hiệu, GV, HS, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hội phụ huynh học sinh.

3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học phân mônTập làm văn lớp 2 và lớp 3 Tập làm văn lớp 2 và lớp 3

a. Mục tiêu

Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý của người Hiệu trưởng. Kiểm tra đánh giá đúng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3, công tác đổi mới việc giám sát , kiểm tra chất lượng dạy học sao cho phù hợp để đánh giá đúng chất lượng dạy học, khắc phục những hạn chế trong chất lượng, thúc đẩy phát huy những thành tích đã đạt được trong giảng dạy môn học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp 2 và lớp 3 ở các trường tiểu học huyện thuận thành tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w