làm văn lớp 2 và lớp 3.
Để đánh giá chất lượng dạy học cần dựa vào đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh.
* Chất lượng giảng dạy của giáo viên
Chất lượng giảng dạy của giáo viên được thể hiện ở kế hoạch giảng dạy, thực hiện chương trình thời khóa biểu, chất lượng bài soạn, chất lượng lên lớp, chất lượng kiểm tra, đánh giá việc học tập của học sinh.
+ Kế hoạch giảng dạy
Kế hoạch giảng dạy là công việc mà mỗi giáo viên đều phải xây dựng cho môn học, lớp mình trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm đó là: Giáo viên phải xây dựng kế hoạch giảng dạy cả năm, kế hoạch giảng dạy cho từng học kì, từng tháng, từng tuần, từng buổi học, từng tiết học.
Để xây dựng được kế hoạch phù hợp, có tính khả thi cần xác định rõ mục tiêu giảng dạy của giáo viên, chỉ tiêu cần đạt được của từng lớp mà giáo viên được phân công giảng dạy và chủ nhiệm, kế hoạch giảng dạy cần phải dựa vào thực tiễn của lớp, trình độ nhận thức của học sinh, điều kiện thực tiễn về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của địa phương, đặc biệt phải phát huy được khả năng, năng lực sở trường của chính bản thân giáo viên giúp họ phát huy tốt mặt mạnh của mình.
+ Việc thực hiện chương trình
Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của trường phổ thông. Về nguyên tắc, chương trình là pháp lệnh Nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành.
Hiệu trưởng cần yêu cầu giáo viên nắm vững chương trình. Không thể thực hiện tùy tiện, thay đổi, thêm bớt hoặc làm sai lệch nội dung chương trình dạy học.
+ Hiệu trưởng và phó Hiệu trường điều khiển hoạt động dạy và học phải dựa vào nội dung chương trình theo yêu cầu và hướng dẫn của chương trình. Do đó, việc nắm vững chương trình dạy học là tiền đề để nâng cao hiệu quả dạy và học. Hiệu trưởng cần nắm vững những vấn đề sau:
- Nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học môn học của cấp học.
- Những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học môn học, nội dung kiến thức, chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học.
- Phương pháp đặc trưng của từng môn học - Kế hoạch giảng dạy của từng môn học
+ Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của giáo viên là quản lý việc dạy đúng và đủ chương trình thời khóa biểu theo quy định. Thực hiện yêu cầu này, hiệu trường cần làm một số việc sau:
Yêu cầu giáo viên lập kế hoach giảng dạy cho môn học mà mình được phân công giảng dạy. Đây là kế hoạch chủ yếu của giáo viên cần được trao đổi trong tổ chuyên môn.
Bảo đảm thời gian hoàn thành chương trình giảng dạy của môn học mình phụ trách giảng dạy (Trong chỉ thị của Bộ GD&ĐT gọi là biên chế năm học). Nghiêm cấm việc cắt xén chương trình, thời gian môn học cho những hoạt động khác.
Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng phải theo dõi việc thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng của giáo viên.
Sử dụng các phương tiện để hỗ trợ theo dõi việc thực hiện chương trình, thời khóa biểu của giáo viên: Biểu bảng, sổ theo dõi, báo bài, sổ dự giờ, giáo án, …
Sau khi nắm được việc thực hiện chương trình của giáo viên, Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng cần có những những quyết định đúng đắn, sát thực để động viên những giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình, nhắc nhở, điều chỉnh những giáo viên chưa thực hiện tốt chương trình, góp ý giúp họ thực hiện tốt chương trình.
+ Chất lượng bài soạn, chuẩn bị lên lớp
Ngay từ đầu năm học, mỗi giáo viên phải xây dựng kế hoạch giảng dạy môn học của mình, kế hoạch giảng dạy phải chi tiết cho từng ngày, từng tuần, tháng và cả năm học. Để mỗi tiết học có chất lượng và hiệu quả thì việc chuẩn bị bài cho mỗi tiết học chu đáo và chi tiết là khâu rất quan trọng.
Bài soạn là yêu cầu bắt buộc cho mỗi giáo viên khi lên lớp. Do vậy, Hiệu trưởng phải hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch bài soạn, chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức trao đổi phương pháp giảng dạy từng bài, đặc biệt là những bài khó, những tư liệu bổ sung tham khảo bổ trợ cho bài giảng, những phương tiện dạy học cho bài giảng. Mỗi giáo viên căn cứ vào chương trình dạy học của lớp dạy, môn học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, phương tiện dạy học, căn cứ vào năng lực, trình độ nhận thức của học sinh, nội dung từng bài cụ thể để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp và đạt hiệu quả. Với mỗi bài soạn cho từng tiết dạy cần thể hiện rõ các bước lên lớp, nội dung trọng tâm
của tiết học, hoạt động của thầy, hoạt động của trò, việc sử dụng thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học, củng cố, tổng kết và hướng dẫn học sinh học ở nhà.
Việc soạn bài một cách cẩn thận và đầu tư nhiều công sức cho bài soạn trong đó cần tính đến từng tình huống sư phạm có thể xảy ra trong quá trình giảng dạy, tính đến khả năng tiếp thu của từng học sinh trong lớp, sẽ tạo điều kiện cho giáo viên thể hiện bài giảng của mình một cách hiệu quả nhất.
+ Chất lượng giờ lên lớp của giáo viên
Chất lượng giờ lên lớp có vai trò quan trọng đối với chất lượng giảng dạy của giáo viên. Khi giáo viên thực hiện tốt khâu soạn bài thì họ chủ động và thực hiện bài dạy trên lớp của mình đạt hiệu quả cao.
Ngoài việc chuẩn bị tốt chất lượng bài soạn, để tiết dạy thành công người giáo viên cần phải sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp và linh hoạt, biết sử dụng phương pháp đặc trưng của môn học, biết phối hợp các phương pháp dạy học một các linh hoạt, hiệu quả từ đó phát huy được tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh trong tiết học, giúp học sinh tiếp thu và lĩnh hội bài có hiệu quả. Song song việc sử dụng phương pháp dạy học linh hoạt và phù hợp giáo viên cần sử dụng các thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học, sử dụng các công nghệ thông tin trong tiết học một các hợp lý thì chất lượng dạy học sẽ càng cao.
Người Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng phải nắm chắc các tiêu chí để đánh giá tiết dạy của giáo viên Tiểu học theo quy định của Bộ GD&ĐT ban hành, thuộc các lĩnh vực sau:
- Kiến thức (5 điểm)
- Kĩ năng sư phạm (7 điểm) - Thái độ sự phạm (3 điểm) - Hiệu quả (5 điểm)
Các tiêu chí để đánh giá tiết dạy nêu trên là những quy định tối thiểu và cơ bản để đánh giá tiết dạy của giáo viên Tiểu học. Tuy nhiên trong thực tế người quản lý tùy thuộc vào tình hình cụ thể, tình hình thực tiễn mà vận dụng linh hoạt
các tiêu chuẩn để đánh giá tiết dạy của giáo viên Tiểu học. Đánh giá tiết dạy của giáo viên Tiểu học người quản lý trên cơ sở phải chỉ rõ cho họ những hạn chế cần phải khắc phục, những ưu điểm của tiết dạy cần được phát huy, đánh giá nhằm để động viên, phát huy được tính tích cực, khuyến khích họ say mê công tác chuyên môn, giúp họ ngày càng nâng cao tay nghề.
Để nâng cao tay nghề, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, người quản lý phải chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn, tổ chức tốt các đợt mở chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, tích cực áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đặc biệt, thực tiễn cho thấy vấn đề tự bồi dưỡng của giáo viên là yếu tố mang lại hiệu quả nhất trong việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung, chất lượng dạy học môn Tập làm văn ở Tiểu học nói riêng.
+ Chất lượng giảng dạy của giáo viên còn căn cứ vào chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Việc kiểm tra, đánh chất lượng học tập của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giảng dạy của giáo viên . Bởi thông qua đánh giá giúp giáo viên thấy được hiệu quả giảng dạy của mình, thấy được trình độ nhận thức của học sinh, để từ đó điều chỉnh kế hoạch giảng dạy, thay đổi phương pháp giảng dạy cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, nâng cao được chất lượng dạy học. Vậy kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đòi hỏi người giáo viên cần tiến hành đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách công bằng, chính xác, khách quan, cần bám vào chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở Tiểu học mà Bộ GD&ĐT đã ban hành để đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học, căn cứ vào kiến thức học sinh được học qua từng thời gian, theo đúng phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT quy định cho bậc Tiểu học. Cách tiến hành kiểm tra là việc làm thường xuyên, định kỳ, dưới các hình thức kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra 20 phút, hay kiểm tra một tiết (40- 45 phút).
Hiệu trưởng cần nắm vững được giáo viên đánh giá, kiểm tra học sinh đúng hay chưa, qua việc kiểm tra sổ điểm, chấm vở của học sinh, hoặc hiệu trưởng có thể khảo sát xác suất học sinh trong lớp để đánh giá kết quả học tập của học
sinh, hiệu quả kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh của giáo viên đã đúng, kịp thời chưa?
* Chất lượng học tập của học sinh
Chất lượng học tập của học sinh thể hiện ở việc chuẩn bị bài ở nhà, chất lượng giờ học trên lớp, chất lượng tự học và kết quả học tập của học sinh. Kết quả học tập của học sinh thể hiện qua các đợt kiểm tra định kỳ theo quy định, qua các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, hoặc qua các đợt xét lên lớp, xét học lực, danh hiệu của học sinh đạt được vào cuối năm học.
+ Về việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
Để học sinh tiếp thu bài trên lớp được tốt thì việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh rất quan trọng. Chuẩn bị bài ở nhà gồm có những nội dung sau:
Ôn tập lý thuyết, làm bài tập giáo viên giao cho trên lớp trong ngày, hoặc học và ôn tập những kiến thức có liên quan đến bài học ngày hôm sau. Đặc biệt ở Tiểu học, nhất là môn Tập làm văn ở Lớp 2 và lớp 3 việc chuẩn bị bài ở nhà rất cần thiết. Học sinh phải xem lại lý thuyết của dạng bài tập làm văn đã học, xem lại dàn bài, chọn từ, dùng từ để viết văn, cách viết câu văn đúng ngữ pháp, câu văn có hình ảnh, bố cục đoạn văn gồm mấy phần là những phần nào, mỗi phần gồm có mấy ý, trong đó ý nào là ý trọng tâm, học sinh về nhà có thể lập dàn bài chi tiết của đề văn đó, có thể viết nháp đoạn văn đó, đến ngày mai học sinh lên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em sẽ tiếp thu bài và hoàn thành tốt đoạn văn. Khi các em chuẩn bị tốt bài ở nhà đến lớp các em tiếp thu bài nhanh hơn, các em mạnh dạn trao đổi với các bạn khác trong lớp, hiểu bài nhanh trên lớp, dành được nhiều thời gian cho các môn học khác.
+ Chất lượng giờ học trên lớp
Chất lượng giờ học trên lớp phụ thuộc vào chuẩn bị bài dạy, thể hiện bài dạy của giáo viên và việc chuẩn bị bài, ý thức học tập cũng như phương pháp học tập của học sinh. Khi giáo viên chuẩn bị bài chu đáo, giảng dạy tích cực, nhiệt tình thì mỗi học sinh cần có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài đầy đủ, nghiêm túc, có phương pháp học tập đúng đắn. Giữa thầy và trò cần có sự phối
hợp nhịp nhàng, giáo viên là người hướng dẫn, điều khiển, tổ chức hoạt động học tập của học sinh, học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo tiếp thu bài thì giờ học trên lớp đạt hiệu quả cao.
+ Chất lượng tự học của học sinh
Vấn đề tự học của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng trong học tập. Qua tự học, học sinh ôn lại kiến thức đã học, làm các bài tập có liên quan đến phần kiến thức đã được tiếp thu, đồng thời các em có thể đọc thêm các tài liệu tham khảo, các vấn đề nâng cao kiến thức trong sách giáo khoa, trong tài liệu tham khảo. Để hoạt động tự học của học sinh đạt hiệu quả cao cần có sự hướng dẫn của giáo viên về cách học, cách nghiên cứu tài liệu, thời gian cho tự học hợp lý, học những vấn đề gì, nội dung, kiến thức nào, cần nhất là cách học phương pháp tự học khoa học và hợp lý, đạt hiệu quả cao.
+ Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh
Kết quả học tập của học sinh phản ánh chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. Khi đề kiểm tra đúng chuẩn kiến thức kỹ năng, tiến hành kiểm tra nghiêm túc, chấm bài chính xác, công bằng, khách quan, thu được kết quả tốt thì nó phản ánh giáo viên giảng dạy có hiệu quả, đảm bảo chất lượng, có phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, đồng thời cũng phản ánh được ý thức học tập cũng như phương pháp học tập đúng đắn của học sinh.