Quản lý thiết lập mạng lưới liên kết và xây dựng mối quan hệ phối hợp đảm bảo sự phát triển bền vững của TTHTCĐ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng ở huyện lang chánh, tỉnh thanh hoá (Trang 84 - 87)

phối hợp đảm bảo sự phát triển bền vững của TTHTCĐ

Cơ chế hoạt động của TTHTCĐ như trên đã xác định chính là cơ chế phối, kết hợp. Do đó, việc nâng cao năng lực của cán bộ quản lý TTHTCĐ về thiết lập mạng lưới liên kết và xây dựng mối quan hệ phối hợp đảm bảo sự phát

triển bền vững của TTHTCĐ là rất cần thiết, nó mang tính chất thường xuyên quan trọng trong suốt quá trình quản lý, điều hành hoạt động của TTHTCĐ.

Thứ hai, TTHTCĐ là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng được nhà nước quản lý và hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động; về biên chế cán bộ quản lý TTHTCĐ được bố trí theo chế độ kiêm nhiệm. Do đó muốn phát triển bền vững và hoạt động có hiệu quả thì TTHTCĐ phải huy động được sự tham gia quản lý hoạt động và tham gia đóng góp về nguồn lực của tất cả các tổ chức, cá nhân ở địa phương; để làm được điều này, cán bộ quản lý TTHTCĐ nhất thiết phải thiết lập được mạng lưới liên kết và xây dựng mối quan hệ phối hợp, vì mục đích thiết lập mạng lưới liên kết và xây dựng mối quan hệ phối hợp là nhằm để huy động tốt nguồn lực cho sự phát triển của TTHTCĐ bao gồm: nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực. Để thiết lập mạng lưới liên kết và xây dựng mối quan hệ phối hợp cần thực hiện các bước như sau:

Bước thứ nhất: Xác định nguồn lực của trung tâm. Khi xác định nguồn lực của TTHTCĐ, cán bộ quản lý cần xác định cụ thể ở hai mặt: Nguồn lực thế mạnh của trung tâm và các nguồn lực cần huy động thêm; tức là phải tham mưu để khai thác nội lực, những nguồn lực địa phương vốn có mà nơi khác hoặc các tổ chức, cơ quan khác không thể có được để thu hút họ có nhu cầu trong quan hệ liên kết với TTHTCĐ-ngược lại, phải biết chính xác là trung tâm đang thiếu nguồn lực cơ bản nào để tìm đối tác có thế mạnh về nguồn lực đó liên kết với trung tâm.

Bước hai, Xác định đối tác và xác định mối quan hệ. Tìm kiếm những đối tác có những nguồn lực mà trung tâm đang cần để khai thác thực hiện bổ sung nguồn lực và xác định những đối tác đang cần gì đối với cộng đồng. Ví dụ: Đối với các doanh nghiệp hoặc đơn vị sản xuất thì phải biết được họ đang cần gì đối với cộng đồng để mở rộng qui mô hoặc tăng năng suất; đối với các đơn vị tổ

chức từ thiện, tổ chức phi chính phủ thì phải biết được mục tiêu của họ đối với sự phát triển cộng đồng…, từ đó, cán bộ quản lý trung tâm có thể xác định được nhu cầu, mục tiêu trong liên kết và bước đầu xác định mối quan hệ hỗ trợ hay quan hệ phối hợp, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tiến hành liên kết khai thác huy động nguồn lực.

Bước ba, Thiết lập mạng lưới liên kết. Thiết lập mạng lưới liên kết phải dựa vào từng đối tác cụ thể mà xây dựng các mối quan hệ, gắn kết với nhau về mục tiêu lợi ích chung. Chẳng hạn, cơ sở sản xuất, kinh doanh những mặt hàng phụ thuộc trình độ lao động của người dân, cần triển khai nâng cao kỹ thuật sản xuất để nâng chất lượng sản phẩm; khi liên kết với trung tâm sẽ thuận lợi trong việc tổ chức tiếp xúc và triển khai kỹ thuật sản xuất cho người dân. Mặt khác, cùng một mục tiêu lợi ích chung nên thiết lập mối liên kết với nhiều đối tác để đảm bảo nguồn lực cho hoạt động thường xuyên của TTHTCĐ. Có thể thiết lập mạng lưới với 3 mối quan hệ liên kết chính đó là: Quan hệ hỗ trợ định hướng chủ trương hoạt động cho trung tâm vì mục tiêu phát triển KT-VH-XH cho cộng đồng; Quan hệ hỗ trợ nhân lực, tài lực, vật lực vì mục tiêu phát triển cộng đồng và phát triển sản xuất tăng thu nhập doanh nghiệp; Quan hệ phối hợp thực hiện vì mục tiêu nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ của từng tổ chức. Mỗi một mối quan hệ liên kết bao gồm nhiều thành phần tham gia. Cụ thể là:

- Quan hệ hỗ trợ định hướng chủ trương hoạt động cho TTHTCĐ vì mục tiêu phát triển KT-VH-XH cho cộng đồng, gồm các thành phần: Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Phòng GD-ĐT,TTGDTX huyện, Phòng NN và phát triển NT, Phòng tài chính, Phòng Y tế….

- Quan hệ hỗ trợ nhân lực, tài lực, vật lực vì mục tiêu phát triển cộng đồng và phát triển sản xuất tăng thu nhập doanh nghiệp, bao gồm các thành phần:

Người nông dân giỏi, những người thiện chí, các công ty nhà nước và tư nhân, các tổ chức từ thiện, các tổ chức phi chính phủ…

- Quan hệ phối hợp thực hiện vì mục tiêu nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ của từng tổ chức, bao gồm: Ban tuyên giáo, Ban tư pháp, Ban văn hóa-thông tin, Mật trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội khuyến học, các trường phổ thông trong địa bàn…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng ở huyện lang chánh, tỉnh thanh hoá (Trang 84 - 87)