nghiệm sau mỗi năm học
37,5 62,5 0 37,8 62,2 0
(Nguồn điều tra từ 24 trường Tiểu học huyện Thuận Thành) Theo kết quả điều tra ở bảng 12 ta thấy:
Nội dung 1: Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phân môn Tập
làm văn. Có 16,7% số Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện nội dung này ở mức tốt. Tức là: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng đã lập kế hoạch cụ thể, chi tiết về: yêu cầu, nội dung, biện pháp, thời gian cho công tác kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập phân môn Tập làm văn của học sinh. Đa số Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện nội dung này ở mức trung bình là: 70,8%. Tỷ lệ số Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng tự đánh giá ở mức chưa tốt là: 12,5%.
Song song với tự đánh giá của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, ý kiến đánh giá của giáo viên tương đối đồng nhất. Có 16,4% số giáo viên đánh giá Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng thực hiện nội dung này ở mức tốt, 71,0% ở mức trung bình, 12,6% ở mức chưa tốt. Một số giáo viên ý kiến: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng cần thống báo kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phân môn Tập làm văn cho giáo viên biết, giúp họ nắm bắt được và thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá.
Nội dung 2: Tổ chức xây dựng chuẩn đánh giá
Chuẩn đánh giá chất lượng học tập phân môn Tập làm văn Lớp 2 và lớp 3 được quy định chung tại cuốn: “Chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn bậc Tiểu học” do Bộ GD&ĐT ban hành. Dựa vào quy định đó Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng xây dựng chuẩn đánh giá kết quả học tập phân môn Tập làm văn cho cập với yêu cầu chung của cả nước ở cấp học Tiểu học và phù hợp với thực tiễn trình độ nhận thức học sinh đơn vị mình.
Ở nội dung này có 14,5% số Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện ở mức tốt; 66,7% số Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng thực hiện ở mức trung bình; 18,8% ở mức chưa tốt.
Ý kiến giáo viên: Có 15,1% số giáo viên đánh giá Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, thực hiện nội dung này ở mức tốt. Tức là: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng đã xây dựng tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập, phổ biến tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập phân môn Tập làm văn để giáo viên nghiên cứu, đóng góp tiêu chuẩn đánh giá có tính khả thi; 66,2% số giáo viên đánh giá Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng thực hiện nội dung này ở mức trung bình, 18,7% ở mức chưa tốt.
Giáo viên ý kiến: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng cần xây dựng chuẩn đánh giá kết quả học tập phân môn Tập làm văn Lớp 2 và lớp 3 bám sát vào chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học, dựa vào các tiêu chí đánh giá theo định hướng đổi mới; động viên, khích lệ, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh.
Nội dung 3: Kết hợp các hình thức kiểm tra khác nhau; có 12,8% số Hiệu
trưởng, phó Hiệu trưởng tự đánh giá quản lý tốt việc kết hợp các hình thức kiểm tra bằng tự luận, trắc nghiệm khách quan, vấn đáp. Số Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện nội dung này ở mức trung bình là 76,8%, mức thực hiện chưa tốt là 10,4%.
Ý kiến giáo viên: Có 13,2% số giáo viên đánh giá Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng thực hiện nội dung này ở mức tốt; 74,9% số giáo viên đánh giá Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng thực hiện ở mức trung bình; 11,9% ở mức chưa tốt. Đa số giáo viên cho rằng: Cần kết hợp các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phân môn Tập làm văn của học sinh Lớp 2 và lớp 3, tránh tình trạng lạm dụng hình thức đánh giá tự luận, không áp dụng các hình thức trắc nghiệm, vấn đáp, ... dẫn tới học sinh học thuộc văn mẫu thầy cô cho chép.
Nội dung 4: Việc đánh giá đúng và phản ánh chất lượng thực của học sinh
sẽ giúp Hiệu trưởng đáng giá chính xác kết quả giảng dạy của giáo viên, vì thế Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng đã quan tâm đến việc quản lý đánh giá kết quả học tập phân môn Tập làm văn của học sinh Lớp 2 và lớp 3. Có 48,0% số Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng quản lý tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phân môn Tập làm văn của học sinh. 43,7% số Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện nội dung này ở mức trung bình, còn 8,3% Hiệu trưởng tự đánh giá ở mức chưa tốt.
Ý kiến giáo viên hầu hết nhất trí với tự đánh giá của Hiệu trưởng, 49,7% số giáo viên đánh giá Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng thực hiện nội dung này ở mức
tốt, 42,8% số giáo viên đánh giá Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng ở mức trung bình, 7,5% ở mức chưa tốt. Ý kiến giáo viên đề xuất cần áp dụng các hình thức kiểm tra việc kiểm tra chấm bài của giáo viên đối với học sinh linh hoạt, phát huy tính tích cực, sự sáng tạo trong học tập, làm bài của học, tránh tình trạng áp dụng hình thức kiểm tra dẫn đến giáo viên dạy tủ, dạy nhồi sọ, dạy theo kiểu: thầy đọc văn mẫu, học sinh chép, học thuộc lòng.
Nội dung 5: Tổng kết, rút kinh nghiệm công tác kiểm tra đánh giá kết quả
học tập phân môn Tập làm văn Lớp 2 và lớp 3 là việc làm cần thiết, thông qua đó Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng nắm được kết quả học tập của học sinh, Hiệu quả giảng dạy của giáo viên, trên cơ sở đó có kế hoạch quản lý, chỉ đạo công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh ở những năm học sau: Có 37,5% số Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện tổng kết, rút kinh nghiệm công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập phân môn Tập làm văn Lớp 2 và lớp 3 hàng năm ở mức tốt; 62,5% số hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện nội dung này ở mức trung bình. Ý kiến giáo viên: Về cơ bản, ý kiến giáo viên thống nhất cao với tự đánh giá của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, 37,8% số giáo viên đánh giá Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng thực hiện nội dung này ở mức tốt, 62,2% ở mức trung bình.
2.4.6. Thực trạng việc quản lý cơ sở vật chất.
Cơ sở vật chất – Thiết bị dạy học là một thành tố quan trọng trong quá trình dạy học, là điều kiện không thể thiếu được nhằm đảm bảo và góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học của mỗi nhà trường. Muốn nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh thì cần phải tăng cường cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học trong nhà trường.
Hàng năm các trường trên địa bàn huyện Thuận Thành nói chung và UBND các xã nói riêng, đều dành riêng một tỷ lệ ngân sách nhất định trong việc đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Trong dịp hè, UBND huyện, UBND xã,
phòng giáo dục thường yêu cầu các trường lập kế hoạch và dự trù kinh phí để tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy trong năm học mới. Tuy nhiên, ngân sách cấp còn hạn hẹp chỉ đủ sửa những hỏng hóc nhỏ, dẫn đến phòng thư viện phòng đồ dùng chưa đạt chuẩn theo quy định, phải dùng chung với các phòng khác, các phòng chức năng còn thiếu, chưa đảm bảo chuẩn theo quy định, nhiều nhà trường còn phải dùng chung với phòng học văn hóa. Mặt khác, đội ngũ cán bộ văn thư, thư viện về cơ bản là đủ, nhưng trình độ nghiệp vụ về thư viện, về thiết bị đồ dùng còn yếu, chưa hiểu rõ cách lắp ráp và sử dụng đồ dùng đó. Ngoài ra, các nhà trường thường giao cho phó Hiệu trưởng chỉ đạo mảng này, Phó Hiệu trưởng đa số là nữ nên hạn chế trong việc phụ trách, kiểm tra nhân viên phụ trách thư viện, thiết bị đồ dùng giảng dạy.
Bảng 13: Thực trạng về công tác quản lý cơ sở vật chất
Công thức tính ( tốt 3 điểm, T.Bình 2 điểm, Chưa tốt 1 điểm)
TT Nội dung khảo sát
Tổng số Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt T.Bình C.Tốt