Hình thức tổ chức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp 2 và lớp 3 ở các trường tiểu học huyện thuận thành tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 100 - 105)

Tác giả trưng cầu ý kiến của 48 cán bộ quản lý của 24 trường Tiểu học trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.

3.4.2. Kết quả thăm dò

Bảng 8 . Phiếu thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề ra.

STT Tên giải pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Khả thi Không khả thi 1

Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3

95,8% 4,2% 0% 100% 0 %

2

Đổi mới quản lý công tác thực hiện nội dung, chương trình dạy học phân môn Tập làm văn

87,5% 12,5% 0% 93,7% 6,7%

3 Đổi mới quản lý hoạt động dạy

học của giáo viên 89,4% 10,6% 0% 100% 0%

4 Đổi mới quản lý hoạt động học

tập của học sinh 91,7% 8,3% 0% 100% 0%

5

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học phân môn Tập làm văn

84,2% 15,8% 0% 100% 0%

6 Tăng cường Quản lý cơ sở vật

* Về tính cần thiết của giải pháp

100% Hiệu trưởng được hỏi đều trả lời cần thiết, và rất cần thiết. Trong đó giải pháp: “Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3” nhận được kết quả rất cần thiết cao đó là : 95,8 %. Trên cơ sở Hiệu trưởng và giáo viên nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3, từ đó Hiệu trưởng, giáo viên mới ý thức được mình cần làm gì, làm như thế nào để đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy nói chung, công tác nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 nói riêng.

Giải pháp: “Tăng cường quản lý hoạt động học tập của học sinh” cũng nhận được kết quả rất cần thiết là 91,7%. Trong dạy học lấy người học là trung tâm, đổi mới phương pháp dạy học là dạy học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập. Do vậy, công tác tăng cường quản lý hoạt động học sinh rất cần thiết và quan trọng. Bởi hoạt động học tập của học sinh là hoạt động chủ đạo để hình thành nhân cách, chiếm lĩnh tri thức mới của loài người và nhân loại, từ đó nâng cao chất lượng dạy học nói chung, chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 nói riêng.

Trong 6 nhóm giải pháp mà tác giả đưa ra không có Hiệu trưởng nào trả lời là không cần thiết.

Như vậy tính cần thiết của các giải pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học là cần thiết.

* Về tính khả thi của giải pháp

Xét về tính khả thi của đề tài đa số ý kiến cho rằng: Một số các giải pháp đề ra trong đề tài là có tính khả thi. Trong đó, các giải pháp: nâng cao nhận thức cho giáo viên về tính cần thiết và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3; tăng cường quản lý hoạt động dạy học của giáo viên; tăng cường quản lý hoạt động học tập của học sinh tính khả thi cao 100%. Bởi đây là những giải pháp cơ bản, trọng tâm trong quản lý nhà trường của Hiệu trưởng, những giải pháp này Hiệu trưởng thường xuyên thực hiện và thực hiện nhiều năng nên đã rút ra được những kinh nghiệm trong

Tuy nhiên giải pháp: quản lý việc trang bị sử dụng cơ sở vật chất thiết bị dạy học, đẩy mạnh công tác xã hô ̣i hoá giáo dục vẫn còn 16,7% và 14,6 % chưa khả thi. Bởi đội ngũ Hiệu trưởng, nhân viên văn phòng trong nhà trường còn yếu trong công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Mặt khác, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cơ bản là làm nông nghiệp, một số xã còn thuộc xã nghèo, kinh tế chưa phát triển, dân trí thấp nên xây dựng cơ sở vật chất trường học, xã hội hóa giáo dục còn gặp nhiều khó khăn.

Trong quá trình thực hiện các giải pháp này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các nhà trường và sự phối hợp của các cấp lãnh đạo.

Qua phân tích ở trên ta thấy một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập Làm văn lớp 2 và lớp 3 được đề xuất trong đề tài rất cần thiết và phù hợp với việc quản lý của Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.1. Quản lý chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 ởcác trường Tiểu học là một nội dung cụ thể của quản lý chất lượng dạy học, chất các trường Tiểu học là một nội dung cụ thể của quản lý chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục của nhà trường.

Kết quả nghiên cứu của Luận văn cho thấy việc quản lý chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 ở các trường Tiểu học huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3.

1.2. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng về quản lý chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 ở các trường Tiểu học huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh tác giả đã đề ra một số giải pháp quản lý được thể hiện ở 5 giải pháp quản lý chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn, nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục như sau: Giải pháp: Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2, lớp 3. Giải pháp: Đổi mới quản lý công tác thực hiện nội dung, chương trình dạy học phân môn Tập làm văn

Giải pháp: Đổi mới quản lý hoạt động dạy học của giáo viên Giải pháp: Đổi mới quản lý hoạt động học tập của học sinh Giải pháp: Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Giải pháp: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phân môn Tập làm văn.

1.3. Trong quá trình quản lý chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 nâng cao nhận thức cho Cán bộ quản lý và giáo viên về tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3. Bởi có nhận thức đúng mới hành động đúng, hành động đúng tạo ra hiệu quả lao động cao.

1.4. Trong quá trình quản lý chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 cần tổ chức cho giáo viên học tập nội dung dạy học môn học với những nội dung cụ thể. Đặc biệt cần chú ý đến những nội dung mới và khó trong chương trình môn học.

giáo viên hiểu rõ về chủ trương, định hướng đổi mới phương pháp dạy học; bản chất, mục tiêu, yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đổi mới phương pháp học, cần chú trọng đến phương pháp dạy học “Tích cực hóa hoạt động của người học”.

1.5. Các kết quả nghiên cứu cho thấy cần tăng cường quản lý công tác: Đổi mới quản lý hoạt động dạy học của giáo viên, đổi mới quản lý hoạt động học tập của học sinh, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học, bao gồm kiểm tra đánh giá kết quả dạy của giáo viên, kết quả học của học sinh, đổi mới cách đánh giá. Đánh giá trên cơ sở nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tâp, phát huy được ý thức tự học, niềm tin, say mê, phấn đấu vươn lên trong công tác giảng dạy của giáo viên.

1.6. Trong quản lý chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 người quản lý cần chú ý đến việc tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy trong nhà trường.

Cần quan tâm đến vấn đề nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đội ngũ nhà giáo, đây là động lực cơ bản giúp nâng cao chất lượng dạy học.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

Cần có phương pháp đánh giá học sinh nhằm phát huy tính cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập.

Tăng cường tập huấn cho đội ngũ giáo viên trong công tác đổi mới phương pháp dạy học.

Cần xây dựng lộ trình chế độ tiền lương phù hợp, đáp ứng được cuộc sống trong nền kinh tế thị trường hiện nay cho đội ngũ nhà giáo, nhà quản lý giáo dục.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT

Cần triển khai đầy đủ các chủ trương, đường lối của Bộ GD&ĐT về đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học ở Tiểu học.

Cần đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy của giáo viên, chất lượng học của học sinh, có kế hoạch thành lập các ngân hàng đề, hệ

thống đề bài mở, để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, nhằm hạn chế tình trạng dạy đọc – chép trong phân môn Tập làm văn.

2.3. Đối với các trường tiểu học

Hiệu trưởng cần nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông thể hiện ở chương trình, sách giáo khoa, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục. Tự bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng yêu cầu đổi mới, cần tích cực học tập và áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường.

Hiệu trường cần xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí trong trường học, thực hiện tốt quy chế dân chủ, xây dựng kế hoạch chỉ đạo nhiệm vụ năm học đảm bảo tính khả thi và hiệu quả cao.

Cán bộ quản lý trong nhà trường phải đi đầu trong việc trau dồi phẩm chất đạo đức nhà giáo, nâng cao nghiệp vụ quản lý trường học, nghiệp vụ chuyên môn, đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp kiểm tra, đánh giá giáo viên, học sinh.

Tạo ra được phong trào tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh, phong trào tự học, tự bồi dưỡng, tích cực, đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo dục của giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp 2 và lớp 3 ở các trường tiểu học huyện thuận thành tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w