Đối với thơng mại:

Một phần của tài liệu Sự phục hồi và phát triển kinh tế xã hội thái lan từ sau cuộc khủng hoảng 1997 đến năm 2006 (Trang 26 - 29)

Mặc dù nền kinh tế hớng ngoại dựa vào xuất khẩu đạt đợc tốc độ tăng tr- ởng xuất khẩu cao (1994 và năm 1995 là hơn 20%), tuy nhiên trong thời kì 1991 - 1996 về cơ bản Thái Lan vẫn là nớc nhập siêu. Cán cân thơng mại 1995 là - 7,7 tỷ USD, năm 1996 là - 9,5 tỷ USD, cán cân tài khoản vãng lai tơng ứng là - 13,55 tỷ USD và - 14,69 tỷ USD. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đồng Bạt bị kìm giữ tỷ giá quá lâu so với giá trị thực của nó.

Chính vì vậy, đồng Bạt bị mất giá sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Một mặt hàng hoá của Thái Lan trên thị trờng quốc tế sẽ có sức cạnh tranh hơn do chi phí bằng USD giảm. Mặt khác, do điều kiện kinh tế khủng hoảng nên ngời Thái cũng phải tiết kiệm hơn trong việc chi dùng những thứ hàng hoá nhập ngoại. Nếu nh năm 1996 xuất khẩu của Thái Lan đạt 54,4 tỷ USD, nhập khẩu đạt 63,9 tỷ USD thì đến năm 1997 chỉ số này lần lợt là 56,7 tỷ USD và 55,1 tỷ USD. Đặc biệt, đến năm 1998, xuất khẩu đạt 52,9 tỷ USD, trong khi nhập khẩu chỉ có 40,6 tỷ USD, nh vậy cán cân thơng mại đạt 12,3 tỷ USD. Dự trữ ngoại tệ năm 1998 tăng 2,5 tỷ USD so với năm 1997, tỷ giá hối đoái bình quân của đồng Bạt so với đồng USD đạt 41,37 Bạt/USD.

Với chính sách khuyến khích xuất khẩu nhằm vực dậy nền kinh tế, nhiều lĩnh vực kinh tế của Thái Lan đã đạt đợc tốc độ tăng trởng cao trong hai năm khủng hoảng. Tiêu biểu là các sản phẩm nh gạo, tôm đông lạnh, hàng dệt may, đá quý và kim hoàn Về xuất khẩu gạo: Thái Lan tiếp tục là n… ớc đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, năm 1996 đạt 50,7 tỷ Bạt, năm 1997 tăng lên 65 tỷ Bạt và năm 1998 đạt giá trị kỷ lục 86,8 tỷ Bạt; Về xuất khẩu tôm đông lạnh: năm 1996 đạt 43,4 tỷ Bạt, năm 1997 đạt 47,1 tỷ Bạt và năm 1999 đạt 58,3 tỷ Bạt…

Bảng 2: Tình hình xuất nhập khẩu của một số nớc châu á từ 1996 - 1998.

Năm Nớc Xuất khẩu (tỷ USD) Nhập khẩu (tỷ USD)

Cán cân thơng mại (tỷ USD) 1996 1997 1998 1996 1997 1998 1996 1997 1998 Thái Lan 54,7 57,6 52,9 70,8 61,3 40,6 -16,1 -4,6 12,3 Malaixia 75,0 78,1 81,0 75,5 73,8 77,5 0,5 4,6 3,5 Inđônêxia 51,0 53,3 60,7 48,0 41,5 40 3,0 11,8 20,4 Philippin 20,5 25,2 31,8 32,3 35,9 39,8 -11,7 -10,7 -8,0 Hàn Quốc 129,8 138,7 150,0 150,2 148,6 140 -20,4 -9,9 10,0 (Nguồn: [18, tr.27])

Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đối với hoạt động xuất nhập khẩu ở Thái Lan theo các chỉ số tăng trởng xuất khẩu và thặng d thơng mại thì không thể thấy hết đợc hậu quả trầm trọng từ cuộc khủng hoảng này.

Có thể thấy rõ rằng, xuất khẩu của Thái Lan tăng trởng là do đồng Bạt bị thả nổi, một giải pháp bất đắc dĩ của Chính phủ Thái Lan, đó không phải là sự điều tiết tỷ giá hối đoái một cách chủ động để kích thích tăng trởng xuất khẩu. Nói cách khác, việc tăng trởng xuất khẩu quá nhanh trong thời kì khủng hoảng không nằm trong kế hoạch từ trớc của Chính phủ Thái Lan. Điều này khẳng định rằng, tác động tích cực từ cuộc khủng hoảng đối với hoạt động xuất nhập khẩu chỉ là một hệ quả nhất thời mà không mang tính bền vững. Những chỉ số về cán cân thơng mại và thặng d tài khoản vãng lai do đó cũng không thể tô điểm cho bức tranh kinh tế vô cùng ảm đạm của Thái Lan trong các năm 1997 và 1998. Nợ nớc ngoài tiếp tục gia tăng với con số hàng trăm tỷ USD, tốc độ tăng trởng GDP suy giảm kỷ lục - 8,3% năm 1998, lạm phát tăng lên 8,1%...

Đối với hoạt động nhập khẩu, tác động của cuộc khủng hoảng là vô cùng nghiêm trọng. Đồng Bạt mất giá đã làm cho chi phí nhập khẩu (tính bằng USD) tăng lên. Ngời ta tính rằng nếu đồng Bạt mất giá 10% thì chi phí nhập khẩu sẽ tăng lên 4,2%. Trong thời điểm đồng Bạt mất giá kỷ lục, tháng 1/1998, 54,1 Bạt/USD ( mất giá 112%) thì chi phí nhập khẩu tăng lên 27,3%. Điều này làm cho các ngành nhập khẩu nguyên liệu từ nớc ngoài giặp khó khăn về chi phí và vốn quay vòng. Tác động mạnh nhất là đối với những ngành sử dụng nhiều nhiên liệu vì Thái Lan là nớc nhập khẩu xăng và than đá. Trong các năm 1997 và 1998, chi phí nhập khẩu xăng dầu mỗi năm không dới 7 tỷ USD, sản lợng than đá nhập khẩu cũng giảm đáng kể do nhu cầu nhiên liệu phục vụ công nghiệp giảm sút: năm 1996 nhập khẩu 3,9 triệu tấn, năm 1998 giảm xuống còn 1,63 triệu tấn. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, việc nhập khẩu máy móc và thiết bị phục vụ cho chiến lợc xuất khẩu nông sản cũng gặp phải chi phí khổng lồ.

Bên cạnh đó, do sức mua trong nớc giảm nên một số mặt hàng nhập khẩu truyền thống của Thái Lan giảm sút đáng kể, đặc biệt là các mặt hàng xa xỉ phẩm phục vụ nhu cầu của c dân thành thị. Điều này đã làm cho hàng hoá của các đối tác kinh tế nớc ngoài giảm sút thị phần tại Thái Lan. Giá trị nhập khẩu thấp cũng làm xấu đi môi trờng đầu t nớc ngoài, nhiều nhà đầu t đã tìm cách rời

khỏi Thái Lan tìm thị trờng mới. Tuy nhiên, việc giá trị nhập khẩu thấp hơn giá trị xuất khẩu đã tạo nên nguồn thặng d thơng mại lớn, góp phần bổ sung vào nguồn dự trữ quốc gia đang ngày càng thiếu hụt nghiêm trọng.

Tất cả những dẫn chứng trên lí giải rằng tại sao Thái Lan đạt đợc thặng d thơng mại kỷ lục (14,3 tỷ USD vào năm 1998) nhng tốc độ tăng trởng kinh tế vẫn giảm, lạm phát vẫn ở mức báo động (8,1%) Nền kinh tế Thái Lan sau gần…

2 năm khủng hoảng đến cuối năm 1998 vẫn cha cho thấy những dấu hiệu phục hồi.

Một phần của tài liệu Sự phục hồi và phát triển kinh tế xã hội thái lan từ sau cuộc khủng hoảng 1997 đến năm 2006 (Trang 26 - 29)