- Về xã hội:
2.1.1.2 Biện pháp về chính trị xã hộ
Mặc dù đợc xây dựng theo mô hình chính trị phơng tây nhng trong cơ cấu hệ thống chính trị ở Thái Lan vẫn còn tồn tại những yếu tố phi dân chủ. Các học giả và các nhà báo thích đề cập đến Thái Lan nh đất nớc ở Đông Nam á có
sự trải nghiệm lâu dài nhất về sự cai trị độc lập và dân chủ. Tuy nhiên, lịch sử chính trị của Thái Lan đợc mô tả rõ hơn là sự dao động giữa những thời kì khác nhau của sự cai trị quân sự và dân sự. Sự quá độ của Thái Lan sang sự cai trị dân chủ vào cuối những năm 1980 là mong manh. Mặc dù hoạt động chính trị bầu cử đợc mở rộng, nhng quân đội vẫn khá mạnh. Lực lợng quân sự nhiều lần tuyên bố không can thiệp sâu vào tình hình kinh tế đất nớc nhng trên thực tế lực lợng này vẫn chiếm đa số trong Thợng nghị viện Thái Lan. Quân đội đã vận dụng ảnh hởng của mình thông qua cả các biện pháp đợc quy định về pháp lý, nh các ghế của họ trong Hạ viện và trong Thợng nghị viện đợc chỉ định, lẫn thông qua những phơng pháp ngoài hiến pháp nh nỗ lực đảo chính , để can…
thiệp sâu hơn vào tình hình chính trị. Điều đặc biệt là Thợng viện Thái Lan không thông qua bầu cử, do đó thực chất giới quân sự vẫn có vai trò rất lớn trong nền chính trị đất nớc.
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan ít nhiều xuất phát từ nguyên nhân chính trị, đến khi cuộc khủng hoảng bùng nổ thì tình hình chính trị càng trở nên phức tạp.
Thực tế cho thấy, ở Thái Lan các chính phủ đợc thành lập phần lớn đều là liên minh cầm quyền của nhiều đảng, do đó những ngời lãnh đạo rất khó tìm đ- ợc tiếng nói chung trong việc điều hành kinh tế đất nớc.
Trớc tình đó, yêu cầu về các biện pháp cải cách chính trị để góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nói riêng và mở đờng cho việc tự do hoá nền kinh tế nói chung trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết đối với Thái Lan.
Vào thập niên 80 và những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, thành công về kinh tế của Thái Lan là nổi tiếng. Sự tăng trởng kinh tế đã tạo ra một tầng lớp trung lu và doanh nhân đáng kể. Giới tinh hoa kinh doanh đã đòi hỏi nhiều hơn từ hệ thống chính trị. Họ đã đem lại những khoản tiền lớn cho các chiến dịch tranh cử và phát triển các mối liên hệ với những công chức trong các Bộ gắn liền với ngành công nghiệp của họ.
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ bùng nổ, làn sóng biểu tình phản đối Chính phủ điều hành kinh tế kém và đòi ông Chalavit phải từ chức, Chính phủ
Thái Lan đã đa ra các biện pháp mang tính ôn hoà và dân chủ. Điều này khác hẳn với Inđônêxia, Chính phủ của ông Xuháctô đã ra lệnh cho cảnh sát bắn vào đoàn ngời biểu tình chống đối. Ngay sau khi cuộc khủng hoảng bùng nổ, các phe phái đối lập đã lợi dụng cơ hội này để công kích Chính phủ, tình hình chính trị Thái Lan luôn trong tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, những quan điểm về thiết lập tình trạng khẩn cấp đã bị giới lãnh đạo Thái Lan bác bỏ, vì thế nên cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan đã không xẩy ra bạo loạn đổ máu.
Ngày 15/08/1997, Thủ tớng Thái Lan Chavalit đã tiến hành cải tổ nội các, thay đổi các chức vụ chủ chốt liên quan đến các lĩnh vực kinh tế - tài chính - tiền tệ, nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả kế hoạch phục hồi kinh tế. Theo đó, 6 Bộ trởng chính bị thay thế, trong đó có Bộ trởng Nội vụ. Ông Prachuab Chayyasarn giữ chức Ngoại trởng. Trong cuộc cải tổ này, nhà tỷ phú trong ngành viễn thông Thaksin Shinawatra, cựu phó Thủ tớng và Bộ trởng Ngoại giao, thủ lĩnh Đảng sức mạnh tinh thần đợc cử làm phó Thủ tớng đặc trách các dự án lớn.
Chính phủ Thái Lan cũng đã đa ra chơng trình chống tham nhũng và đầu cơ nhằm loại bỏ những phần tử lợi dụng cuộc khủng hoảng để thu lợi bất chính ra khỏi bộ máy chính quyền, gây dựng lòng tin đối với ngời dân. Cuối năm 1999, Quốc hội Thái Lan đã bỏ phiếu bất tín nhiệm 3 Bộ trởng trong Chính phủ của ông Chuan Leekpai.
Tháng 5 năm 1998, sau rất nhiều nỗ lực, cuối cùng Hạ viện Thái Lan đã thông qua bản Hiến pháp mới đợc đề ra từ tháng 10 năm 1997. Đây đợc coi là nền tảng cho những cải cách về kinh tế, chính trị của Thái Lan nhằm đa đất nớc thoát khỏi cuộc khủng hoảng. D luận Thái Lan cũng coi đây là một Hiến pháp tiến bộ, nhằm loại trừ tệ nạn tham nhũng, tình trạng mua phiếu cử tri trong các cuộc bầu cử đã tồn tại nhiều năm ở Thái Lan.
Những yếu tố quan trọng nhất của Hiến pháp là các điều khoản đề cập đến những cải cách về bầu cử và việc tạo ra những thể chế mới nhằm hạn chế nạn tham nhũng và những lạm dụng quá trình chính trị. Việc bỏ phiếu bầu đã
trở thành nghĩa vụ, các Thợng nghị sĩ đợc bầu lên thay vì đợc chỉ định không còn đợc phép đảm nhận vị trí Bộ trởng trong Chính phủ cũng nh không thể chuyển sang các đảng khác trong vòng 90 ngày trớc một cuộc bầu cử. Đây đợc xem là bớc tiến quan trọng trong tiến trình dân chủ hoá nền chính trị Thái Lan, loại bỏ dần sự chi phối của giới quân sự vào tình hình kinh tế, chính trị của đất nớc. Các mục tiêu đằng sau những thay đổi này là nhằm tách riêng quyền hành pháp và lập pháp và tăng cờng sự ổn định. Bằng cách khiến việc bỏ phiếu trở thành bắt buộc, các nhà cải cách đã hy vọng rằng việc mua lá phiếu sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn.
Ba sự thay đổi về mặt thể chế quan trọng nhất bắt nguồn từ Hiến pháp năm 1997 là việc tạo ra các cơ quan mới để giám sát quá trình hoạt động chính trị.
Thứ nhất, một toà án Hiến pháp với 15 quan toà, đợc nhà vua chỉ định theo sự cố vấn của Thợng nghị viện. Toà án có tiếng nói cuối cùng về việc giải thích Hiến pháp.
Thứ hai, một ủy ban bầu cử (do Thợng nghị viện lựa chọn) nhằm giám sát các cuộc bầu cử. ủy ban này có thể loại các ứng cử viên và yêu cầu các cuộc bầu cử mới.
Thứ ba, một ủy ban chống tham nhũng quốc gia với quyền điều tra những vấn đề tài chính của các chính trị gia và gia đình của họ. Uỷ ban này có thể khuyến nghị Thợng nghị viện cách chức những chính trị gia tham nhũng.
Rõ ràng là, những thể chế trên đều nhằm mục đích hạn chế nạn tham nhũng và mua chuộc bầu cử.
Cũng theo tinh thần của Hiến pháp mới, các diễn đàn dân chủ đã đợc mở rộng trong nhân dân. Hàng tháng các thành viên chính phủ phải trả lời qua điện thoại về các vấn đề mà ngời dân thắc mắc.
Cuối năm 1999 và đầu năm 2000, các cuộc bầu cử Thợng viện và Hạ viện đã đợc tiến hành ở Thái Lan. Tuy nhiên, hiện tợng mua bán phiếu bầu, gian lận trong bầu cử đã làm cho chính trờng Thái Lan nổi sóng. Mâu thuẫn giữa các
đảng phái ngày càng trầm trọng, niềm tin của ngời dân vào các nhà chính trị đã bị giảm sút. Nếu so sánh với các biện pháp kinh tế thì các biện pháp chính trị của Thái Lan vẫn cha đáp ứng đợc mong đợi của ngời dân.
Đối với các vấn đề xã hội: Cuộc khủng hoảng năm 1997 đã có tác động lớn đến vấn đề nghèo đói. Nếu nh tốc độ tăng trởng cao đã làm tỷ lệ nghèo đói giảm từ 32,6% năm 1988 xuống còn 11,4% năm 1996, thì cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã làm xói mòn thành quả của quá trình này, khiến cho tỷ lệ nghèo tăng từ 11,4% năm 1996 lên 15,9% năm 1999 [29, tr.13].
Bảng 4: Tỷ lệ nghèo đói từ năm 1998 đến năm 2002.
Năm Bắc Đông Bắc Trung Nam Băng Cốc Cả nớc
1998 9,0 23,2 7,7 14,8 o,6 13,0 1999 - - - 15,9 2000 12,2 28,1 5,4 11,0 0,71 14,2 2001 - - - 13 2002 9,8 18,9 4,3 8,7 1,4 13 ( Nguồn: [29, tr.13])
Ngay sau khi diễn ra khủng hoảng, Chính phủ đã tìm mọi cách để hạn chế tình trạng thất nghiệp, huy động các nguồn vốn viện trợ từ nớc ngoài để chống lại đói nghèo và sự xuống cấp của giáo dục, y tế. Ngân sách chính phủ chi cho các hoạt động bảo hiểm và phúc lợi xã hội tăng từ 34,3 tỷ Bạt năm 1996 lên 41,6 tỷ Bạt năm 1997 và 42,7 tỷ Bạt năm 1999. Tỷ lệ chi phí cho y tế công cộng so với GDP của Thái Lan năm 1998 là 1,9%, cao nhất so với các nớc bị khủng hoảng ở Đông Nam á.
Nhằm tạo ra việc làm để chống thất nghiệp, Chính phủ Thái Lan đã chú trọng phát triển khu vực nông nghiệp (bao gồm sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản) vừa tạo ra việc làm, vừa cung cấp lơng thực chống lại nạn đói, lại vừa đáp ứng yêu cầu kích thích xuất khẩu. Trong 2 năm diễn ra khủng hoảng, Chính phủ Thái Lan đã tạo ra khoảng hơn 600.000 việc làm cho ngời lao động trong khu vực nông nghiệp. Tại thủ đô Băng Cốc và các thành phố lớn, chính quyền đã tạo ra hàng loạt các chơng trình việc làm để thu hút lao động. Mặc dù mức lơng thấp và không ổn định nhng bớc đầu các hoạt động này đã ổn
định đợc tâm lý của ngời lao động, giúp họ tránh xa các tệ nạn xã hội vốn đang ngày càng gia tăng trong thời kì khủng hoảng kinh tế. Chỉ tính riêng trong năm 1998, chính quyền Băng Cốc đã tạo ra đợc khoảng 100.000 việc làm cho những ngời thất nghiệp mới.
Mặc dù thực hiện chính sách "thắt lng buộc bụng" và phong trào "đồng
cam cộng khổ" nhng Chính phủ Thái Lan vẫn duy trì mức ngân sách 5% cho
giáo dục. Chính phủ thực hiện chơng trình giảm học phí, tăng học bổng, giúp đỡ các học sinh nghèo phải bỏ học trở lại trờng…
Đối với lĩnh vực y tế, u tiên hàng đầu của Chính phủ Thái Lan là bảo vệ sức khoẻ cho nhóm ngời nghèo và các đối tợng chính sách xã hội, các chơng trình phòng chống dịch bệnh tại các khu vực đông dân c, các khu nhà ổ chuột, đợc tiến hành thờng xuyên.
Trong điều kiện có thể, Chính phủ Thái Lan đã thông qua các nỗ lực ngoại giao kêu gọi các tổ chức quốc tế ủng hộ, viện trợ cho Thái Lan. Kết quả là các cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc nh: tổ chức y tế thế giới (WHO), tổ chức nông nghiệp và lơng thực thế giới (FAO), tổ chức khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) cũng đã có những đóng góp quan trọng trong việc…
giải quyết các vấn đề xã hội ở Thái Lan cả trong và sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ.