Cải cách kinh tế

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công cuộc cải cách ở cộng hoà nam phi từ 1994 đến 2008 (Trang 44 - 59)

Nhiệm vụ hàng đầu trong công cuộc cải cách kinh tế - xã hội ở Nam Phi là cải cách thể chế kinh tế. Nhà nớc Cộng hòa Nam Phi đã tiến hành xóa bỏ chế độ nô lệ, xóa bỏ hình thức phân biệt chủng tộc giữa ngời chủ da trắng và ngời nô lệ da đen, tiến hành phân chia lại tài sản nh đất đai, nhà xởng xây dựng các thể chế kinh tế mới nhằm phục vụ lợi ích công bằng cho mọi công dân.

Trong cải cách thể chế kinh tế, việc thay đổi chế độ sở hữu đợc đặc biệt coi trọng, vì đây là vấn đề mấu chốt của cải cách, bởi thay thế chế độ sở hữu là thay đổi toàn bộ các thể chế kinh tế đã đợc xác lập dới chế độ Apacthai, khi ngời da trắng đợc toàn quyền sở hữu của cải, nhà cửa, đất đai, công xởng, còn ngời da đen chỉ là nô lệ làm thuê cho ngời da trắng, không có quyền sở hữu. Chính phủ mới của Tổng thống Nelson Mandela đã tiến hành cải cách chế độ sở hữu thông qua việc phân chia lại tài sản, đất đai, công xởng, trao quyền sở hữu cho cả ngời da đen và ngời da trắng. Ngời da đen đợc hoàn toàn làm chủ cuộc sống của mình, với những chính sách, những cơ cấu, và phơng thức hoạt động do chính họ tạo dựng nên. Nhiều ngời e ngại rằng, khi ngời da đen đợc trao quyền, họ sẽ thay đổi vị trí ngợc lại, sẽ bắt ngời da trắng trở thành nô lệ phục vụ cho mình, nhng trong thực tế điều đó đã không xảy ra, vì luật pháp có những quy định ngăn cấm điều đó. Hiện nay những ngời da trắng dân chủ ở Nam Phi vẫn làm chủ vận mệnh của mình. Luật pháp nâng cao vị thế của ngời da đen, nhng vẫn đảm bảo các quyền lợi bình đẳng của ngời da trắng.

Cùng với việc thay đổi chế độ sở hữu là quá trình thực hiện chính sách t nhân hóa nhằm xóa bỏ chính sách kinh tế cũ trì trệ, lỗi thời, xóa bỏ chế độ thống trị độc tôn của chủ nghĩa Apacthai, thực hiện một chính sách kinh tế dân chủ bình đẳng, làm bao nhiêu hởng bấy nhiêu, không có sự phụ thuộc, không có sự áp bức, bóc lột. Sự hình thành chính sách kinh tế mới ở Nam Phi, nhất là chính sách t nhân hóa, đợc khởi xớng từ đầu thập kỷ 1990.

Chính sách t nhân hóa đợc thể hiện rất rõ trong chiến lợc Tăng trởng, việc làm và tái phân phối bắt đầu thực hiện từ năm 1996, trong đó nhấn mạnh các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, t nhân hóa các tài sản của nhà nớc, phát triển thị trờng thân thiện, giữ nghiêm kỷ luật tài chính, tự do hóa thơng mại quốc tế và đầu t nớc ngoài, linh hoạt hóa thị trờng lao động, xác định rõ vai trò và chức năng của nhà nớc trong các

hoạt động kinh tế, coi đó là những điều kiện tiên quyết để đảm bảo duy trì một sự tăng trởng kinh tế liên tục.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ năm 1994 chính phủ mới dới sự lãnh đạo của Tổng thống Nelson Mandela, kế tiếp đó là Tổng thống Thabo Mbeki, đã thúc đẩy việc nhanh chóng khắc phục tình trạng tập trung quá cao vào các ngành dùng nhiều tài nguyên thiên nhiên và thiên lệch cho ngời da trắng, kể từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Trọng tâm của quá trình chuyển đổi này là nhằm đẩy mạnh thực hiện chính sách công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng hiện đại.

Những cuộc tranh luận về cải cách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau năm 1994 tập trung chủ yếu vào hai trờng phái. Trờng phái thứ nhất do Zavareh Rustomjee (sau này là Chủ tịch Phòng Thơng mại và Công nghiệp Nam Phi) và Paul Jourdan (Chủ tịch Mintek - cơ quan nghiên cứu công nghệ khai thác khoáng sản) đứng đầu, thiên về quan điểm khai thác lợi thế so sánh sẵn có và cho rằng, để thúc đẩy tăng trởng và phát triển kinh tế, Nam Phi nên khai thác những lợi thế - thế mạnh của đất nớc mình. Những lợi thế này chủ yếu nằm trong các ngành công nghiệp liên quan đến nguồn tài nguyên khoáng sản, hình thành nên các tổ hợp năng lợng - khai khoáng, các tập đoàn kinh doanh lớn, các dự án quy mô lớn. Trờng phái thứ hai do Brian Levy, giáo s kinh tế học ở Mỹ dẫn đầu. Ông này đa ra quan điểm ủng hộ việc tìm kiếm những lợi thế so sánh mới trong phát triển kinh tế ở Nam Phi. Theo ông, chế độ Apacthai đã dựng nên các dự án quy mô lớn, tập trung nhiều vốn trong các tổ hợp năng lợng khai khoáng, nhng không hiệu quả, vì vậy cần xóa bỏ mô hình này, và thay vào đó bằng một chiến lợc hỗ trợ thích ứng, u tiên cho việc phát triển các ngành công nghiệp chế tạo tập trung nhiều lao động, hớng về xuất khẩu mà chế độ Apacthai không khuyến khích phát triển. Theo trờng phái này, nền kinh tế cần tạo ra nhiều việc làm thông qua chính sách hớng ngoại, giảm các rào cản thơng mại, xây dựng các ngành công nghiệp mới thu hút nhiều lao động và một số ngành công nghiệp mới mang tính cạnh tranh cao.

Tham khảo những quan điểm về cải cách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả hai trờng phái trên đây, từ khi lên cầm quyền năm 1994, chính phủ mới ở Nam Phi đã

tập trung thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế hớng vào 5 mục tiêu chính là:

- Duy trì và mở rộng năng lực cạnh tranh quốc tế trên cơ sở phát triển các ngành công nghiệp chế tạo dựa trên nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, coi đó là hạt nhân của sự phát triển kinh tế.

- Hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp nhẹ, những ngành không dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, để phục vụ tiêu dùng trong nớc, tạo động lực phát triển nền kinh tế độc lập và bền vững.

- Hớng tới liên kết các ngành công nghiệp chủ chốt dựa vào tài nguyên với các ngành công nghiệp chế tạo khác bằng cách khuyến khích sự liên kết lợi ích, gắn với các ngành công nghiệp cung cấp sản phẩm tiêu dùng và đầu vào cho các ngành công nghiệp chủ chốt.

- Khuyến khích các ngành công nghiệp chế biến nông sản, coi đó là mục tiêu để phát triển việc làm trong bộ phận dân c đang có điều kiện sống bất lợi nhất. Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

- Tất cả các ngành đều hớng tới mục tiêu công nghiệp hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng.

Trong cơ cấu ngành, nông nghiệp đợc coi trọng vừa nhằm đáp ứng nhu cầu l- ơng thực, thực phẩm và đời sống của nhân dân trong nớc, vừa để phục vụ cho mục đích thơng mại. Đối với Nam Phi, điều kiện thời tiết không u đãi cho phát triển nông nghiệp, đất đai hầu hết bị sa mạc hóa. Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi chiếm 35,3%, cây lơng thực 41%, làm vờn 23,7%. Những sản phẩm nông nghiệp chính của Nam Phi là ngô, lúa mỳ, yến mạch, đờng, hoa tơi, nho, cam chanh và gia súc gia cầm.

Từ năm 1994, chính sách nông nghiệp của Nam Phi đã có nhiều thay đổi, trọng tâm hớng vào việc phi điều tiết thị trờng nông sản, hủy bỏ thuế đối với những ngành u đãi, cải cách đất đai, cải cách chính sách thơng mại. Những đổi mới chủ yếu trong chính sách thơng mại nhằm thay thế biện pháp kiểm soát trực tiếp hàng hóa nhập khẩu bằng thuế nhập khẩu sang biện pháp duy trì tỷ lệ thuế quan thấp dới mức quy định của WTO, hủy bỏ kiểm soát nhà nớc đối với xuất khẩu, ký kết những hiệp định thơng mại u đãi trong và ngoài Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC),

giúp nông dân Nam Phi tiếp cận dễ dàng hơn với thị trờng khu vực và quốc tế. Giảm 1/3 tỷ lệ thuế quan trong giai đoạn 1994-1999. Từ khi áp dụng các biện pháp phi điều tiết thị trờng vào giữa thập kỷ 1990, những can thiệp của thị trờng trong nớc đối với cây mía đờng đã đợc Hiệp hội đờng Nam Phi áp dụng để duy trì khả năng xuất khẩu đờng của nớc này. Quan trọng hơn là, chơng trình cải cách đất đai với 3 mục tiêu: thực hiện bồi thờng đất đai, phân phối lại đất đai và cải cách sở hữu ruộng đất, đã đem lại những cơ hội đợc sở hữu đất đai nông nghiệp cho ngời da đen bản địa. Năm 2005, chính phủ đã áp dụng các chơng trình mới hỗ trợ cho các hộ nông dân có xu h- ớng thị trờng hóa sản phẩm nông nghiệp, chủ yếu là cung cấp các khoản đầu t và tín dụng nhỏ, các dịch vụ tài chính bán lẻ cho các vùng nông thôn.

Chính sách mở cửa ngành nông nghiệp đã tạo cơ hội cho Nam Phi phát triển thành một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về các sản phẩm nông nghiệp nh rợu vang, hoa quả sạch và đờng. Nam Phi đã trở thành một đối tác thơng mại quan trọng trong khu vực châu Phi.

Mặc dù điều kiện tự nhiên không thuận lợi lắm, nhng với những nỗ lực to lớn và có những điều chỉnh chính sách thích hợp, đến nay Nam Phi đã tự cung tự cấp đợc phần lớn các loại lơng thực cơ bản. Trong ngoại thơng, Nam Phi nhập khẩu một số nông phẩm nh lúa mì, cà phê, gạo, chè, và các loại nông phẩm có dầu; xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp khác nh trái cây có múi, đờng, nho, táo, lê, quả mộc qua, ngô, rợu nho, lạc, hoa tơi, vải nỉ và len.

Về công nghiệp và công nghệ, Nam Phi thực hiện chính sách công nghiệp mở, nhấn mạnh đến những lợi thế tài nguyên khoáng sản dồi dào, hớng tới xây dựng những lợi thế so sánh ở các ngành có giá cả và mức cầu quốc tế cao. Để thực hiện chính sách cơ cấu này, Nam Phi bắt đầu từ việc xây dựng kỹ năng cho nguồn nhân lực, kỹ năng quản lý và cơ sở hạ tầng ngay từ những năm đầu cải cách, hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành chế tạo và dịch vụ.

Nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế theo hớng hiện đại, chính phủ đã tiến hành các biện pháp hỗ trợ sáng kiến công nghiệp cho một số ngành cơ bản nh công nghệ hóa dầu từ than cốc, năng lợng nguyên tử, điện tử, công nghệ viễn thông. Sau một thời gian giảm chi tiêu cho nghiên cứu và triển khai từ 1% GDP năm 1991 xuống 0,7% năm 1997, những chính sách và chơng trình mới của chính phủ trong những

năm tiếp theo đã khôi phục và tăng trở lại các khoản chi tiêu cho nghiên cứu và triển khai lên 0,76% GDP năm 2001, rồi 0,81 % GDP năm 2003, tuy mức chi tiêu này vẫn còn thấp so với thế giới.

Những chính sách chủ yếu để phát huy sáng kiến công nghệ tập trung trong cuốn Sách trắng công nghệ đợc công bố năm 1996, trong đó nêu rõ mục tiêu xây dựng một mô hình quốc gia phát huy sáng kiến, chú trọng đến các chiến lợc phát triển công nghệ sinh học và công nghệ chế tạo tiên tiến. Chơng trình hỗ trợ sáng kiến công nghiệp (SPII) đã đợc chính phủ thành lập để hỗ trợ cho ngành điện tử, viễn thông, sau đó mở rộng sang các ngành khác. Chơng trình Công nghệ và Nguồn nhân lực dành cho phát triển công nghiệp (THRIP) đợc triển khai trong thời gian này với mục tiêu liên kết đào tạo đại học với các nớc công nghiệp phát triển trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Chính phủ đã trợ cấp trên 50% chi phí cho khu vực t nhân để thực hiện các dự án nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật và đào tạo nhân lực.

Nam Phi đã thành lập Hội đồng nghiên cứu khoa học và công nghiệp (CSIR), một trong những tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp lớn nhất nớc.

Từ đầu thập kỷ 1990 Nam Phi đã có những bớc chuyển quan trọng, từ phát triển các ngành công nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên là chính sang phát triển các ngành công nghiệp chế tạo có hàm lợng giá trị gia tăng cao, nổi bật là các ngành tập trung nhiều vốn. Nhờ tăng đầu t cho nghiên cứu và triển khai (R & D), các ngành công nghiệp dùng nhiều lao động đã ngày càng thu hẹp, nhờng chỗ cho các ngành công nghiệp tập trung nhiều vốn với quy mô lớn. Ngoài ngành than cốc và hóa dầu từ than cốc, các ngành công nghiệp khác nh hóa chất cơ bản, luyện kim và công nghiệp ô tô chiếm tới hơn một nửa tổng đầu t cố định của khu vực công nghiệp chế tạo năm 2004. Một số tập đoàn kinh tế của Nam Phi nh tập đoàn Sasol trong lĩnh vực hóa chất cơ bản và hóa dầu, hay tập đoàn Iscor trong lĩnh vực chế biến sắt, thép đã cùng một lúc phát triển kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhất là các ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến khoáng sản.

Việc phát triển các tập đoàn kinh doanh lớn là một trong những mục tiêu của chiến lợc phát triển công nghiệp và dịch vụ của Nam Phi, đây đợc coi là động lực cần thiết để thực hiện và khai thác công nghệ mới, mở rộng quy mô và phạm vi của nền

kinh tế. Các tập đoàn này đã trở thành chìa khóa dẫn đến sự thành công kinh tế của Nam Phi trong hơn 10 năm đầu cải cách.

Nhiều tập đoàn kinh doanh lớn của Nam Phi đã có tên tuổi trên thế giới. Chẳng hạn nh SAB Miller là tập đoàn sản xuất bia lớn thứ hai thế giới. Sasol là tập đoàn kinh doanh lớn trong lĩnh vực hóa dầu từ dầu khí và than cốc. Ngoài ra, có thể kể đến các tập đoàn nh AngloGold là nhà sản xuất vàng lớn nhất thế giới; Samancor là nhà sản xuất crôm có chứa sắt lớn nhất thế giới, sản xuất tới 1,1 MT crôm chứa sắt mỗi năm; Denel là nhà chế tạo các thiết bị quốc phòng cung cấp 15.000 linh kiện máy bay/tháng cho Boeing.

Các tập đoàn kinh tế lớn đang góp phần làm tăng thêm sức cạnh tranh cho nền kinh tế Nam Phi. Khác với các mô hình của Nhật Bản và Hàn Quốc dựa trên mối liên kết chặt chẽ giữa chính phủ và các tập đoàn kinh tế lớn, các tập đoàn của Nam Phi có mức độ tập trung hóa rất cao. Hơn 1/2 trong tổng số 57 tập đoàn trong ngành chế tạo của Nam Phi chịu sự chi phối của 4 tập đoàn chủ chốt, chiếm phần lớn sản lợng của ngành chế tạo. 5 tập đoàn lớn nhất Nam Phi kiểm soát tới 44,6% nguồn vốn huy động trên thị trờng chứng khoán Johannesburg năm 2003.

Một đặc điểm quan trọng khác của ngành công nghiệp Nam Phi là phát triển dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có, nhng không theo cách cũ chỉ tập trung phát triển công nghiệp khai khoáng, mà ngày càng tăng cờng sử dụng các nguồn tài nguyên nh những lợi thế để phát triển công nghiệp.

Cùng với xu hớng mở cửa và tự do hóa thị trờng, chính phủ đã không ngừng đề ra các chính sách phát triển công nghiệp trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên. Nhiều dự án cho vay của IDC trong thập kỷ chín mơi đều nhằm hỗ trợ cho các chơng trình phát triển công nghiệp liên quan đến khoáng sản.

Chơng trình u đãi lớn nhất mà chính phủ dành để phát triển các dự án công nghiệp chiến lợc là việc cung cấp thiết bị miễn thuế giá trị 7,7 tỷ Rand trong năm 2002. Những u đãi cho các dự án công nghiệp chiến lợc (SIP) là nhằm mục tiêu đầu t lớn cho các ngành công nghiệp để tăng sức cạnh tranh cho Nam Phi trong tơng lai. Chính sách u đãi này nhằm mục đích củng cố xu hớng phát triển công nghiệp nặng và củng cố năng lực của các tập đoàn lớn nhằm khai thác lợi thế của chính sách công nghiệp.

Trong công nghiệp, Nam Phi dành u tiên cao cho việc phát triển các ngành có vai trò chủ đạo nh công nghiệp ô tô, công nghiệp hóa chất, công nghiệp điện tử - viễn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công cuộc cải cách ở cộng hoà nam phi từ 1994 đến 2008 (Trang 44 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w