0
Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Điều kiện tự nhiên 1 Vị trí địa lý, địa hình

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HOÁ (Trang 35 -36 )

2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

* Vị trí địa lý:

Lang Chánh là huyện vùng cao nằm ở phía Tây - Tây bắc tỉnh Thanh Hóa, có diện tích tự nhiên là 58.631,76 ha (chiếm 9,0% diện tích toàn tỉnh). Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thanh Hóa 101 Km về phía Tây - Tây bắc, cách đô thị Ngọc Lặc (tương lai là trung tâm các huyện miền núi phía tây Thanh Hóa) 16 Km về phía tây.

Phía bắc giáp huyện Bá Thước.

Phía Nam giáp huyện Thường Xuân và một phần giáp với nước CHDCND Lào.

Phía Đông giáp huyện Ngọc Lặc. Phía Tây giáp huyện Quan Sơn.

Tọa độ địa lý : Từ 200 00' 13'' - 20018'15'' vĩ độ bắc. Từ 105017'30'' - 105045'20'' kinh độ đông.

Về mặt địa kinh tế, do quốc lộ 15 A đi qua nên huyện Lanh Chánh có điều kiện thuận lợi trong giao lưu văn hóa, và phát triển kinh tế.

* Địa hình :

Nhìn chung địa hình rất phức tạp, bị chia cắt nhiều. Tổng quan địa hình có hướng nghiêng dần từ Tây - Bắc sang Đông - Nam. Độ cao trung bình 500 - 700 m, cao nhất là đỉnh Bù Rinh (1.291m).

Có thể chia làm hai vùng địa hình: Vùng cao có diện tích 48.355,54 ha, chiếm 82,47% diện tích toàn huyện (gồm 7 đơn vị: Lâm Phú, Tam Văn, Trí Nang, Yên Thắng, Yên Khương, Giao An và Giao Thiện). Độ cao trung bình từ 600 - 700 m có địa hình phức tạp, độ dốc thường từ 80 trở lên, thuận lợi cho phát triển Lâm Nghiệp, cây lâu năm và cây công nghiệp hàng năm...Vùng thấp gồm 4 đơn vị (thị trấn Lang Chánh, Quang Hiến, Đồng Lương, Tân Phúc) có diện tích 10.276,22 ha, chiếm 17,53% diện tích, độ cao trung bình từ 500 - 600 m, có độ dốc thấp hơn và nhiều thung lủng thuận lợi cho phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp hàng năm.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HOÁ (Trang 35 -36 )

×