Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý của các phòng GD&ĐT đối với các TTHTCĐ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng ở huyện lang chánh, tỉnh thanh hoá (Trang 63 - 69)

đối với các TTHTCĐ

Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý giáo dục cấp huyện chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả hoạt động của các TTHTCĐ đóng trên địa bàn. Để thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, các phòng GD&ĐT cần đẩy mạnh công tác quản lý đối với các TTHTCĐ, cụ thể như sau:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch hướng dẫn nội dung hoạt động cho các TTHTCĐ thực hiện nhiệm vụ năm, quý, tháng; qui định cụ thể các nội dung báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quí và báo cáo cả năm.

Thứ hai, Thực hiện kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với các TTHTCĐ, để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn và phát hiện nhân rộng những mô hình hoạt động có hiệu quả.

Để thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ, thì bước 1: phòng GD&ĐT cần xây dựng cụ thể nội dung, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại TTHTCĐ:

Tiêu

chí Nội dung đánh giá

Điểm chuẩn Điểm chấm 1 I. Công tác tổ chức: (15 điểm)

- Được UBND huyện ra quyết định thành lập TTHTCĐ xã, thị trấn và QĐ bổ nhiệm Ban giám đốc trung tâm theo quy định.

5 điểm

2

- Cơ cấu đầy đủ các tiểu ban phụ trách theo qui định, các tiểu ban phối hợp hoạt động tích cực, có hiệu quả.

- Bổ sung nhân sự vào các tiểu ban kịp thời khi có biến động.

5 điểm

3

- Có văn phòng làm việc. - Có bảng tên theo qui định.

- Có sơ đồ tổ chức, các biểu đồ và nhật ký công tác của TTHTCĐ (thể hiện được các nội dung hoạt động chung)

- Phòng làm việc bố trí ngăn nắp, khoa học.

5 điểm

4

II. Hoạt động TTHTCĐ: (60 điểm)

- Có xây dựng kế hoạch hoạt động năm, quí, tháng (phù hợp tình hình địa phương)

5 điểm

5 - Có tổ chức điều tra nhu cầu học tập trong nhân dân.

- Nắm chắc tình hình thực tế và nhu cầu cấp

thiết trong cộng đồng.

6

- Có tổ chức thực hiện chương trình xóa mù chữ.

- Có tổ chức thực hiện chương trình sau XMC.

- Mở được các lớp XMC, sau XMC, Bổ túc văn hóa.

10 điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7

- Làm tốt công tác “xây dựng xã hội học tập” ở địa phương.

- Thực hiện mở lớp đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

10 điểm

8

- Tổ chức các lớp học chuyên đề theo nhu cầu 1 đến 2 lớp/ tháng với đầy đủ thủ tục mở lớp.

- Tổ chức hình thức học tập phù hợp theo nhóm, đối tượng trong cộng đồng dân cư (mô hình tổ chức giao lưu).

- Kết quả hoạt động đáp ứng cơ bản nhu cầu của người dân.

- Góp phần thực hiện đạt chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội địa phương đề ra.

10 điểm

9 - Tổ chức liên kết các cơ quan, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh của tư nhân, nhà nước…

- Tổ chức liên kết với các tổ chức đoàn thể chính trị -xã hội, xã hội và tổ chức phi chính phủ;

- Tổ chức thực hiện giao lưu, tư vấn, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh cùng các lĩnh vực khác để phát triển đời sống cộng đồng.

10 điểm

10

- Các thành viên tham gia quản lý TTHTCĐ hoạt động đồng bộ, phối kết hợp chặt chẽ trong thực hiện kế hoạch đề ra.

- Huy động tốt các nguồn lực từ mọi nơi, mọi phía, mọi tổ chức (nhân lực, vật lực, tài lực)

5 điểm

11

- Làm tốt công tác tham mưu cho Đảng ủy, chính quyền địa phương, ngành giáo dục nhằm tạo điều kiện đảm bảo cho hoạt động của TTHTCĐ.

- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo với các cấp cơ quan hữu quan, đảm bảo kịp thời, chính xác.

5 điểm

12

III. Công tác quản lý tài chính: (10 điểm) - Tranh thủ được nhiều nguồn kinh phí cho TTHTCĐ hoạt động ngày càng phát triển đi lên (cả nguồn lực khác).

5 điểm

13 - Thu chi rõ ràng, chứng từ hợp lệ, đúng mục đích.

- Thực hiện đầy đủ sổ sách theo dõi tài chính, tài sản đúng quy định tài chính.

- Có biện pháp bảo quản, sử dụng tốt các tài sản được cấp hoặc tự mua sắm từ các nguồn kinh phí huy động cộng đồng.

14 - Công tác lưu trữ công văn, hồ sơ, sổ sách,

các loại giấy tờ đầy đủ, ngăn nắp, khoa học. 2 điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15

IV. Công tác học tập bồi dưỡng nghiệp vụ

quản lý, chuyên môn: (15 điểm).

- Tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ, chuyên môn do Sở GD&ĐT hoặc phòng GD&ĐT tổ chức.

4 điểm

16

- Mỗi năm có 1 đến 2 sáng kiến kinh nghiệm về mô hình nâng cao hiệu quả hoạt động TTHTCĐ

7 điểm

17

- Tham dự đầy đủ các kỳ họp định kỳ, họp giao ban, họp giao ban do các cấp quản lý giáo dục tổ chức, triệu tập.

4 điểm

Tổng cộng 100 điểm

Về cách xếp loại: -Loại tốt: từ 85 đến 100 điểm. -Loại khá: từ 65 đến 84 điểm.

-Loại trung bình: từ 50 đến 64 điểm. -Loại yếu: từ 50 trở xuống.

Bước 2: Triển khai cho cơ sở đăng ký thực hiện thi đua theo các tiêu chuẩn nội dung đánh giá.

Bước 3: Tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện, ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra với thành phần tham gia như sau:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề. - Hội khuyến học huyện.

- Các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng VHTT-TDTT, Tư pháp huyện; Hội Nông dân, Phụ nữ, Huyện Đoàn, Hội Cựu chiến binh huyện, Hội Cựu giáo chức huyện…

Thứ ba: Quản lý tổ chức họp định kỳ, họp giao ban đối với cán bộ quản lý TTHTCĐ:

Hàng tháng phòng GD&ĐT tổ chức họp định kỳ đối với cán bộ quản lý TTHTCĐ các xã, thị trấn trong địa bàn và thành phần mời thêm TTGDTX&DN huyện, Hội khuyến học huyện... Nội dung: báo cáo thực hiện nhiệm vụ TTHTCĐ tháng qua, thông báo kết quả kiểm tra trong tháng (nếu có), nắm bắt những thuận lợi, khó khăn, kiến nghị của TTHTCĐ đối với các cấp quản lý; Triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tháng tới.

Hàng quí, tổ chức họp giao ban giữa các TTHTCĐ trong địa bàn; địa điểm họp tại xã, thị trấn được phòng GD&ĐT chỉ đạo chọn mô hình hoạt động có hiệu quả của huyện để báo cáo cho cuộc họp, các đại biểu tham dự có ý kiến thảo luận ưu điểm, hạn chế của mô hình, từ đó rút kinh nghiệm để triển khai nhân rộng mô hình có hiệu quả cho tất cả TTHTCĐ trong địa bàn áp dụng thực hiện.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng ở huyện lang chánh, tỉnh thanh hoá (Trang 63 - 69)