để huy động tòan dân tham gia xây dựng cơ sở vật chất trường học
48 24 21 3 2,44 5
Qua bảng tổng hợp 14 về quản lý CSVC - TBDH của 48 Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng ở 24 trường Tiểu học trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cho chúng ta thấy thực trạng là Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng đã chú ý quan tâm đến xây dựng nội quy sử dụng CSVC - TBDH ( Điểm TB 2,63 xếp thư 1) trong đó chưa chú ý đến việc tăng cường tổ chức, chỉ đạo xây dựng nề nếp các hoạt động khai thác và sử dụng có hiệu quả ( điểm 2,27 xếp thứ 6)
Hiệu trưởng cần phải tìm giải pháp để phối hợp đồng bộ, tăng cường CSVC, đổi mới và tăng thêm trang thiết bị dạy học phục vụ công tác dạy học và hiện đại hóa trong nhà trường, chuẩn hóa các đội ngũ giáo viên, tăng cường hoạt động của chủ thể học sinh, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục từ đó nâng cao chất lượng
2.4.7. Thực trạng công tác quản lý nâng cao nhận thức, trình độ chuyênmôn đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng môn đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng
Để đổi mới chương trình giáo dục phổ thông có hiệu quả người thực thi chương trình mới là giáo viên. Từ đó, đặt ra cho mỗi giáo viên vừa phải tiếp thu chương trình, vừa phải không ngừng học tập để nâng cao chuyên môn. Bởi vì trình độ, năng lực, trách nhiệm nghề nghiệp của giáo viên quyết định đến chất dạy và học.
Kết quả thăm dò ý kiến của 48 đồng chí quản lý của 24 trường Tiểu học trong huyện cho thấy:
Bảng 14: Nhận thức của Hiệu trường về công tác bồi dưỡng giáo viên
TT Nội dung Nhận thức của Hiệu trưởng
trọng (%) trọng quan trọng (%)
1 Bồi dưỡng phương pháp dạy học 97,9 2,1 0
2 Dự giờ, sinh hoạt khối, tổ chuyên môn 95,8 4,2 0
3 Tự học tự bồi dưỡng 85,4 14,6 0
4 Bồi dưỡng ngắn hạn trong hè 81,3 16,6 2,1
5 Bồi dưỡng theo chuyên đề 75,0 22,9 2,1
6 Bồi dưỡng các năng lực sư phạm 72,9 27,1 0
7 Sinh hoạt chuyên môn cụm trường 68,8 24,9 6,3
8 Đào tạo dài hạn 52,1 39,6 8,3
Để có nhận thức trên, bản thân hiệu trưởng cũng đã có nhiều trăn trở trong việc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên nhằm dáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.Việc đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết, gắn với nội dung này là tổ chức dự giờ thăm lớp giáo viên trong việc sinh hoạt chuyên môn tại trường. Tỷ lệ đánh giá bồi dưỡng theo chuyên và đào tạo dài hạn còn thấp, bởi nội dung các chuyên đề còn hạn chế chưa thực sự thiết thực nhiều đến giáo viên. Chất lượng đào tạo tại chức, từ xa hiện nay chưa cao, việc sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường chưa thực sự có chất lượng.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý dạy học phân môn Tập làmvăn lớp 2 và lớp 3 ở các trường Tiểu học huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc văn lớp 2 và lớp 3 ở các trường Tiểu học huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Qua khảo sát điều tra và phân tích thông tin các dữ liệu ở 24 trường Tiểu học huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong công tác quản lý hoạt động dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 tác giải rút ra một số điểm nổi bật sau
Ưu điểm:
Các nội dung quản lý chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 đã được các nhà trường cơ bản tiến hành đồng bộ đúng quy định, nhiều đơn vị có tính năng động, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn của nhà trường nhất là những Hiệu trưởng nam giới có trình độ, có kinh nghiệm được cấp trên đánh giá đúng mức.
Đa số Hiệu trưởng đã chú ý tới xây dựng và quản lý theo kế hoạch, chú trọng bồi dưỡng giáo viên theo phương pháp tự học, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực nên chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 đã ngày được nâng cao.
Hầu hết các đồng chí Hiệu trưởng đã nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 trong trường Tiểu học, việc học sinh học tốt môn Tập làm văn sẽ giúp các em học tốt các môn học khác.
Các cán bộ quản lý đã nhận thức rõ dạy văn là dạy người, từ đó giúp các em có cái nhìn đúng đắn về thế giới xung quanh, giúp các em giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong thực tiễn một cách hợp lý, đồng thời xử sự đúng đắn với mọi người xung quanh.
Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng đã quan tâm đến mục tiêu môn học, làm cho học sinh đạt được các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ với môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3; quan tâm đến quản lý, chỉ đạo nhà trường thực hiện tốt mục tiêu, nội dung, chương trình môn học, việc đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3.
Các Hiệu trưởng đã có kế hoạch chỉ đạo tốt hoạt động dạy học phân môn Tập làm văn của giáo viên ở đơn vị mình, xây dựng và chỉ đạo tốt hoạt động học tập, rèn luyện phân môn Tập làm văn của học sinh. Đây là nội dung quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn này.
Hiệu trưởng quản lý tốt công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn, đó là: Chất lượng dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh trong phân môn Tập làm văn.
Các Hiệu trưởng đã chú ý đến công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên.
Đa số hiệu trưởng đã quan tâm và có kế hoạch chỉ đạo, thực hiện quản lý và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nhằm hỗ trợ việc nâng cao chất
lượng dạy học nói chung chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 nói riêng.
Tồn tại: Qua khảo sát thực trạng quản lý chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 tuy đã đạt được những thành công đáng kể về chất lượng dạy của giáo viên, chất lượng học của học sinh nhưng vẫn còn những hạn chế, mang tính cấp bách cần được giải quyết, đó là: Quản lý hoạt động dạy trong đó đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học phân môn Tập làm văn còn yếu, chưa thường xuyên xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch hiệu quả chưa cao. Tổ chức dự giờ, đánh giá tiết dạy phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 còn mang tính hình thức, số tiết Tập làm văn được dự giờ, đánh giá, xếp loại ít. Công tác quản lý hoạt động học phân môn Tập làm văn, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học, học tập phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên trong giảng dạy. Tính sáng tạo trong học văn, làm văn của học sinh còn nhiều hạn chế. Hiện tượng dạy nhồi sọ, dạy theo kiểu thầy đọc văn mẫu học trò chép còn khá phổ biến.
Nguyên nhân dẫn đến hạn chế nêu trên do Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng chỉ đạo các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cấp tổ còn hình thức, chưa phát huy được tính tự học, tích cực nghiên cứu, học hỏi, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học của đội ngũ giáo viên.
Do cách ra đề kiểm tra chất lượng phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 chủ yếu là tự luận, đề kiểm tra còn bị bó hẹp, hệ thống đề mở ít chưa phát huy được sự sáng tạo của học sinh.
Giáo viên hầu hết quen với cách dạy truyền thống (giảng giải, thuyết trình một chiều) nên nhiều giáo viên rất khó khăn trong đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Mặt khác, bệnh thành tích trong nhà trường, trong giáo viên chưa được khắc phục một cách triệt để, còn chạy đua với thành tích dẫn đến tình trạng dạy nhồi sọ hay: Thầy đọc văn mẫu, trò chép và học thuộc lòng.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong nhà trường chưa đồng bộ, phòng học còn thiếu chưa đạt chuẩn, phòng chức năng thiếu và yếu, phải học chung với các phòng khác, máy chiếu đa năng, máy tính thiếu, giáo viên còn lúng túng khi sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nên đổi mới phương pháp còn diễn ra chậm, hiệu quả thấp.
Do nền kinh tế thị trường ảnh hưởng, tác động đến tâm lý, đời sống vật chất, tình thần của đội ngũ quản lý, giáo viên làm hạn chế sự nhiệt tình, say mê, tính tự học của độ ngũ quản lý, giáo viên.
Vì vậy việc đề ra một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn ở lớp 2 và lớp 3 là hết sức cần thiết, phù hợp với thực tiễn dạy học, công tác quản lý giáo dục hiện nay ở các trường Tiểu học huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌCPHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 2 VÀ LỚP 3 Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 2 VÀ LỚP 3 Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU
HỌC HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH3.1. Mô ̣t số nguyên tắc đề xuất giải pháp 3.1. Mô ̣t số nguyên tắc đề xuất giải pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp nêu ra phải hướng vào nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 ở trường Tiểu học của Hiệu trưởng, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Các giải pháp đưa ra phải đạt hiệu quả cao trong quá trình quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn hiện nay, những chủ trương về đổi mới giáo dục, đổi mới quản lý để đề ra các giải pháp quản lý nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, yếu
kém, bất cập trong quản lý hiện nay của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các giải pháp nêu ra phải phù hợp với thực tế giáo dục hiện nay ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Bên cạnh đó, giải pháp đưa ra phải được đa số Hiệu trưởng trong huyện vận dụng hiệu quả vào việc quản lý nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 ở Tiểu học.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đề xuất phải tác động lên toàn bộ công tác quản lý của Hiệu trưởng, đồng thời phải tác động lên cả một hệ thống chính sách cũng như những điều kiện đảm bảo cho quản lý chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 của Hiệu trưởng.
3.2. Một số giải pháp dề xuất
Từ những những cơ sở lý luận và thực trạng về hoạt động quản lý chất lượng phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 ở các trường Tiểu học huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, dựa trên các nguyên tắc trong việc đề xuất các các giải pháp đã nêu, tác giả đưa ra hệ thống các giải pháp quản lý chủ yếu của Hiệu trưởng của các trường Tiểu học huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong công tác quản lý chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 như sau:
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tính cấp thiết và tầm quan trọngcủa việc nâng cao quản lý chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và của việc nâng cao quản lý chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 và lớp 3