Biện pháp về kinh tế

Một phần của tài liệu Sự phục hồi và phát triển kinh tế xã hội thái lan từ sau cuộc khủng hoảng 1997 đến năm 2006 (Trang 42 - 45)

- Về xã hội:

2.1.1.1 Biện pháp về kinh tế

Ngay trớc khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ chính thức bùng nổ vào ngày 2/7/1997, Chính phủ Thái Lan đã dồn mọi nỗ lực để cứu vãn đồng Bạt. Nhà nớc đã trấn an d luận bằng cách bảo đảm sẽ đứng ra thay thế các ngân hàng không có khả năng trả nợ, đồng thời đổ dự trữ ngoại tệ ra mua đồng Bạt. Chỉ tính riêng trong tháng 5/1997, Ngân hàng Trung ơng Thái Lan đã phải chi gần 5 tỷ USD để mua đồng Bạt, làm cho dự trữ ngoại tệ của quốc gia giảm xuống còn 33 tỷ USD. Cuối tháng 6/1997, Chính phủ đã ra lệnh đóng cửa 16 ngân hàng và công ty tài chính đang bên lề phá sản. Một loạt các biện pháp nhằm chấn hng tài chính nh cho phép tăng mức cổ phần nớc ngoài nắm giữ trong các ngân hàng Thái Lan, khuyến khích các ngân hàng đang khó khăn sáp nhập vào nhau và thiết lập luật lệ khắt khe hơn trong kiểm soát tài chính nhằm cứu vãn nguy cơ phá giá của đồng Bạt. Giới ngân hàng hởng ứng bằng cách lập ra một quỹ tơng trợ 700 triệu USD để giữ giá cổ phần các công ty trọng yếu của nền kinh tế.

Các biện pháp trên tạm thời đã ngăn chặn đợc cuộc khủng hoảng, góp phần thuyết phục giới đầu t không bỏ rơi thị trờng chứng khoán Băng Cốc, tránh lặp lại bài học Mêhicô 1999.

Tuy nhiên, những biện pháp nhằm cứu vãn đồng Bạt nêu trên rất tốn kém và chỉ mang tính nhất thời, chỉ là giải pháp tình thế. Hơn nữa những biện pháp ấy lẽ ra phải đợc thực hiện sớm hơn từ khi giá trị thực của đồng Bạt bị giảm nh khuyến cáo của các chuyên gia kinh tế.

Trớc tình trạng nợ nớc ngoài ngày một gia tăng vì các công ty Thái Lan có xu hớng vay mới để trả nợ cũ, vay chỗ này để lấp vào chỗ khác, sau mấy tháng cầm cự, cuối cùng Chính phủ Thái Lan phải chịu thua giới đầu t để thả nổi đồng Bạt.

Ngay sau khi tuyên bố thả nổi đồng Bạt, Bộ trởng Tài chính Thái Lan tìm cách trấn an d luận, nhất là giới đầu t bằng cách hứa không để cho đồng Bạt tụt dốc qua mức 28 Bạt/USD, Thái Lan sẵn sàng tung dự trữ ngoại tệ ra để giữ giá đồng Bạt khi cần thiết. Tuy nhiên, những cam kết của ông Thanong Bidiaday,

tân Bộ trởng Tài chính Thái Lan là rất khó có thể thực hiện đợc. Vì thế, nguồn vốn trong nớc tiếp tục đợc rút ra nớc ngoài, giới đầu t tìm mọi cách tháo chạy khỏi thị trờng Thái Lan, đồng Bạt liên tục bị mất giá. Trong bối cảnh hết sức khó khăn ấy, Chính phủ Thái Lan đã thông qua kế hoạch kinh tế tổng thể bao gồm 9 điểm. Đây không phải là kế hoạch do ngời Thái đa ra dựa trên thực trạng kinh tế của đất nớc mà thực chất là một bản cam kết với IMF nhằm đạt đợc những thoả thuận về tài trợ. Nội dung bản kế hoạch này bao gồm 9 điểm nh sau:

- Đóng cửa 42 công ty tài chính và cho các công ty này thời hạn 60 ngày để đa ra kế hoạch cải tổ.

- Bảo lãnh cho các khoản tiền gửi và các khoản thanh toán nợ của các công ty tài chính này.

- Lập một chơng trình tiền gửi ngân hàng.

- Duy trì dự trữ ngoại tệ ở mức khoảng 25 tỷ USD, tơng đơng 3,5 tháng tiền nhập khẩu.

- Tăng thuế VAT từ 7%/năm lên 10%/năm.

- Cắt giảm ngân sách năm 1998 xuống còn 50 - 70 tỷ Bạt (1,6 - 2,4 tỷ USD). - Giảm thâm hụt tài khoản vãng lai từ mức 8% GDP/năm xuống còn 5% GDP/năm vào cuối năm 1997 và 3% GDP/năm vào năm 1998.

- Lạm phát sẽ đợc duy trì ở mức từ 8- 9% trong năm 1997 xuống 5,9% năm 1998.

- Tốc độ tăng trởng GDP đạt mức 3% và 4% cho hai năm 1997 và năm 1998. Bên cạnh kế hoạch tổng thể trên đây, Chính phủ và các bộ ngành có liên quan của Thái Lan cũng tìm ra những biện pháp cụ thể để khắc phục cuộc khủng hoảng.

Đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng: Dới sức ép của IMF, tháng 12/1997, Chính phủ Thái Lan tuyên bố đóng cửa 56 công ty tài chính trong nớc bị vỡ nợ. Tiếp đó, Ngân hàng Trung ơng Thái Lan đã công bố sắc lệnh 3 điểm cho các ngân hàng thơng mại, gồm:

- Nhấn mạnh khái niệm nợ khó đòi.

- Khoản tiền ký quỹ khấu trừ tơng ứng với thời gian kéo dài. Chấp nhận trong 10 năm tới, tổ chức ngân hàng nớc ngoài đợc phép đầu t trên 80% vốn vào các ngân hàng nhằm thúc đẩy tăng vốn đầu t.

Cũng đồng thời với các biện pháp cải tổ hoàn toàn hệ thống tài chính của đất nớc, Chính phủ Thái Lan cũng đặc biệt chú trọng đến việc xử lý nợ của các doanh nghiệp và các ngân hàng. Theo đó, Ngân hàng Trung ơng Thái Lan thành lập một uỷ ban xử lý nợ và yêu cầu các ngân hàng và các doanh nghiệp nhanh chóng hợp tác để giải quyết vấn đề nợ. Tháng 3/1999, Quốc Hội Thái Lan đã thông qua luật toà án giải quyết công ty phá sản, sửa đổi luật phá sản và hoàn thiện các bộ luật khác có liên quan đến việc phá sản của doanh nghiệp. Kể từ đó, công việc xử lý nợ - một công việc hết sức phức tạp, mới thực sự đi vào hoạt động.

Chính phủ Thái Lan tiếp tục theo đuổi chính sách sáp nhập và mua bán cổ phần trong các công ty tài chính, Ngân hàng Trung ơng Thái Lan tập trung xác định rõ quy chế, thời gian tiến hành điều chỉnh lại cơ cấu nợ và chủ trơng để cho các ngân hàng quốc doanh giữ vai trò tiên phong trong việc tiến hành các biện pháp hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu nợ. Các biện pháp cụ thể là: ''Điều chỉnh

lãi suất cho khách hàng tham gia thơng lợng nợ, giảm tỷ lệ lãi suất đối với toàn bộ hoặc một phần số nợ cha thanh toán; gia hạn tiền lãi còn tồn đọng, linh động trong thanh toán nợ gốc, gia hạn thanh toán nợ đối với các hoạt động đến hạn, linh động cho lấy tiền thanh toán nợ để trừ vào nợ gốc trớc; nhận chuyển nhợng tài sản để thanh toán nợ" [23, tr.70].

Song song với các biện pháp trên, Chính phủ Thái Lan còn thành lập cơ quan sắp xếp lại tài chính do ông Thaoatchai Yôngkium, Th kí Hiệp hội các nhà băng Thái Lan đứng đầu nhằm thổi một luồng sinh khí mới vào nền tài chính đang ốm yếu của đất nớc.

Đối với lĩnh vực thơng mại: Sau khi đạt đợc giá trị xuất khẩu cao (1998

khẩu của Thái Lan đã chững lại. Trớc tình hình đó, Chính phủ Thái Lan đã gấp rút giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu xuống còn 0% nhất là đối với ngành công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao, trợ giúp tài chính cho công nghiệp dệt may, công nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, Thái Lan đã thành lập Uỷ ban quản lý tín dụng xuất khẩu nhằm kích thích các ngân hàng thơng mại cấp tín dụng cho xuất khẩu, đồng thời tìm cách tiếp cận với các thị trờng mới nh Trung Đông, Mỹ Latinh và Châu Phi.

Đối với lĩnh vực đầu t: Sau cải cách Hiến Pháp 1997, Quốc hội Thái Lan

đã thông qua nhiều đạo luật sửa đổi nhằm thu hút đầu t của nớc ngoài nh đạo luật phá sản, đạo luật tịch thu tài sản thế chấp, đạo luật thành lập toà án phá sản , đặc biệt là cải cách luật kinh doanh. Chính phủ Thái Lan đã chủ tr… ơng tự do hoá kinh doanh bằng việc sửa đổi đạo luật kinh doanh đợc ban hành từ thập kỷ 60 của thế kỷ trớc cấm các công ty nớc ngoài và kiều dân không phải là ngời Thái Lan hoạt động kinh doanh trong một số ngành nghề có liên quan đến an ninh quốc gia. Theo tinh thần của đạo luật cải cách, kiều dân nớc ngoài đã đợc nới lỏng những quy định về hạn chế tự do kinh doanh. Đây là một bớc tiến của Chính phủ Thái Lan trong việc tự do hoá nền kinh tế nhằm thu hút đầu t của nớc ngoài.

Nhìn chung, trong bối cảnh vô cùng khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, Chính phủ Thái Lan đã hết sức nỗ lực trong việc tìm ra các biện pháp thích hợp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng, mặc dù có nhiều biện pháp cha thực sự phát huy tác dụng. Tuy nhiên, về cơ bản các chính sách kinh tế - tài chính mà Chính phủ Thái Lan đề ra đã góp phần ổn định tình hình kinh tế đất nớc, nhiều lĩnh vực kinh tế đã đem lại nguồn ngoại tệ lớn, từng bớc khắc phục đợc hậu quả của cuộc khủng hoảng. Đến giữa năm 1999, kinh tế Thái Lan đã tăng trởng trở lại sau hai năm đạt chỉ số tăng trởng dới 0%.

Một phần của tài liệu Sự phục hồi và phát triển kinh tế xã hội thái lan từ sau cuộc khủng hoảng 1997 đến năm 2006 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w