Trong chơng trình lịch sử lớp 10 (nâng cao) khóa trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX gồm 22 bài (22 tiết).
Bài 21: Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ (1 tiết). Bài 22: Việt Nam cuối thời kỳ nguyên thủy (1 tiết).
Bài 23: Nớc Văn Lang - Âu Lạc (1 tiết).
Bài 24: Quốc gia cổ Chăm Pa và Phù Nam (1 tiết).
Bài 25: Chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phơng Bắc và những chuyển biến trong xã hội Việt Nam (1 tiết).
Bài 26: Các cuộc đấu tranh giành độc lập (Từ thế kỷ I đến thế kỷ V) (1 tiết).
Bài 27: Các cuộc đấu tranh giành độc lập (Từ thế kỷ VI đến thế kỷ X) (1 tiết).
Bài 28: Xây dựng và phát triển nhà nớc độc lập thống nhất (Từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV) (1 tiết).
Bài 29: Mở rộng và phát triển nhà nớc độc lập thống nhất (Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) (1 tiết).
Bài 30: Kháng chiến chống ngoại xâm (Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) (1 tiết).
Bài 31: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc (Từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV) (1 tiết).
Bài 32: Việt Nam ở thế kỷ XV - Thời Lê Sơ (1 tiết).
Bài 33: Chiến tranh phong kiến và s chia cắt đất nớc (1 tiết). Bài 34: Tình hình kinh tế nông nghiệp (1 tiết).
Bài 35: Sự phát triển kinh tế hàng hóa (1 tiết).
Bài 36: Tình hình văn hóa t tởng thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII (1 tiết). Bài 37: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài và phong trào Tây Sơn (1 tiết). Bài 38: Sự thành lập và tổ chức vơng triều Nguyễn (1 tiết).
Bài 39: Tình hình kinh tế - xã hội nửa đầu thế kỷ XIX (1 tiết). Bài 40: Đời sống văn hóa - t tởng đầu thế kỷ XIX (1 tiết).
Bài 41: Những thành tựu chính của dân tộc trong sự nghiệp dựng nớc và giữ nớc (1 tiết).
Bài 42: Đóng góp của các dân tộc ít ngời vào sự nghiệp chung của đất n- ớc (1 tiết).
Trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, khóa trình lịch sử từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là giai đoạn đầu trong buổi bình minh khi con ngời xuất hiện và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Tiếp đó là quá trình dựng nớc và giữ nớc với bao hy sinh, gian khổ nhng rất đáng tự hào, để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Đây là quá trình lịch
sử quan trọng vì nó đặt tiền đề, nền móng vững chắc, cần thiết trong tiến trình lịch sử tiếp theo của dân tộc ta.
Trên dải đất cong cong hình chữ S, do điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ xa xa đã có con ngời sinh sống. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những dấu tích của ngời tối cổ có nền đại cách đây 30 - 40 vạn năm. Trải qua hàng chục vạn năm sinh tồn và ngày càng phát triển, ngời tối cổ đã chuyển biến thành ngời tinh khôn, đa xã hội nguyên thủy Việt Nam chuyển dần qua các giai đoạn hình thành, phát triển và tan rã. Điều này khẳng định Việt Nam là một trong những cái nôi của loài ngời.
Tiếp đó là quá trình hình thành các nhà nớc cổ đại: Văn Lang - Âu Lạc, Chăm Pa, Phù Nam. Từ buổi đầu dựng nớc Văn Lang - Âu Lạc cho đến giữa thế kỷ XIX, dân tộc Việt Nam đã trải qua quá trình lao động và chiến đấu đầy hy sinh gian khổ nhng hết sức kiên cờng, anh hùng, sáng tạo để xây dựng đất nớc, bảo vệ vững chắc nền độc lập và thống nhất tổ quốc.
Trải qua hàng nghìn năm với bao thăng trầm của lịch sử, dân tộc Việt Nam đã làm nên biết bao sự tích anh hùng để từ đó tạo dựng nên những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong đó nổi bật là truyền thống yêu nớc, một truyền thống cao quý có sức mạnh nh một làn sóng vô cùng to lớn, nhấn chìm tất cả bè lũ bán nớc và cớp nớc, vừa đợc hun đúc, phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử, vừa thấm đậm tinh thần dân tộc và tính thời đại sâu sắc. Giai đoạn lịch sử này đặt tiền đề, là nền móng vững chắc cho các giai đoạn sau giữ vững, củng cố và phát huy cao độ truyền thống tốt đẹp của dân tộc.