chính quyền đối với các TTHTCĐ
Kinh nghiệm cho thấy khi cấp ủy và chính quyền các cấp nhận thức rõ tầm quan trọng của chủ trương “xây dựng xã hội học tập”; thực sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, triển khai, quán triệt đưa các Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước vào cuộc sống, thì ở những nơi đó phong trào khuyến học, khuyến tài và công tác “xây dựng xã hội học tập” được phát triển mạnh, đặc biệt là TTHTCĐ ở nơi đó cũng phát triển vững chắc và tổ chức hoạt động đem lại hiệu quả cao.
Để nâng cao vai trò của các cấp ủy Đảng trong việc chỉ đạo có hiệu quả phong trào khuyến học, khuyến tài do Hội khuyến học Việt Nam làm nòng cốt, ngày 24/8/1999, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 50-CT/TW “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Khuyến học Việt Nam”; ngày 13/04/2007 Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 11-CT/TW “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”.
Chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị, ngày 15/10/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 29/1999/CT-TTg “ về việc phát huy vai trò của Hội khuyến học Việt Nam trong sự nghiệp giáo dục”; ngày 08/01/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 02/2008 “Về đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”.
Các chỉ thị trên đã thể hiện rõ sự quan tâm thường xuyên, sâu sát của Đảng, nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục, thực hiện theo ước muốn thiêng
liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “làm cho ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Do đó, khi được triển khai quán triệt thì các Chỉ thị trên đã nhanh chóng đi vào thực tế, có tác dụng sâu rộng đến nhận thức của xã hội, tạo nên một phong trào thi đua học tập ngày càng rộng rãi trong nhân dân.
Muốn tổ chức thực hiện có hiệu quả giải pháp tăng cường sự lãnh của Đảng ủy, sự quản lý của chính quyền đối với các TTHTCĐ, chúng ta cần phải làm tốt một số nội dung như sau:
- Trước hết, phải triển khai quán triệt Quy chế tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ xã, phường, thị trấn (ban hành kèm Quyết định số 09/2008/QĐ-BGD- ĐT ngày 24/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội nhận thức đầy đủ và sâu sắc về TTHTCĐ: “là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là trung tâm tự chủ của cộng đồng cấp xã, có sự quản lý, hỗ trợ của nhà nước; đồng thời phải phát huy mạnh mẽ sự tham gia , đóng góp của nhân dân trong cộng đồng dân cư để xây dựng và phát triển các trung tâm theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm. Hoạt động của TTHTCĐ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời; được phổ biến kiến thức và sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc sống góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng; là nơi thực hiện việc phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật đến với mọi người dân”. Nhận thức về vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của TTHTCĐ: TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả phụ thuộc vào sự thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng ủy và sự quản lý của chính quyền mạnh hay yếu.
- Đảng ủy, chính quyền các cấp phải đảm bảo đưa chủ trương thực hiện “Nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ” vào trong Nghị quyết, kế hoạch năm, 6 tháng, quí và có sự chỉ đạo thường xuyên theo dõi uốn nắn những lệch lạc, phát hiện nhân rộng điển hình những mô hình hoạt động có hiệu quả.
- Mạnh dạn đưa các chỉ tiêu chỉ đạo, quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ vào tiêu chuẩn xét công nhận Đảng ủy, chính quyền trong sạch vững mạnh đối với đơn vị và đưa vào tiêu chuẩn xét thi đua, khen thưởng đối với cán bộ, đảng viên.