cho hoạt động của TTHTCĐ
Các điều kiện cần thiết bảo đảm cho hoạt động của TTHTCĐ bao gồm: Nhân lực, vật lực, tài lực.
Tìm kiếm lựa chọn người có năng lực am hiểu về giáo dục, có khả năng quản lý giáo dục để bổ nhiệm chức danh phó giám đốc thường trực TTHTCĐ. Vì TTHTCĐ rất cần người thường trực, thường xuyên có mặt để giải quyết trực tiếp các công việc hàng ngày nên không thể chọn lãnh đạo trường tiểu học hoặc lãnh đạo trường THCS, vì lãnh đạo trường rất nặng về công tác quản lý nhà trường không thể thường xuyên có mặt tại văn phòng TTHTCĐ; thành phần để lựa chọn bổ nhiệm chức danh này một là GV chuyên trách phổ cập có năng lực,
hai là chủ tịch hoặc phó chủ tịch Hội khuyến học, nhưng phải là những người có năng lực trước đây có công tác trong ngành giáo dục, ba là chủ tịch Hội cựu giáo chức xã, phường, thị trấn còn đủ sức khỏe và có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục-đào tạo; ba đối tượng này phù hợp nhất để kiêm nhiệm phó giám đốc thường trực của TTHTCĐ, bởi vì công việc chính của họ có liên quan chặt chẽ với cộng đồng và có thể chọn nơi làm việc phù hợp tại xã, phường, thị trấn để thực hiện thuận lợi cả công tác chính và công tác kiêm nhiệm. Mặt khác, công tác chính của họ cũng không thường xuyên chặt chẽ về thời gian mà có kế hoạch trọng điểm cụ thể rõ ràng, do đó dễ dàng trong sắp xếp để thực hiện có hiệu quả công tác kiêm nhiệm phó giám đốc thường trực TTHTCĐ.
TTHTCĐ là cơ sở giáo dục, nó rất cần có cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của mình và nhất là nguồn kinh phí để phục vụ cho hoạt động thường xuyên. Mặc dù TTHTCĐ luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước hỗ trợ về kinh phí hoạt động và tạo điều kiện cho sử dụng cơ sở vật chất sẵn có như hội trường, nhà văn hóa xã, phường, thị trấn; nhiều nơi, TTHTCĐ có phòng làm việc riêng, có cơ sở vật chất riêng biệt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trung tâm học tập cộng đồng chưa có phòng làm việc riêng mà chỉ có nơi để đặt bàn làm việc chung với các bộ phận khác của xã, phường, thị trấn, điều kiện hội trường, nhà văn hóa của xã chật hẹp không đủ để mở lớp có quy mô lớn và tuy kinh phí có tăng nhưng các xã khó khăn về kinh phí vẫn không thực hiện đúng việc cấp 10 triệu đồng cho TTHTCĐ mà thực hiện điều tiết nhỏ giọt đủ để TTHTCĐ hoạt động cầm chừng, thiếu tính chủ động trong mua sắm trang thiết bị để phục vụ hoạt động, thiếu tính chủ động về kinh phí để phục vụ cho hoạt động thường xuyên. Vì vậy, cần có giải pháp để khai thác bổ sung nguồn kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị để đảm bảo phục vụ cho hoạt động của TTHTCĐ đem lại hiệu quả như sau:
- Nguồn kinh phí hỗ trợ cho TTHTCĐ hoạt động do nhà nước cấp trực tiếp qua tài khoản của TTHTCĐ quản lý để giúp TTHTCĐ thuận lợi trong việc sử dụng kinh phí theo nhu cầu hoạt động thường xuyên và mua sắm bổ sung thiết bị phục vụ cho hoạt động. Phân công cụ thể cơ quan chức năng cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý tài chính và quyết toán kinh phí trực tiếp đối với TTHTCĐ.
- Đẩy mạnh công tác khai thác bổ sung nguồn kinh phí hoạt động và bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị thông qua việc phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Hội khuyến học, các tổ chức Chính trị và tổ chức xã hội khác tham gia vận động hỗ trợ nguồn lực (vật lực, tài lực) cho TTHTCĐ hoạt động.
Trong công tác vận động phải làm cho mọi tổ chức, cá nhân có khả năng về tài chính thấy được việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho TTHTCĐ là việc làm thiết thực, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người dân trong cộng đồng và phải nhận thức rõ về TTHTCĐ là cơ sở giáo dục duy nhất có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về học tập cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ, học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Vận động, thuyết phục 100% Công ty cổ phần, 50% Công ty trách nhiệm hữu hạn có sử dụng từ 50 lao động trở lên tham gia đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho TTHTCĐ, hỗ trợ kinh phí cho người lao động của công ty có tham gia học tập tại TTHTCĐ.
- Làm tốt khâu tuyên truyền vận động để mọi tầng lớp nhân dân trong cộng đồng thấy rõ hơn về chức năng nhiệm vụ và tầm quan trọng của TTHTCĐ đối với việc giáo dục nâng cao trình độ dân trí, tiếp cận khoa học kỹ thuật, áp dụng vào trong sản xuất; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng đời sống văn hóa, góp phần phát triển kinh tế-xã hội cho địa phương; tuyên truyền cho người dân thấy được quyền lợi thiết thực khi tham gia hoạt động tại trung tâm học tập cộng đồng người dân sẽ được mở mang kiến thức, cho người tham gia học tập và hoạt động tại trung tâm có được thú vui tinh thần, giải quyết cho họ những khó khăn, vướng mắc trong đời sống kinh tế…Khi người dân nhận thức được sâu sắc cả hai mặt vừa nêu, họ sẽ tự nguyện tham gia vào các hoạt động do TTHTCĐ tổ chức và sẵn sàng dựa vào khả năng hiện có để góp công, góp của xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho TTHTCĐ. Và nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ chính là nâng cao chất lượng phục vụ lại lợi ích cho chính người dân trong cộng đồng.
- Tham mưu địa phương tranh thủ các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ đầu tư cho giáo dục để xây dựng CSVC cho TTHTCĐ.