Nghĩa của khoá trình

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng văn hoá vật chất trong dạy học khoá trình lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX (lịch sử lớp 10 nâng cao) (Trang 31 - 36)

* Về mặt kiến thức

Khóa trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX là một khóa trình có nhiều nội dung quan trọng. Do đó khi giảng dạy phần này giáo viên phải giúp học sinh nắm đợc quá trình dựng nớc và giữ nớc của dân tộc,

đồng thời với nó là quá trình hình thành và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, đầy tự hào của dân tộc ta.

Giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỷ X

Giáo viên phải cung cấp kiến thức để học sinh nắm đợc và khẳng định trên đất nớc Việt Nam, từ thời xa xa đã có con ngời sinh sống với những dấu tích của ngời tối cổ ở nhiều vùng trên đất nớc Việt Nam. Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy ở nớc ta. Hoạt động kinh tế và cuộc sống của c dân Sơn Vi, Hòa Bình - Bắc Sơn, những biểu hiện của cuộc “Cách mạng đá mới”. Vào cuối thời kỳ nguyên thủy, các bộ lạc bớc vào thời kỳ phát triển nghề luyện kim và nghề trồng lúa nớc, trên cơ sở đó hình thành những nền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai. Nắm đợc những chuyển biến về kinh tế, xã hội dẫn đến sự ra đời của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc. Những nét chính về sự hình thành quốc gia cổ Cham-pa, Phù Nam. Hiểu đợc sự giống nhau và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hóa của c dân Cham-pa cổ và c dân Phù Nam cổ.

Giai đoạn từ thế kỷ I đến thế kỷ X

Học sinh phải nắm đợc kiến thức sau: Chính sách đô hộ của các triều đại phơng Bắc đối với nhân dân ta. Những sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội nớc ta thời Bắc thuộc và nguyên nhân của sự chuyển biến đó. Nắm khái quát cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta từ thế kỷ II đến thế kỷ X. Hiểu rõ diễn biến, kết quả, ý nghĩa của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trng, Bà Triệu, Lý Bí, Khúc Thừa dụ, Ngô Quyền.

Giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X - XV: Là công cuộc xây dựng nhà nớc độc lập ở thế kỷ X (Ngô, Đinh, Tiền Lê). Tổ chức bộ máy nhà nớc và đặc điểm của nhà nớc thời Lý - Trần. Luật pháp và tổ chức quân đội, chính sách đoàn kết dân tộc và chính sách ngoại giao của nhà Lý - Trần. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp thời Đinh, Tiền Lê và Lý - Trần và sự phân hóa xã hội ngày càng tăng trong các thế kỷ XIII - XIV và hậu quả của nó. Học sinh nắm đợc những nét chính về biến, kết quả, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống của Lê

Hoàn (981), cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077), ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Từ đó, rút ra bài học và nghệ thuật chỉ đạo kháng chiến và truyền thống yêu nớc, đánh giặc giữ nớc của nhân dân ta. Nắm đợc những thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trên các mặt: t tởng tôn giáo, tín ngỡng, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật.

Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII: Khi giảng dạy giai đoạn này giáo viên giúp học sinh nắm đợc kiến thức sau: Sự suy yếu của triều đình nhà Lê và sự ra đời của nhà Mạc. Tổ chức bộ máy nhà nớc, tình hình kinh tế, chính sách đối ngoại, những hạn chế của nhà Mạc; nguyên nhân, diễn biến chính của cuộc nội chiến Nam - Bắc triều, Nội chiến Trịnh - Nguyễn với sự phân chia chính quyền giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài; chế độ sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Đàng Ngoài; công cuộc khai hoang và sự phát triển kinh tế nông nghiệp của Đàng Trong; những nét chính về sự phát triển của thủ công nghiệp và thơng nghiệp dẫn đến sự xuất hiện các đô thị lớn; nắm đợc nguyên nhân, diễn biến các giai đoạn chính của phong trào nông dân Tây Sơn; những thắng lợi của phong trào nông dân Tây Sơn và Quang Trung; những nét chính về t t- ởng tôn giáo và sự phát triển của giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật ở các thế kỷ XVI - XVIII.

Giai đoạn Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX

Học sinh cần nắm đợc: Sự thành lập, tổ chức bộ máy nhà nớc, tình hình văn hóa, giáo dục, chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn; tình hình kinh tế xã hội của triều Nguyễn đầu thế kỷ XIX; đặc điểm, quy mô, mức độ của phong trào khởi nghĩa của nông dân và của dân tộc ít ngời chống lại triều Nguyễn; so sánh với phong trào nông dân ở các thế kỷ trớc.

Trong bài “Sơ kết lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến giữa thế kỷ XIX” học sinh cần nắm đợc: Những thành tựu chính mà nhân dân ta đạt đợc trong sự nghiệp dựng nớc và giữ nớc trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và

sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Những đóng góp của các dân tộc ít ngời về kinh tế - văn hóa và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Khóa trình lịch sử này có một hệ thống kiến thức lớn, phong phú đòi hỏi giáo viên phải có phơng pháp phù hợp để học sinh nắm đợc những nội dung cơ bản, nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.

* Về mặt giáo dục

Chúng ta biết rằng: Lịch sử, trớc tiên là lịch sử dân tộc có u thế đặc biệt trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Hàng ngàn năm qua ông cha ta đã tạo dựng nên những truyền thống tốt đẹp về nhân cách ngời Việt Nam. Những tri thức lịch sử dân tộc, thông qua những bài học cụ thể đã tác động đến t tởng, tình cảm của học sinh, từng bớc hình thành và phát triển ở học sinh các giá trị nhân cách.

Do vậy, trên cơ sở của những kiến thức trên, dạy học quá trình lịch sử Việt Nam giai đoạn này còn nhằm giáo dục nhiều mặt của học sinh. Lịch sử dân tộc Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX là quá trình nhiều khó khăn, gian khổ nhng cũng hết sức vẻ vang đáng tự hào. Đó là những mốc son lịch sử ghi lại quá trình dân tộc ta dựng nớc và giữ nớc, làm nên những chiến công hiển hách, đánh bại mọi thế lực ngoại xâm lớn, mạnh hơn ta nhiều lần. Khi giảng dạy lịch sử giai đoạn này giáo viên phải giáo dục lòng yêu nớc, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất của Tổ quốc, bồi dỡng tinh thần đoàn kết, dũng cảm, tinh thần tơng thân tơng ái, hỗ trợ lẫn nhau giữa các dân tộc và lòng biết ơn đối với các thế hệ tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu anh hùng vì độc lập dân tộc của Tổ quốc.

Khi giảng các bài về xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc, giáo viên cần bồi dỡng cho các em lòng tự hào dân tộc, lòng yêu lao động, kính trọng nhân dân lao động, lòng say mê sáng tạo và ý thức giữ gìn các di sản văn hoá thiêng liêng của tổ tiên để lại. Đồng thời, cũng qua đó giáo dục cho học sinh

những giá trị nhân văn cao đẹp của cuộc sống, biết chiêm ngỡng, hởng thụ và sáng tạo cái đẹp trong văn hóa nghệ thuật và trong ứng xử xã hội, hớng các em đến những giá trị “chân – thiện - mỹ”.

Qua dạy học lịch sử giai đoạn này, cũng cần giáo dục học sinh niềm tin vào sức mạnh đoàn kết dân tộc, vào sức mạnh của ngời dân Việt Nam đặc biệt là ngời nông dân. Đồng thời, giáo dục các em có niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa và thái độ căm ghét chiến tranh phi nghĩa, căm ghét giai cấp phong kiến bóc lột, áp bức tàn bạo nhân dân.

* Về mặt phát triển

Phát triển toàn diện học sinh là điều không thể thiếu trong việc giảng dạy bất cứ môn học nào. Trong giảng dạy lịch sử Việt Nam khóa trình từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX cũng cần phát triển cho học sinh năng lực nhận thức, đặc biệt là t duy độc lập sáng tạo, các thành phần nhân cách cà hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo bộ môn.

Trớc hết, qua việc giảng dạy khóa trình lịch sử này rèn luyện cho các em kỹ năng quan sát các hiện vật, miêu tả, so sánh các tranh ảnh để rút ra các nhận xét. Bớc đầu rèn luyện kỹ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ giữa không gian, thời gian và xã hội. Tiếp tục phát triển cho các em t duy biện chứng trong nhận thức, phát triển các kỹ năng trí tuệ, t duy từ phân tích, đánh giá liên hệ, so sánh đến tổng hợp rồi rút ra kết luận, với các quy luật và bài học kinh nghiệm để từ đó liên hệ, vận dụng vào thực tế. Chẳng hạn, khi quan sát bức ảnh “Trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam)”, học sinh rèn luyện đợc khả năng quan sát, miêu tả, so sánh, phân tích thấy đợc kỹ thuật đúc đồng điêu luyện của c dân Đông Sơn.

Đồng thời, dạy học khóa trình này còn rèn luyện cho các em khả năng nói, khi tờng thuật các sự kiện, khả năng đánh giá các sự kiện, lập niên biểu, sử dụng bản đồ và trình bày bài học dựa vào bản đồ, vẽ bản đồ về địa danh lịch sử – văn hóa trên đất nớc ta.

Dạy học khóa trình này phải thấy đợc khóa trình phát triển của lịch sử dân tộc qua các giai đoạn của lịch sử thời nguyên thủy, sự hình thành các quốc gia cổ đại đầu tiên, tiếp đến là sự phát triển của các quốc gia phong kiến thời Đại Việt. Vì thế đòi hỏi học sinh phải có khả năng khái quát hóa, xâu chuỗi sự kiện, nắm đợc nội dung từng giai đoạn, đặc biệt khả năng đánh giá lịch sử, làm việc với tài liệu gốc.

Tóm lại, với đặc thù giai đoạn lịch sử này nếu biết khai thác và có phơng pháp giảng dạy phù hợp sẽ đa lại hiệu quả về giáo dỡng, giáo dục và phát triển rất lớn.

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng văn hoá vật chất trong dạy học khoá trình lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX (lịch sử lớp 10 nâng cao) (Trang 31 - 36)