học, có sáng kiến cải tiến trong sử dụng đồ dùng
75 47,2 47 29,6 37 23,2
Với bảng thống kê 10 ta thấy trong khâu soạn bài trước khi lên lớp giáo viên mới chú trọng đến soạn cho đúng phân phối chương trình, xác định được mục tiêu bài dạy. Giáo viên còn chưa chú trọng đến các phương tiện dạy học và lựa chọn đúng phương pháp theo yêu cầu đổi mới, phù hợp với đặc trưng bài học, yêu cầu kiến thức, kĩ năng đối với từng đối tượng học sinh, cơ bản giáo viên vận dụng phương pháp truyền thống chưa áp dụng mạnh dạn phương pháp phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Nội dung chuẩn bị chu đáo các phương tiện dạy học, có sáng kiến cải tiến trong sử dụng đồ dùng còn tới 23,2% số giáo viên được khảo sát làm chưa tốt.
Nguyên nhân chủ yếu của nội dung còn hạn chế do một số bộ phận soạn bài còn mang tính đối phó, chưa chú trọng đến thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới phương pháp. Đặc biệt công tác chuẩn bị đồ dùng trong giảng dạy lại yếu bởi để có đồ dùng tốt, sử dụng đồ dùng có hiệu quả rất mất thời gian và công
sức của giáo viên, trong khi đó cán bộ phụ trách thư viện, đồ dùng còn kiêm nhiệm, chuyên môn hạn chế nên ảnh hưởng đến cách sử dụng đồ dụng hiệu quả.
2.4.5. Thực trạng về quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học phânmôn Tập làm văn ở Tiểu học môn Tập làm văn ở Tiểu học
Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học phân môn Tập làm văn ở Tiểu học bao gồm: Quản lý việc kiểm tra, đánh giá tiết dạy phân môn Tập làm văn của giáo viên trên lớp, quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phân môn Tập làm văn của học sinh.
2.4.5.1. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá tiết dạy phân môn Tập làm văn trên lớp của giáo viên
Bảng 11: Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá tiết dạy phân môn Tập làm văn trên lớp của giáo viên.
TT Nội dung khảo sát Hiệu trưởng tự đánh giá Ý kiến của giáo viên
Tốt % T.Bình % Chưa tốt % Tốt % T.Bình % Chưa tốt % 1 Tổ chức cho giáo viên học tập tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy
58,3 41,7 0 51,6 48,4 0