Biểu tợng về công cụ sản xuất

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng văn hoá vật chất trong dạy học khoá trình lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX (lịch sử lớp 10 nâng cao) (Trang 40 - 43)

Phải trải qua một quá trình lao động và lao động bắt đầu với việc chế tạo công cụ sản xuất, làm cho ngời tối cổ không hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, họ không còn bất lực trớc sức mạnh tự nhiên, biết rõ sức mạnh của chính mình. Từ đó, con ngời bớc ra khỏi thế giới loài vật để bớc vào thế giới loài ngời và lịch sử xã hội cũng bắt đầu. Nh thế, con ngời đã tự sáng tạo ra lịch sử của mình.

ở bài 21: “Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy”, giáo viên giúp học sinh nắm đợc sự phát triển của xã hội nguyên thủy qua các giai đoạn nh thế nào, đặc biệt là về mặt công cụ lao động và tổ chức, hoạt động kinh tế. Trong mục 1 “Những dấu tích ngời tối cổ trên đất nớc Việt Nam”, giáo viên tạo biểu tợng một số công cụ lao động ở giai đoạn này - giai đoạn sơ kỳ đồ đá cũ, để học sinh thấy đợc sự ghè đẽo thô sơ ban đầu trong việc chế tạo công cụ lao động. Để tạo biểu tợng về công cụ lao động giai đoạn này, giáo viên có thể dùng lời nói sinh động miêu tả “Rìu tay đá cũ Núi Đọ” (Hình 41 SGK) giúp học sinh thấy đợc những công cụ giai đoạn này còn mang dáng dấp nguyên vẹn, chúng không khác mấy với những hòn đá tự nhiên. Con ngời mới chỉ ghè đẽo qua loa, biểu hiện một trình độ chế tác đá thấp, qua đó chúng ta thấy đợc cuộc sống của họ còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, hoạt động kinh tế chủ yếu là săn bắt và hái lợm để sinh sống. Đây cũng là dấu tích còn sót lại mà các nhà khảo cổ học tìm thấy, minh chứng ngời tối cổ có niên đại cách đây khoảng 30 - 40 vạn năm.

ở mục 2 “Sự chuyển biến từ ngời tối cổ thành ngời tinh khôn”, giáo viên giúp học sinh có đợc biểu tợng về công cụ ở giai đoạn hậu kỳ đá cũ, để các em thấy đợc công cụ của ngời Sơn Vi còn rất thô sơ nhng rõ ràng có bớc tiến lớn trong kỹ thuật chế tác đá.

ở mục 3: “Sự phát triển của công xã thị tộc”, khi cho học sinh tìm hiểu về kỹ thuật chế tác đá thời kỳ này, giáo viên tạo biểu tợng một số công cụ lao động của các thời kỳ để học sinh thấy đợc sự phát triển liên tục, không gián

hóa Hòa Bình) với “cách mạng đá mới” (văn hóa Bắc Sơn). Ngời Bắc Sơn đã đạt đợc những thành tựu lớn trong kỹ thuật chế tác công cụ, họ đã biết mài đá, tiêu biểu là rìu đá Bắc Sơn. Khoảng 5000 - 6000 năm cách ngày nay trên đất nớc Việt Nam con ngời đã phát triển kỹ thuật mài (Hình 42 SGK), để thấy đợc công cụ lao động thời kỳ này đã có hình dáng gọn, đẹp hơn, thích hợp hơn với từng công việc, từng vùng đất khác nhau, nhờ thế năng suất lao động tăng lên rõ rệt, phần lớn c dân bớc vào giai đoạn nông nghiệp trồng lúa nớc (dùng cuốc đá).

Trong bài 22: “Việt Nam cuối thời kỳ nguyên thủy” ở mục “Những nền văn hóa lớn cuối thời nguyên thủy”, giáo viên tiếp tục tạo biểu tợng cho học sinh một số công cụ thời kỳ này để học sinh thấy đợc bớc phát triển so với các giai đoạn trớc. Khi tạo biểu tợng giáo viên kết hợp với miêu tả (Hình 44 SGK) để thấy rằng đầu thiên niên kỷ II TCN, các bộ lạc sống ở vùng lu vực sông Hồng đã đa kỹ thuật chế tác đá lên đỉnh cao, đồng thời biết sử dụng hợp kim đồng và kỹ thuật luyện kim để chế tạo công cụ. Các công cụ đá đợc mài nhẵn đẹp mắt. Đời sống tinh thần của c dân Phùng Nguyên khá phong phú biểu hiện một trình độ thẩm mỹ cao.

Trong bài 23: “Nớc Văn Lang - Âu Lạc”, ở mục “Những chuyển biến trong đời sống kinh tế” để học sinh thấy đợc từ nửa đầu thiên niên kỷ I - TCN, với kỹ thuật luyện kim ngày càng phát triển công cụ lao động bằng đồng thau trở nên phổ biến và con ngời đã biết rèn sắt. Công cụ sản xuất trong nông nghiệp có lỡi cày, lỡi cuốc, thuổng, rìu, mai, lỡi liềm, dao bằng đồng (Hình 45, 46, 47 SGK) và một số công cụ bằng sắt nh lỡi cuốc, mai, thuổng. Nhờ thế, c dân bấy giờ đã khai phá vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả thành những cánh đồng màu mỡ, có nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nớc.

Qua việc tạo biểu tợng công cụ sản xuất ngoài việc cho học sinh nắm đợc đặc điểm hình dáng bên ngoài của nó mà điều quan trọng hơn, làm cho học sinh thấy đợc quá trình hoàn thiện dần, phát triển ngày càng cao về kỹ thuật chế tác công cụ của ngời nguyên thủy, điều đó là do nhu cầu phải thích ứng với điều

kiện sống của họ buộc họ phải tìm cách cải tiến để thích ứng. Có thể nói, sự cải tiến về công cụ sản xuất không phải một sớm một chiều mà nó phải trải qua hàng triệu năm lao động và tích lũy kinh nghiệm của ngời nguyên thủy: Từ ghè đẽo thô sơ đến kỹ thuật mài rồi kỹ thuật khoan, ca, đục lỗ... trải qua các thời kỳ đá cũ, đá mới, đồ đồng, đồ sắt. Cùng với quá trình cải tiến công cụ lao động đời sống vật chất và tinh thần lao động của con ngời ngày càng đợc nâng cao, để từ đó hoàn thiện chính mình, tách ra khỏi thế giới động vật, hình thành nên xã hội loài ngời với đầy đủ những đặc tính phức tạp của nó. Qua đó, cho học sinh thấy đợc sự sáng tạo và t duy của con ngời là rất lớn, là nhu cầu và động lực của sự phát triển. Đồng thời, lịch sử của sự phát triển đó đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng văn hoá vật chất trong dạy học khoá trình lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX (lịch sử lớp 10 nâng cao) (Trang 40 - 43)