4 Quản lý báo bài của
2.4.2. Thực trạng quản lý việc hoạt động dạy học phân môn Tập làm văn trên lớp của giáo viên
làm văn trên lớp của giáo viên
Trong những năm qua các trường đã chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo. Thực hiện các chức năng quản lý như kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
Việc xây dựng kế hoạch dạy phân môn Tâp làm văn: Căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương và của ngành giáo dục, ban giám hiệu các nhà trường đã đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể và lập kế hoạch chung cho nhà trường, trong đó có kế hoạch chỉ đạo dạy phân môn Tập làm văn. Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch hoạt động của tổ và hướng dẫn
giáo viên lập kế hoạch riêng cho từng môn, kế hoạch chủ nhiệm, từ đó xây dựng kế hoạch chung của chuyên môn, nhà trường. Kế hoạch dự giờ thăm lớp được duy trì đều đặn. Việc sinh hoạt nề nếp chuyên môn. Chỉ đạo thực hiện đúng quy chế chuyên môn như (soạn bài, hồ sơ chuyên môn, kế hoạch bộ môn, phân phối chương trình, …). Có kế hoạch chi tiết của nhà trường, tổ chuyên môn, cá nhân theo từng tuần, tháng, học kì. Các kế hoạch hoạt động trong nhà trường đều được bàn bạc công khai, dân chủ trong hội nghị cán bộ công chức được tổ chức vào đầu năm học và được thông báo cụ thể trong hội đồng nhà trường.
Tổ chức dạy phân môn Tập làm văn: Việc tổ chức, phân công giáo viên giảng dạy trong nhà trường phải quan tâm đến các đối tượng có hoàn cảnh cụ thể như (giáo viên cao tuổi, nữ giáo viên có con nhỏ, giáo viên có năng lực, sở trường về một môn học nào đó, …). Phân công tổ trưởng, thư kí hội đồng phải căn cứ vào năng lực chuyên môn, uy tín, phẩm chất đạo đức của giáo viên để đảm bảo tính hợp lý, khách quan, phát huy tối đa năng lực của giáo viên.
Chỉ đạo dạy phân môn Tập làm văn: Căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường, cơ cấu tổ chức sắp xếp. Hiệu trưởng nhà trường phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên, yêu cầu các thành viên trong nhà trường thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ đã được phân công.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn, xây dựng các các kế hoạch hoạt động của tổ trên cơ sở kế hoạch hoạt động của nhà trường, thực hiện kế hoạch của nhà trường theo từng mảng công việc được phân công, theo dõi việc thực hiện nề nếp chuyên môn của thành viên bằng lịch báo giảng, thời khoá biểu, có kế hoạch dự giờ theo kế hoạch của tổ và nhà trường để nắm bắt được năng lực của từng giáo viên trong hoạt động dạy học phân môn Tập làm văn.
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, trong đó chỉ tiêu phấn đấu phù hợp với khả năng, điều kiện cụ thể của lớp, của cá nhân, xác định những nhiệm
vụ cụ thể về chất lượng học tập phân môn Tập làm văn, rèn luyện đạo đức và các mặt hoạt động khác của lớp, phải được chi tiết hoá bằng những chỉ tiêu phấn đấu cụ thể. Trong kế hoạch chủ nhiệm phải có những những biện pháp giáo dục cụ thể để đạt được những chỉ tiêu đề ra. Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm trước nhà trường và ban giám hiệu về chất lượng học sinh lớp mình, phải phối hợp với phụ huynh học sinh và các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường trong việc quản lý học sinh lớp mình phụ trách nhằm đạt dược hiệu quả cao trong giảng dạy và giáo dục.
Kiểm tra đánh giá: Hiệu trưởng lập kế hoạch kiểm tra hàng tuần, hàng tháng, học kì, cuối năm và quá trình thực hiện kế hoạch cá nhân, tổ chuyên môn và nhà trường trong công tác giảng dạy phân môn Tập làm văn. Công tác kiểm tra được thực hiện định kì, thường xuyên, đột xuất, trong kiểm tra có nội dung kiểm tra, tiêu chuẩn đánh giá cụ thể. Hiệu trưởng thành lập ban kiểm tra gồm các thành viên : Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, thanh tra nhân dân, và một số giáo viên giỏi. Tổ chức kiểm tra chéo giữa các tổ chuyên môn, kiểm tra chế độ kiểm tra, cho điểm và đánh giá học sinh theo thông tư 32 của Bộ GD&ĐT, đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học.
Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên giỏi kiểm tra về quản lý hoạt động dạy học. Kết quả kiểm tra đảm bảo tính chính xác, khách quan nâng cao được ý thúc trách nhiệm của giáo viên trong giảng dạy, tăng cường việc thực hiện nề nếp dạy học ở mỗi giáo viên, đồng thời kích thích giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Mặc dù cán bộ quản lý có cố gắng trong công tác chỉ đạo chất lượng dạy học của giáo viên, song bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như : Phương pháp chỉ đạo chất lượng dạy học còn chưa thiết thực, chưa đi sâu vào chất lượng, một số giáo viên không khả năng dạy học phân môn Tập làm văn còn nhiều hạn chế. Giáo viên còn dạy văn theo kiểu đọc chép văn mẫu nhiều, dạy theo cách thi thế nào dạy thế ấy, không phát huy được sự sáng tạo, tích cực chủ động của học sinh, một bộ phận giáo viên được đào tạo bởi nhiều nguồn khác nhau do đó chất
lượng đội ngũ không đồng đều ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giảng dạy phân môn Tập làm văn.