3.2.1.1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ giáo viên.
Nhận thức là cơ sở để hành động, do đó cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về giáo dục tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức. Trong gia đoạn hiện nay, công tác này càng được quan tâm, chú trọng hơn. Làm cho mọi thành viên trong nhà trường nhận thấy rằng: nâng cao nhận thức về tư tưởng, chính trị trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp là cần thiết, cần làm thường xuyên.
Đội ngũ giáo viên phải thấm nhuần quan điểm đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là nhận thức tầm quan trọng của việc phát triển GD&ĐT, từ đó thấy rõ sự cần thiết phải nâng cao chất lượng và hiệu quả GD&ĐT trong nhà trường.
Mỗi giáo viên phải có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực, yêu nghề nghiệp, luôn thương yêu gần gũi học sinh, hiểu và thông cảm với điều kiện học tập và sinh hoạt đối với học sinh.
Giáo viên xác định rõ yêu cầu đối với mọi người, từ đó chỉ đạo mọi hoạt động của bản thân trong công tác giáo dục học sinh.
Với mục tiêu nêu trên, Hiệu trưởng cần: Tổ chức các đợt học tập chính thường xuyên tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà Nước để giáo viên tiếp cận một cách nhanh nhất. Đây là biện pháp cần thiết nhằm tạo ra sự thống nhất trong nhận thức và hành động.
Biện pháp để nâng cao nhận thức, trước hết được hệ thống bằng chủ trương, nghị quyết của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, Hội nghị cán bộ công chức và được cụ thể hoá trong từng năm học, từng học kỳ.
Trong những ngày lễ lớn trong năm, đặc biệt là ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp, nhằm tôn vinh nghề dạy học, tôn vinh nhà giáo. Qua đó nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Tổ chức các loại hình sinh hoạt tập thể trong nội bộ trường và các trường trong huyện, tạo điều kiện cho giáo viên giao lưu tăng thêm hiểu biết về quan hệ xã hội.
Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn nhà trường phối hợp với Đảng ủy cấp trên thường xuyên bố trí thời gian tổ chức các lớp học chính trị, tuyên truyền, phổ biến nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà Nước đến đội ngũ giáo viên, tu dưỡng phẩm chất đạo đức nhà giáo là một giải pháp cần thiết nhằm xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên có tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 nói riêng.
Các phòng ban chức năng theo sự phân công có trách nhiệm phổ biến kịp thời chế độ chính sách của nhà Nước tới tất cả độ ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường.
Nhằm đảm bảo mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục, của nhà trường, của môn học, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nâng cao nhận thức của giáo viên.
3.2.1.2. Tăng cường quản lý việc bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ giáo viên.
Bồi dưỡng là công tác quan trọng có ý nghĩa nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng nhằm bổ sung cập nhật, đào tạo tiếp tục và đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng soạn bài theo hướng thiết kế hệ thống các câu hỏi, hệ thống các kỹ năng thao tác thực hành cho học sinh hoạt động phù hợp với đặc điểm của từng môn học.
Bồi dưỡng kỹ năng dạy học trên lớp, kỹ năng hướng dẫn học sinh hoạt động, kỹ năng tạo tình huống có vấn đề, kỹ năng thực hành thí nghiệm, kỹ năng ra đề kiểm tra theo kiểu trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận.
Bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng chung mang tính công cụ như kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học, kỹ năng sử dụng máy vi tính, kỹ năng khai thác thông tin trên mạng Internet, kỹ năng đọc sách cập nhật kiến thức mới, nghiên cứu tài tiệu tham khảo ...
Để góp phần bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên Tiểu học, Hiệu trưởng phải bố trí, sắp xếp thời gian cho giáo viên tham gia các lớp học vi tính, sách báo, ngoại ngữ, sách, báo chí, mạng Internet, bồi dưỡng thường xuyên, tập
định hướng những vấn đề nghiên cứu một cách thiết thực. Tổ các lớp bồi dưỡng tại trường cho giáo viên bằng cách mời các chuyên gia, chuyên viên giỏi về trường báo cáo các chuyên đề, các báo cáo điển hình của giáo viên giỏi đã thành công trong dạy phân môn Tập làm văn. Hướng dẫn chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên đề, dự giờ, tổ chức phong trào thi đua dạy tốt, học tốt để mọi người tham gia hưởng ứng. Hiệu trưởng phải có kế hoạch khuyến khích, cử giáo viên đi học nâng cao trình độ đào tạo trên chuẩn (đại học, thạc sĩ) ở trường Đại học Sư phạm trong nước.
Bồi dưỡng để giáo viên có tay nghề một cách thiết thực là giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung chương trình bậc học, môn học, trình độ nhận thức của học sinh. Nhiệm vụ này được rút ra từ quản lý của Hiệu trưởng các nhà trường là phải đi theo chuyên đề thiết thực thì mới đồng bộ, tránh đốt cháy giai đoạn hoặc nóng vội dẫn đến lệch hướng hoặc đổi mới hình thức.
3.2.2. Đổi mới quản lý công tác thực hiện nội dung, chương trình dạy họcmôn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3
a. Mục tiêu giải pháp
Giúp giáo viên nắm được nội dung, chương trình môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3. Trên cơ sở giáo viên nắm được nội dung, chương trình môn Tập làm văn sẽ giúp họ có cách nhìn toàn diện, đầy đủ về nội dung, chương trình mà mình sẽ thực hiện để từ đó họ xác định cho mình phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung, chương trình từng khối lớp, từng bài học, từng lớp học cụ thể nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác giảng dạy của mình.