tính khách quan cao, phù hợp với yêu cầu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước các cấp, nhằm thực hiện tốt nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội, nâng cao đời sống, văn hóa của người dân.
2. Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ
thống giáo dục quốc dân, là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã, có sự quản lí, hỗ trợ của Nhà nước; đồng thời phải phát huy mạnh mẽ sự tham gia, đóng góp của nhân dân trong cộng đồng dân cư để xây dựng và phát triển các trung tâm theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm. Hoạt động của TTHTCĐ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời; được phổ biến kiến thức và sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc sống góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động; giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng; là nơi thực hiện việc phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật đến mọi người dân.
Sự đóng góp của TTHTCĐ trong thời gian qua là hết sức quan trọng, các TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả đã mang lại nhiều đóng góp đáng kể cho việc phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống, văn hóa của người dân. Cụ thể: TTHTCĐ đã thể hiện được là mô hình chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật trực tiếp, rộng rãi, nhanh nhất đến người lao động, là nơi trang bị kiến thức về cuộc sống cho cộng đồng, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; TTHTCĐ đã tập hợp và qui tụ các lực lượng xã hội, tăng cường
củng cố và nâng cao chất lượng của các tổ chức chính trị và xã hội ở địa phương cơ sở, đẩy mạnh các phong trào thi đua của địa phương, triển khai, quán triệt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến trực tiếp người lao động, góp phần ổn định an ninh-chính trị, giữ gìn truyền thống văn hóa của thôn bản, khu dân cư, xã, thị trấn. Tuy nhiên, số TTHTCĐ hoạt động thật sự có hiệu quả hiện nay chỉ mới đạt khoản 40% trên tổng số TTHTCĐ được thành lập.