3 Tiến hành cơ cấu lại công nghiệp

Một phần của tài liệu Sự phục hồi và phát triển kinh tế xã hội thái lan từ sau cuộc khủng hoảng 1997 đến năm 2006 (Trang 56 - 57)

- Về xã hội:

2.1.2. 3 Tiến hành cơ cấu lại công nghiệp

Nửa năm sau khi rơi vào khủng hoảng tài chính - tiền tệ, vào đầu năm 1998, Chính phủ Thái Lan đã thông qua kế hoạch tổng thể về việc cơ cấu lại nền công nghiệp do Bộ công nghiệp Thái Lan đề nghị. Kế hoạch này đã đợc đa vào chơng trình nghị sự của Uỷ ban tái thiết và cải thiện khả năng cạnh tranh của Thái Lan do Phó thủ tớng kiêm Bộ trởng Bộ thơng mại Supachai Panitchpakdi làm chủ tịch. Những điểm chính trong bản kế hoạch này bao gồm đờng hớng và chơng trình cụ thể của việc cơ cấu lại công nghiệp nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của Thái Lan trong xuất khẩu trên thị trờng thế giới.

Để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ Thái Lan đã đề ra một loạt biện pháp sau đây:

- Tập trung sản xuất hàng hoá phục vụ cho các thị trờng chung, cao cấp nhằm tăng cờng và nâng cao tỷ lệ giá trị gia tăng của hàng hoá Thái Lan. Để làm đợc điều này, Thái Lan phải có công nghệ cao và phải thay thế hàng loạt máy móc cũng nh không ngừng nâng cao chất lợng quản lý.

- Giảm chi phí sản xuất và đẩy nhanh việc chuyển giao hàng hoá cho khách hàng.

- Nâng cấp và đào tạo lại nguồn nhân lực trong khu vực công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực thích nghi với phơng thức sản xuất bằng công nghệ mới và thị trờng buôn bán tự do.

- Tìm kiếm đối tác chiến lợc trong sản xuất và buôn bán ở nớc ngoài nhằm giúp Thái Lan dễ dàng tiếp cận với thị trờng và công nghệ mới.

- Phân phối sản xuất đến các tỉnh và các vùng nông thôn xa xôi để nhằm dần dịch chuyển thị trờng lao động ra khỏi Băng Cốc và các vùng lân cận, cũng nh để tăng cờng thu nhập cho các hộ gia đình nông thôn.

Kế hoạch cơ cấu lại công nghiệp trên đây cần có những biện pháp kinh tế thích ứng then chốt để hỗ trợ. Đó là những biện pháp nh: cho vay với lãi suất thấp dài hạn, thuê chuyên gia nớc ngoài cố vấn cho khu vực t nhân về chuyển giao kiến thức kỹ thuật, tiếp thị và quản lý nhân sự.

Chơng trình cơ cấu lại công nghiệp bao gồm 8 kế hoạch chính nh sau: 1. Cải thiện quy trình sản xuất và chuyển giao hàng hoá.

2. Cải thiện công nghệ và máy móc sản xuất.

3. Nâng cấp nguồn nhân lực có tay nghề cao cho nền công nghiệp.

4. ủng hộ và củng cố các xí nghiệp vừa và nhỏ ở các tỉnh và các vùng nông thôn xa xôi.

5. Khuyến khích các mẫu thiết kế và các công thức sản xuất mới, cũng nh khuyến khích việc năng động tiếp cận thị trờng mới cho nền công nghiệp.

6. Phân phối công nghiệp có hàm lợng chất xám cao đến các tỉnh xa vùng trung tâm.

7. Khuyến khích đầu t nớc ngoài trong các ngành công nghiệp kỹ thuật cao.

8. Dịch chuyển và thực hiện quản lý chặt chẽ đối với các ngành công nghiệp gây ô nhiễm và khuyến khích sử dụng các công nghệ ít gây ô nhiễm trong công nghiệp.

Phải nói rằng, các chơng trình, kế hoạch và biện pháp cơ cấu lại nền công nghiệp của Thái Lan trên đây là những bớc đột phá khá táo bạo của Chính phủ Thái Lan nhằm đa đất nớc thoát khỏi khủng hoảng và bớc vào thời kì phát triển bền vững, đồng đều, phù hợp với lợi ích dân tộc của Thái Lan. Tuy nhiên, việc thực hiện kế hoạch tốt đến đâu còn tuỳ thuộc các điều kiện bên trong và bên ngoài, trong đó quan trọng nhất là năng lực nội sinh của Thái Lan.

Một phần của tài liệu Sự phục hồi và phát triển kinh tế xã hội thái lan từ sau cuộc khủng hoảng 1997 đến năm 2006 (Trang 56 - 57)