Trong hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng văn hoá vật chất trong dạy học khoá trình lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX (lịch sử lớp 10 nâng cao) (Trang 75 - 81)

Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học ở trờng phổ thông. Bài nội khóa sẽ càng có tác dụng khi đợc hỗ trợ bằng các hoạt động ngoại khóa. Công tác ngoại khóa đợc tiến hành ngoài giờ trên lớp, nhng chủ đề và nội dung của hoạt động này phải sát với nội dung học chính khóa. Hoạt động ngoại khóa phải đạt đợc mục đích giáo dỡng, giáo dục, phát triển nh ở bài nội khóa nhng đợc thực hiện trên cơ sở và phơng tiện khác. Nhiệm vụ hoạt động ngoại khóa mang tính tổng hợp, làm sâu sắc và phong phú kiến thức của học sinh về các mặt khác của cuộc sống xã hội, góp phần gây hứng thú trong học tập lịch sử. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng hoạt động ngoại khóa có hai đặc điểm nổi bật “Tính tự nguyện và sự phát triển nhận thức tích cực độc lập, năng khiếu của học sinh trong nhận thức lịch sử” [14, 257]. Hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử có u thế hơn so với nội khóa ở chỗ đối với giờ nội khóa thì học sinh bị gò bó trong khôn khổ 45 phút, phải tiến hành trên cơ sở một tài liệu – SGK và giáo viên chỉ đủ thời gian cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản. Còn hoạt động ngoại khóa điều dễ nhận thấy nó thu hút sự hứng thú học tập của học sinh. Bởi các em có điều kiện tìm hiểu thêm nhiều kiến thức lịch sử, những hiện vật, di vật lịch sử mà lâu nay mới chỉ đợc đọc nghe qua sách vở cha tận mắt chứng kiến, giúp cho học sinh củng cố thêm những kiến thức đã đợc học trong giờ nội khoá.

Trong việc dạy học những vấn đề văn hoá, yêu cầu lựa chọn, tổ chức và tiến hành các hình thức hoạt động ngoại khoá đợc đặt ra một cách cấp thiết. Bởi vì, tính phức tạp, đa dạng, nhiều mặt của các nội dung văn hoá đòi hỏi phải có các hình thức ngoại khoá hỗ trợ cho bài nội khoá lịch sử.

Trong các buổi hoạt động ngoại khoá này giáo viên có thể cung cấp cho học sinh nhiều biểu tợng lịch sử nói chung, biểu tợng văn hoá vật chất nói riêng mà trong giờ nội khoá không đủ thời gian giới thiệu.

Hình thức ngoại khoá trong dạy học lịch sử rất phong phú, có nhiều hình thức tổ chức khác nhau, tuỳ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học, ở trình

độ học sinh, thời gian tiến hành và điều kiện thực tế, kinh phí của từng trờng mà giáo viên có thể tổ chức một số hoạt động ngoại khoá sau đây

Thứ nhất: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, trao đổi, thảo luận và nghe báo cáo về chuyên đề văn hoá, lịch sử. Đây là hình thức ngoại khoá hỗ trợ quan trọng và có nhiều tác dụng, nhất là giúp học sinh củng cố và mở rộng kiến thức đã học, giúp học sinh có thói quen suy nghĩ độc lập, cách diễn đạt, lập luận... Có thể tổ chức trao đổi, thảo luận hoặc nghe báo cáo về các vấn đề văn hoá theo nhiều cách, nhiều mức độ khác nhau:

- Tổ chức thảo luận, trao đổi, nghe báo cáo theo tổ, nhóm, lớp hoặc khối lớp.

- Tiến hành sau khi học xong một bài, chơng đề cập tới nhiều thành tựu văn hoá.

Ví nh, sau khi học xong bài 40 “Đời sống văn hoá - t tởng nửa đầu thể kỷ XIX”, giáo viên có thể tổ chức một buổi học ngoại khoá hớng dẫn học sinh tìm hiểu thêm một số công trình kiến trúc thời Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

- Tạo biểu tợng “Ngọ Môn Huế”

Ngọ Môn là cửa chính của Hoàng thành, đợc xây năm 1833 dới thời vua Minh Mạng, với chiều dài 57,95 m, rộng 27,5 m, cao 14,8 m, gồm hai phần chính. Phần dới nền đợc lát bằng đá ghép, có 5 cửa. Cửa chính giữa chỉ dành cho vua đi; hai cửa liền kề là tả, hữu giáp môn dành cho các quan. Hai cửa ngoài cùng là tả, hữu dịch môn dành cho lính hầu và đoàn tuỳ tùng. Các cửa đợc xây dựng bằng gạch nung già đỏ au cùng với những tảng đá xanh vuông vắn đ- ợc lặp ghép thành những đờng diềm chạy viền quanh cổng và diềm chân làm tăng thêm vẻ đẹp cho công trình. Phần trên là lầu Ngũ Phụng, gồm hai tầng bằng gỗ sơn son thiếp vàng, có 100 cột lớn nhỏ. Kiến trúc theo lối liên kết chín bộ mái riêng biệt, to nhỏ, cao thấp khác nhau, đặt trên một nền đài bằng đá hình chu U đồ sộ, tạo nên vẻ nhấp nhô của hình khối trong không gian nh hình chim

phụng xoè cánh bay. Từ xa nhìn lên nóc Ngọ Môn với những đầu đao cong vút, uyển chuyển, gợi cho ta cảm giác nh những con thuyền đang san sát ra khơi. Các nghệ nhân đã dùng ngói tráng men xanh có in hình hoa văn ở diềm mái. Những hình trang trí nh dơi ngậm tiền, bớm và rồng cách điệu, đợc ghép bằng những mảnh sành sứ. Trong khi ghép các nghệ nhân đã mài, dũa, chọn lọc màu sắc sao cho vừa khớp lại vừa hoà nhập vào toàn bộ khung cảnh, càng làm tăng thêm vẻ đẹp độc đáo của Ngọ Môn. Chính vì thế, Ngọ Môn đợc coi là một kiệt tác nghệ thuật, xứng đáng là biểu tợng của kinh đô Huế. Đây là di tích nổi tiếng trong quần thể di tích cố đô Huế, đợc Unesco công nhận là di sản văn hoá thế giới.

- Tạo biểu tợng “Văn Miếu Quốc Tử Giám ”

Văn Miếu Quốc Tử Giám chiếm một khu đất khá rộng, dài 350 m, rộng từ 60 – 70 m, bao bọc bởi 4 phố: phía Bắc phố Nguyễn Thái Học, phía Nam phố Quốc Tử Giám, phía Đông phố Văn Miếu và phía Tây là phố Tôn Đức Thắng thuộc quận Đống Đa - Hà Nội. Năm 1070 Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu để thờ Chu Công, Khổng Tử, Tứ Phối. Năm 1076 vua Lý Nhân Tông cho xây Quốc Tử Giám.

Năm 1802 Gia Long thứ nhất ấn định đây là Văn Miếu Hà Nội, cho xây Khuê Văn Các và đổi nhà thái học làm nơi thờ cha mẹ Khổng Tử. Phía trớc Văn Miếu có hồ lớn gọi là Văn Hồ, xa gọi là Thái Hồ, dần bị lấn hẹp lại. Giữa hồ có gò Kim Châu, có lầu ngắm cảnh. Phía ngoài cổng chính của Văn Miếu có 4 cột cổng, xung quanh tờng bằng gạch mộc. Cổng Văn Miếu xây theo kiểu Tam Quan. Trên cổng có 3 chữ Hán: Văn Miếu Môn

Khu Văn Miếu chia làm 5 khu vực, mỗi khu vực có tờng ngăn và cổng đi lại.

Khu đầu tiên từ Văn Miếu Môn đến Đại Trung Môn. Bên phải Đại Trung Môn là Thành Đức Môn, bên trái là Đại Tài Môn. Khu thứ 2: từ Đại Trung Môn đến Khuê Văn Các. Gác Khuê Văn là một góc nhỏ có 8 mái, bốn phía cửa tròn,

xung quanh có câu đối. Bên phải tờng là bia Văn Môn, bên trái Xúc Văn Môn, dẫn vào hai khu nhà bia tiến sĩ. Khu thứ ba: gồm có giếng Thiên Quan là hồ nớc lớn hình vuông, hai bên là nhà bia tiến sĩ. Khu vực chính của Văn Miếu gồm hai tòa đền: phía trong thờ Khổng Tử, Tứ Phối… với bàn thờ, bài vị. Tòa ngoài là bái đờng, gian giữa bái đờng có bức hoành phi với 4 chữ “Vạn thế sự biểu”. Khu vực năm: khu đền Khải Thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử nay chỉ còn vết tích nền điện. Khu vực chính này là Quốc Tử Giám, hiệu là Quốc Tử Viện hay Thái Học Đờng ngày trớc, nơi đào tạo nhân tài cho đất nớc.

- Tạo biểu tợng “Cột cờ Hà Nội”

Cột cờ hay còn gọi là Kỳ đài Hà Nội bắt đầu xây dựng đầu năm 1805 hoàn thành năm 1812 là một kết cấu dạng tháp gồm 3 tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch. Tầng 1: mỗi chiều 42,5 m, cao 3,1 m. Tầng 2 mỗi chiều 27 m, cao 3,7 m, có bốn cửa, trừ cửa bắc, ba cửa còn lại đều có đắp hai chữ tùy theo từng hớng. Tầng 3 mỗi chiều 12,8 m, cao 5,1 m. Từ tầng 1 đến tầng 3 đều có cầu thang xoắn dẫn lên. Trên tầng 3 là thân cột cờ hình trụ có 8 cạnh thon dần lên phía trên, mỗi cạnh 2,13 m với thân cao 18,2 m. Trụ hình thang xoáy chôn ốc gồm 54 bậc, đợc rọi sáng bằng 39 ô cửa sổ hình hoa thị và 6 ô cửa sổ hình dẻ quạt. Đỉnh cột cờ đợc cấu tạo thành một cái lầu hình bát giác, cao 3,3 m có 8 cửa sổ tơng ứng 8 cạnh. Lầu giữa là một trụ tròn, đờng kính 0,4 m và cao đến đỉnh lầu là chỗ để cắm cán cờ (cao 8 m). Toàn phần xây từ đế đến trụ này cao 33,4 m gồm 3 tầng đế cao 12 m. Cột cao 18,2 m, lầu 3,3 m. Nếu kể cả trụ treo cờ thì hiện trên 40 m.

Thứ hai: Tổ chức cho học sinh tham quan, học tập các di tích lịch sử – văn hoá, các viện Bảo tàng, giáo viên có thể tăng cờng việc tạo biểu tợng văn hoá vật chất cho học sinh. Các hiện vật, tranh ảnh, các công trình kiến trúc đợc lu giữ và sắp xếp một cách khoa học tại các bảo tàng trung ơng và địa phơng. Đó là nguồn sử liệu quý, có giá trị trực quan và giáo dục cao đối với quá trình

dạy học lịch sử. Vì thế trong tạo biểu tợng văn hóa vật chất cho học sinh nên sử dụng nguồn sử liệu này (trong điều kiện cho phép). Tổ chức cho học sinh tham quan bảo tàng, nhà tởng niệm, nhà truyền thống lu niệm của địa phơng sẽ giúp các em tận mắt quan sát hiện vật, những tấm ảnh t liệu… đợc trng bày trong bảo tàng sẽ giúp các em có biểu tợng về đời sống vật chất thành tựu của ngời xa.

Việc tổ chức dạy lịch sử tại thực địa là rất cần thiết và bổ ích nếu biết tổ chức kết hợp học kiến thức địa lý và kiến thức lịch sử tại các di tích lịch sử quê hơng thì kết quả giáo dục sẽ cao hơn.

Tuy nhiên, hình thức tổ chức dạy học tại thực địa đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị về nội dung, phơng pháp, nh chọn địa điểm, sự kiện tiêu biểu để dùng làm thực địa, hớng dẫn học sinh quan sát, ghi chép, viết thu hoạch và báo cáo kết quả. Việc tiến hành tại địa phơng có di tích lịch sử một sự kiện của lịch sử dân tộc sẽ giúp học sinh có dịp quan sát địa hình, cảnh vật, quan sát di tích và liên hệ với kiến thức đã học, đã nghe kể, trên cơ sở đó bảo vệ công trình kiến trúc nói riêng và biểu tợng lịch sử nói chung hiện rõ hơn trong tâm trí các em. Ví nh tại Ninh Bình, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh học tập tại di tích cố đô Hoa L giúp học sinh có đợc biểu tợng về toàn cảnh khu di tích này.

Cố đô Hoa L là một di tích lịch sử lớn, có thành cổ, cung điện, đền chùa, lăng Vua. Đinh Bộ Lĩnh đã triệt để lợi dụng địa thế thiên nhiên hiểm trở để xây dựng thành trì. Thành Hoa L nằm trong thung lũng rộng khoảng 300 ha, ba mặt có vách núi đá vôi của dãy Tràng An bao bọc. Mặt tây bắc ít núi hơn có dòng sông Hoàng Long án ngữ. Những đoạn trống không có núi chắn, Đinh Bộ Lĩnh đã huy động nhân dân xây dựng tờng thành, đoạn dài nhất 500 m, ngắn nhất 65 m, cao khoảng 10 m, rộng 15 m. Nhà Đinh và nhà Lê đã xây dựng ở kinh đô Hoa L nhiều cung điện, lầu gác. Đẹp nhất là cung điện Bách Bảo Thiên Tuế, đ- ợc dát vàng bạc nguy nga lộng lẫy.

Ngoài ra, hình thức đọc sách cũng là một hình thức có hiệu quả nhằm cung cấp kiến thức cho học sinh, rèn luyện về mặt t tởng, phẩm chất, đạo đức,

kỹ năng, thói quen hứng thú và phơng pháp làm việc với sách. Đây là hình thức đơn giản, dễ làm, song lại có hiệu quả cao về mặt giáo dỡng, giáo dục và phát triển. Ngoài việc đọc các tài liệu lịch sử thì học sinh cần đọc các tài liệu của các môn khác, giáo viên cần lập danh mục cần đọc. Khóa trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX học sinh có thể đọc cuốn: Văn hóa Đông Sơn, Các nền văn minh trên đất nớc Việt Nam, Danh nhân lịch sử Việt Nam, Đình chùa, lăng tẩm nổi tiếng Việt Nam… Để khơi dậy tính tích cực, hứng thú, sự hiếu kỳ và lòng ham hiểu biết cái mới của học sinh, giáo viên tóm tắt sơ lợc nội dung một số cuốn sách. Cách giới thiệu, đặc biệt có hiệu quả, là hớng dẫn một vài chi tiết, những đoạn nhỏ hấp dẫn để khơi dậy ở học sinh hứng thú tìm đọc tiếp. Điều quan trọng trong sử dụng hình thức ngoại khóa này là phải xác định cho học sinh nề nếp, thói quen đọc sách có chủ đích, hiệu quả tránh tùy tiện. Có 2 hình thức đọc sách đa lại hiệu quả tốt: cá nhân tự đọc và đọc chung ở lớp, ở tổ. Sau khi đọc sách, giáo viên yêu cầu học sinh phải có bài thu hoạch.

Một hình thức nữa trong hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa rất lớn đối với việc dạy học lịch sử nói chung và tạo biểu tợng văn hoá vất chất nói riêng đó là tổ chức các buổi dạ hội lịch sử. Các buổi dạ hội nhằm dựng lại, miêu tả toàn cảnh một nội dung lịch sử nào đó. Để có một buổi dạ hội lịch sử thành công cần có sự đầu t chuẩn bị công phu với sự tham gia của một dàn diễn viên khá đông đảo đó là các em học sinh. Tùy vào khả năng, điều kiện cụ thể để tiến hành những hoạt động phù hợp để tạo nên tính hiệu quả cao nhất trong dạy học lịch sử. Ví nh, giáo viên có thể tổ chức buổi dạ hội thời trang thể hiện trang phục của ngời Việt qua các giai đoạn lịch sử khác nhau từ thời nguyên thủy đến nay. Qua đó, học sinh sẽ có biểu tợng sinh động nhất về trang phục ngời Việt qua từng giai đoạn, thời kỳ lịch sử.

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng văn hoá vật chất trong dạy học khoá trình lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX (lịch sử lớp 10 nâng cao) (Trang 75 - 81)