Biểu tợng về vũ khí đấu tranh

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng văn hoá vật chất trong dạy học khoá trình lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX (lịch sử lớp 10 nâng cao) (Trang 48 - 49)

Nớc ta ở vào vị trí đầu mối của những luồng giao thông tự nhiên, vừa nối liền với lục địa trong thế núi liền núi, sông liền sông vừa có bờ biển dài nhìn ra

Thái Bình Dơng. Đó là vị trí giao lu kinh tế, văn hóa thuận lợi nhng cũng lắm đụng độ và dễ bị tấn công từ nhiều phía. Yêu cầu tự vệ chống lại các mối đe dọa từ ngoài đến vì thế cũng sớm đợc đặt ra và ngày càng trở nên bức thiết. Chính vì vậy, hàng loạt các loại vũ khí ra đời, tỷ lệ và kiểu loại phong phú đa dạng. Tuy nhiên, việc phân loại những vũ khí đó chỉ mang tính chất tơng đối bởi có một số vẫn đợc sử dụng trong sản xuất. Khi tạo biểu tợng các loại vũ khí, phải làm cho học sinh thấy đợc đặc điểm hình dáng bên ngoài, công dụng, chức năng của loại vũ khí đó. Qua đó, các em thấy đợc tài năng trí tuệ của tổ tiên ta đã đánh thắng biết bao nhiêu kẻ thù mạnh hơn mình, viết lên những bản anh hùng ca hào hùng của lịch sử dân tộc.

Bài 23: “Nớc Văn Lang Âu Lạc– ” khi tìm hiểu về nghệ thuật đúc đồng Đông Sơn giáo viên tạo biểu tợng “Dao găm đồng Đông Sơn”, “Mũi tên đồng Cổ Loa” để thấy đợc nghệ thuật đúc đồng đã đạt đến đỉnh cao điêu luyện của các nghệ nhân Đông Sơn. Đồng thời đây cũng là những loại vũ khí lợi hại đã đánh tan bao nhiêu kẻ thù xâm lợc bảo vệ lãnh thổ của dân tộc.

Mục “Khoa học - kỹ thuật” của bài 31 “Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc (từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV), đây là thời kỳ đạt đợc thành tựu to lớn trong lĩnh vực quân sự với sáng chế của nhà quân sự Hồ Nguyên Trừng. Giáo viên tạo biểu tợng “súng thần cơ” cho học sinh. Đây đợc coi là loại súng đầu tiên của dân tộc, một sáng chế tuyệt vời của ông cha ta.

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng văn hoá vật chất trong dạy học khoá trình lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX (lịch sử lớp 10 nâng cao) (Trang 48 - 49)