Vận dụng dạy học nêu vấn đề

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng văn hoá vật chất trong dạy học khoá trình lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX (lịch sử lớp 10 nâng cao) (Trang 73 - 75)

Để phát huy hoạt động nhận thức của học sinh vận dụng việc dạy học nêu vấn đề rất có giá trị và quan trọng. Đó là một hình thức có hiệu quả để tổ chức sự tìm tòi trí tuệ khi tiếp thu tri thức thông qua việc giải quyết vấn đề. Theo quan điểm giáo dục học dạy học nêu vấn đề là phơng pháp dạy học trong đó học sinh tham gia một cách có hệ thống vào quá trình giải quyết vấn đề và các bài toán có vấn đề đợc xác định theo nội dung tài liệu học trong chơng trình.

Trong các hình thức dạy học nêu vấn đề giáo viên có thể áp dụng biện pháp tạo tình huống có vấn đề và tổ chức học sinh giải quyết vấn đề. Trong khi tạo biểu tợng văn hóa vật chất tùy thuộc vào kiến thức cơ bản của bài, vào nội dung biểu tợng nhiều hay ít để giáo viên vận dụng biện pháp này theo những mức độ khác nhau.

Mở đầu bài, đầu mục giáo viên nêu vấn đề cần giải quyết bằng cách tạo tình huống có vấn đề. Tình huống có vấn đề đợc tạo bởi mâu thuẫn giữa điều học sinh biết với điều học sinh cha biết, mâu thuẫn giữa phơng pháp nhận thức cũ với phơng pháp nhận thức mới... Có thể nêu lên một số mâu thuẫn nh:

+ Mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều cha biết của học sinh + Mâu thuẫn về xác định giá trị của nó

+ Mâu thuẫn nguồn gốc nảy sinh thành tựu văn hóa

Trong quá trình tìm hiểu kiến thức mới, giáo viên tổ chức cho học sinh lần lợt giải quyết từng vấn đề bằng các biện pháp s phạm cụ thể. Thông thờng khi tạo biểu tợng văn hóa vật chất thứ tự giải quyết vấn đề là:

+ Giải quyết vấn đề về nguồn gốc, hoàn cảnh lịch sử, các cơ sở dẫn đến sự xuất hiện thành tựu văn hóa đó.

+ Nêu đợc những nét tiêu biểu, nội dung của thành tựu. + Đánh giá vị trí, vai trò, giá trị của thành tựu văn hóa đó.

Cuối cùng, giáo viên trở lại vấn đề đợc nêu từ đầu và yêu cầu học sinh rút ra nhận xét và kết luận. Từ đó, giáo viên bổ sung, khái quát lại.

Bài 21: “Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy” ở mục “Sự phát triển công xã thị tộc” trớc khi dạy mục này để học sinh thấy đợc sự phát triển cao trong kĩ thuật chế tác công cụ qua các thời kỳ, ở đầu mục giáo viên có thể tạo tình huống có vấn đề: Tại sao có thể nói rằng công cụ qua các thời kỳ “đồ đá giữa” (văn hóa Hòa Bình) với “cuộc cách mạng đá mới” (văn hóa Bắc Sơn) thời hậu kỳ đá mới (văn hóa Hạ Long) thể hiện các bớc phát triển nối tiếp nhau trong kỹ thuật chế tác đá?

Với trình độ nhận thức của học sinh cha thể trả lời đợc vấn đề mà giáo viên đa ra. Chính vì vậy, giáo viên hớng dẫn học sinh tiếp cận kiến thức bằng một hệ thống câu hỏi phụ, có tính chất gợi mở nh:

- Nguyên liệu chủ yếu để chế tạo công cụ lao động thời kỳ này là gì? - Công cụ Hòa Bình có hình thù nh thế nào? Hình dáng nh vậy có tiện lợi trong lao động không?

- Công cụ Bắc Sơn nó có hình dáng nh thế nào? So sánh với công cụ Hòa Bình em thấy có điểm gì giống và khác?

- Quan sát rìu đá Hạ Long (Hình 43 SGK) em thấy chúng có hình dáng nh thế nào? So với công cụ Bắc Sơn công cụ văn hóa Hạ Long có gì khác? Kỹ thuật chế tác công cụ lao động đó nh thế nào? Qua kỹ thuật chế tác đó em thấy sự cải tiến công cụ đợc thể hiện nh thế nào?

Sau khi học sinh trả lời giáo viên dựa vào nội dung trên tạo biểu tợng đầy đủ cho học sinh.

Trong văn hóa Hòa Bình, các công cụ đợc làm bằng đá cuội, những hòn đá cuội đợc ghè đẽo rộng trên một mặt, một mặt giữ nguyên vỏ cuội hoặc những công cụ đợc ghè đẽo trên cả hai mặt, có lỡi ở xung quanh rìa viền đá cuội hoặc có lỡi ở một đầu dùng để cắt chặt.

Đến thời kỳ văn hóa Bắc Sơn, chủ nhân văn hóa Bắc Sơn đã đạt đến một trình độ cao hơn trong kỹ thuật chế tác công cụ lao động bằng đá (họ đã biết mài đá). Ngời nguyên thủy lấy những hòn đá cuội ghè đẽo qua loa ở xung quanh cho có hình dáng thích hợp, sau đó mài một đầu thành lỡi, vết mài hẹp, chỉ hạn chế ở rìa lỡi, vừa đỡ tốn công sức vừa tạo nên những chiếc rìu sắc, có hiệu suất lao động hơn hẳn các công cụ đợc ghè đẽo. Đó là một sáng tạo có ý nghĩa quan trọng của c dân nguyên thủy đất nớc ta

Đến thời kỳ văn hóa Hạ Long (hậu kỳ đá mới) ngời nguyên thủy đã đạt đến một trình độ cao trong kỹ thuật chế tác đá. Ngoài kỹ thuật mài, họ đã biết sử dụng rộng rãi kỹ thuật khoan, ca đá. Nhờ vậy, chủ nhân văn hóa Hạ Long đã chế tác đợc rất nhiều loại hình công cụ lao động cũng nh đồ trang sức rất đẹp. Loại công cụ tiêu biểu cho văn hóa Hạ Long là những chiếc rìu có vai.

Đợc tìm thấy ở trên vùng bờ biển Quảng Ninh – Hải phòng và trên một số đảo ở Hạ Long, Bái Tử Long (Quảng Ninh) với kỹ thuật ca đá, ngời nguyên thủy đã tạo ra đợc những hòn đá vuông vắn, có hình dáng, kích thớc phù hợp với những công cụ họ muốn chế tác. Sau đó, với kỹ thuật mài bằng những bàn mài có rãnh, họ đã tạo nên những chiếc rìu theo ý muốn nhỏ nhắn, dễ sử dụng, bề mặt ngoài nhẵn bóng, đẹp, phần tay cầm (vai) nhỏ dễ cầm, lỡi rìu đợc mài kỹ nên mỏng và sắc. Sự tiến bộ này đã giúp con ngời dễ dàng, thuận tiện hơn trong lao động sản xuất, do đó họ kiếm đợc nhiều thức ăn hơn, cuộc sống ngày càng ổn định.

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng văn hoá vật chất trong dạy học khoá trình lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX (lịch sử lớp 10 nâng cao) (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w