Cải cách xã hộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công cuộc cải cách ở cộng hoà nam phi từ 1994 đến 2008 (Trang 68 - 77)

2.2.3.1. Thực hiện công bằng xã hội, xóa đói, giảm nghèo

Sự thay đổi lớn nhất về mặt chính trị và xã hội ở Nam Phi kể từ khi Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) lên nắm quyền năm 1994 là việc xóa bỏ sự phân biệt giai cấp và sắc tộc giữa ngời da trắng và ngời da đen, đánh dấu một mốc son phát triển mới, lần đầu tiên sau 300 năm ngời da đen đợc quyền bỏ phiếu bầu cử, đợc quyền phát biểu và hội họp tự do. Tuy nhiên, chính phủ mới của tổng thống Nelson Mandela đã phải tiếp nhận một nền kinh tế và một hệ thống xã hội yếu kém, lạc hậu, cùng hàng loạt vấn đề nan giải liên quan đến xung đột lợi ích giai cấp, chính trị, bệnh tật, nghèo đói, đặc biệt là tình trạng bất bình đẳng xã hội sâu sắc. Với phơng châm vì cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi ngời, Đảng ANC đã thực hiện hàng loạt các chơng trình, kế hoạch hành động đợc tiến hành ngay sau khi lên cầm quyền, điển hình là Chơng trình Tái thiết và Phát triển (R&P) đợc khởi xớng từ năm 1994 nhằm ổn định xã hội sau nội chiến, tiến hành xây dựng lại đất nớc, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con ng- ời, giảm nghèo, dân chủ hóa nhà nớc và xã hội, phân phối lại tài sản quốc gia cho ng- ời da đen và da màu, phát triển nguồn nhân lực; và Chơng trình Tăng trởng, Việc làm, Tái phân phối (GEAR) khởi xớng tháng 6/1996 nhằm t nhân hóa các tài sản của nhà nớc, tự do hóa thơng mại quốc tế và đầu t nớc ngoài, linh hoạt hóa thị trờng lao động, giảm bớt sự can thiệp của nhà nớc đến mức tối thiểu trong các hoạt động kinh tế.

Việc xây dựng thành công một chế độ dân chủ, ổn định chính trị kể từ năm 1994 đã tạo cơ hội cho mọi ngời dân đợc hởng lợi ích từ sự tăng trởng kinh tế. Cựu tổng thống Nelson Mandela và Tổng thống kế nhiệm ông là Thabo Mbeki đã tiến hành chính sách hai nền kinh tế trong một quốc gia, còn gọi là nền kinh tế nhị nguyên, một mặt nhằm hình thành một nền kinh tế tiên tiến, dựa trên lao động kỹ năng cao, đủ sức cạnh tranh trên toàn cầu, mặt khác xây dựng một nền kinh tế phi

chính thức, dựa trên lao động kỹ năng thấp để hạn chế tình trạng thất nghiệp do nền kinh tế chính thức tạo ra. Về mặt xã hội, nền kinh tế nhị nguyên đợc xây dựng dựa trên 3 trụ cột chính là:

1- Khuyến khích tăng trởng và phát triển trong nền kinh tế chính thức; 2- Tạo việc làm trong nền kinh tế phi chính thức;

3- Thực hiện an sinh xã hội để xóa bỏ đói nghèo.

Trong nền kinh tế chính thức, tăng trởng kinh tế và phát triển các ngành công nghiệp hiện đại đã khiến thu nhập của ngời dân ngày càng đợc nâng lên. Còn công bằng xã hội chủ yếu đợc thực hiện thông qua nền kinh tế phi chính thức và phân phối phúc lợi xã hội. Trong nền kinh tế phi chính thức, các lĩnh vực u tiên cho ngời da đen rất rộng từ bán hàng hóa trên đờng phố đến các ngành chế tạo quy mô nhỏ, hầu hết tập trung vào các ngành bán lẻ và dịch vụ, chỉ có một số ít trong ngành chế tạo. Trong số 12 triệu ngời làm việc trong ngành kinh tế phi chính thức năm 1998, có 86% là ng- ời da đen, 7,6 % là ngời da màu.

Sau sự sụp đổ của chế độ Apacthai, chính phủ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để ngời da đen có việc làm và nâng cao thu nhập, với mục đích giảm mạnh tỷ lệ hộ đói nghèo. Luật về Quyền lợi Kinh tế của Ngời da đen (BEE) là nhằm mở rộng sự tham gia của ngời da đen trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Đây đợc đánh giá là một chiến lợc nhằm bình thờng hóa xã hội vốn bị phân biệt, kỳ thị trong chế độ Apacthai. BEE là một chiến lợc nhằm chống lại những rủi ro chính trị, kinh tế, xã hội cho ngời da đen. Nhờ có BEE, trong những năm gần đây, sở hữu cổ phần của ngời da đen có chiều hớng gia tăng. Năm 2003, khả năng huy động vốn của các công ty do ngời da đen quản lý trên thị trờng chứng khoán Johannesburg (JSE) là 6,7 tỷ USD, năm 2004 tăng lên 8,9 tỷ USD.

Để tạo điều kiện tốt cho việc thực thi đạo luât BEE, Đạo luật Giáo dục năm 1996 đã mở ra một hệ thống giáo dục quốc gia mới, lần đầu trong lịch sử đất nớc xóa bỏ sự phân biệt giáo dục giữa ngời da trắng, da màu, da đen, ngời ấn Độ và các sắc tộc khác ở Nam Phi. Nguồn ngân sách của các cấp chính quyền địa phơng dành cho giáo dục ngày càng tăng, góp phần quan trọng cải thiện chất lợng giáo dục của ngời da đen. Năm 1998, Đạo luật Phát triển kỹ năng đã ra đời với mục đích đào tạo kỹ năng cho ngời lao động da đen thông qua hàng loạt các chơng trình đào tạo khác

nhau. Giáo dục bậc cao đợc chính phủ chú trọng. Dới chế độ Apacthai, giáo dục bậc cao hoàn toàn dành cho ngời da trắng. Đến năm 2000, đã có một sự thay đổi rất lớn: 60% thanh niên Nam Phi đăng ký nhập học giáo dục bậc cao là ngời da đen. Trong tổng số 345.403 sinh viên năm 2000, có 178.654 sinh viên là ngời châu Phi, 122,461 sinh viên là ngời da trắng, 15.853 ngời da màu và 28.054 sinh viên ngời ấn Độ.

Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên nghèo tiếp cận giáo dục bậc cao, Cơ chế Trợ giúp Tài chính Quốc gia dành cho Sinh viên (NSFAS) đã đợc thiết lập từ năm 1994. Đến năm 2004, khoảng 360.000 đã đợc vay u đãi trị giá 4 tỷ Rand theo cơ chế này.

Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện BEE, ngời da đen đã bộc lộ những yếu điểm của mình trong việc kiểm soát và điều hành những lĩnh vực kinh tế của họ. Điều quan trọng rút ra là cần phải phát triển kỹ năng cho ngời da đen, nhằm tạo quyền lực thực sự cho họ trong sở hữu và kiểm soát kinh tế, chứ không chỉ dựa trên sự phân bổ quyền sở hữu theo kế hoạch. Những nghiên cứu gần đây của chính phủ Nam Phi cho thấy lợi ích kinh tế dành cho ngời da đen chủ yếu nằm trong giới lãnh đạo. Trên thực tế, hàng triệu ngời da đen vẫn không đợc hởng lợi ích từ sự thay đổi quyền lực sau năm 1994, thậm chí mức sống của họ không đợc cải thiện theo chiều hớng tốt hơn. Nếu không có sự đào tạo kỹ năng, ngời da đen sẽ không thể tham gia hiệu quả vào các hoạt động kinh tế và phúc lợi ở Nam Phi. Chính phủ khuyến khích ngời da trắng đầu t vốn vào các công ty của ngời da đen. Trên thực tế, nhiều công ty của ngời da đen vẫn do ngời da trắng điều hành.

Những nhợc điểm trên đã dẫn đến việc sửa đổi quy định về sở hữu kinh tế của ngời da đen vào tháng 1/2004. Đạo luật dành quyền cho ngời da đen ký ngày 7/1/2004 quy định: sẽ tăng số lợng ngời da đen trong việc quản lý, sở hữu và kiểm soát các doanh nghiệp và tài sản sản xuất; tạo điều kiện thuận lợi về mặt sở hữu và quản lý các doanh nghiệp và tài sản sản xuất cho cộng đồng, công nhân, hợp tác xã và các loại hình xí nghiệp khác; phát triển kỹ năng và nguồn nhân lực; phấn đấu để có đại diện của ngời da màu trong các lĩnh vực sản xuất và lực lợng lao động; khuyến khích đầu t vào các doanh nghiệp do ngời da đen quản lý. Đạo luật này thúc đẩy sự tham gia vào nền kinh tế của ngời da đen nhằm đạt đợc một sự thay đổi cơ bản về sắc tộc trong sở hữu và quản lý các xí nghiệp đang tồn tại và các xí nghiệp mới. Tất cả

các điều kiện về cơ sở hạ tầng, đào tạo kỹ năng, các chơng trình đầu t mới, các kỹ thuật tiếp cận nguồn tài chính... đều đợc u tiên cho ngời da đen.

Trong số những biện pháp xã hội, đáng chú ý là việc ban hành Hiến chơng về lợi ích của Ngời da đen tháng 10/2004. Hiến chơng này quy định cụ thể các lĩnh vực - u tiên dành cho ngời da đen tham gia hoạt động trong các lĩnh vực khai mỏ, dầu khí, du lịch, dịch vụ tài chính, công nghệ thông tin, dự kiến sẽ nâng tỷ lệ sở hữu của ngời da đen trong các lĩnh vực này lên 25% - 30% trong 10 năm tiếp theo tính từ cuối năm 2004. Trong ngành nông nghiệp, cải cách đất đai, phân bố lại quyền sở hữu đất đai sẽ đợc tiến hành nhằm giúp ngời da đen có thể sở hữu hoặc tham gia vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp. Sở hữu của ngời da đen trong đất nông nghiệp năm 2014 dự kiến sẽ đợc nâng lên mức 30%. Kể từ năm 2004 ngời da đen sẽ đợc sở hữu hoàn toàn trong các lĩnh vực vận tải, xây dựng, sản xuất rợu bia... Chính phủ hy vọng với việc cơ cấu lại sở hữu trong các ngành kinh tế, quyền lợi của ngời da đen sẽ đợc nâng lên, giúp họ có thể thoát khỏi đói nghèo và bất bình đẳng.

2.2.3.2. Chính sách an sinh và phúc lợi xã hội

Trớc năm 1994, hàng triệu ngời dân Nam Phi không đợc nhận phúc lợi và an sinh xã hội dới bất kỳ hình thức nào. Hiến pháp mới năm 1996 quy định tất cả mọi ngời dân đều đợc hởng an sinh xã hội. Trên cơ sở của Hiến pháp mới, Chính phủ Nam Phi đã thiết lập hệ thống phúc lợi xã hội mở rộng, quan tâm đến mọi tầng lớp dân c, nhằm xây dựng một xã hội đoàn kết thông qua chơng trình trợ cấp đầy đủ và hiệu quả.

Trong những năm đầu dới chính quyền mới, chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội của Nam Phi đã đợc thực hiện, nhng thông qua nhiều hình thức và biện pháp mang tính phân tán, cha có sự quản lý thống nhất. Để có sự quản lý tập trung và thống nhất, ngày 1/4/2006 chính phủ Nam Phi đã chính thức thành lập Cơ quan An sinh xã hội Nam Phi (SASSA). Đây là một trong những động thái quan trọng nhất của Nam Phi trong việc xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội. Bớc đầu Cơ quan này có nhiệm vụ tiếp nhận vai trò đầu t và quản lý các khoản trợ cấp tại các tỉnh phía Tây, tỉnh phía Nam và Gauteng, tiếp đó triển khai hoạt động trợ cấp tại các tỉnh còn lại.

Mục tiêu của SASSA là nhằm tạo ra khả năng phát triển an sinh xã hội trên nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm cả các hệ thống chính sách và thủ tục khác nhau về quản lý nguồn nhân lực, tài chính, phát triển công nghệ thông tin và mô hình phân phối dịch vụ. Đối tợng và lĩnh vực trợ giúp xã hội, nh đã đợc chính phủ phê chuẩn trong năm tài khóa 2005/2006, bao gồm con ngời, tài sản, ngân sách và thu nhập cho ngời nghèo.

Mô hình an sinh xã hội của Nam Phi có nhiều nét giống mô hình an sinh xã hội của Thụy Điển và các nớc Bắc Âu, chủ yếu dành cho những ngời nghèo, ngời yếu thế, thất nghiệp, trong đó tập trung phần lớn vào các dịch vụ nh trợ cấp hu trí, trợ cấp ngời ốm đau, bệnh tật, trợ cấp cho trẻ em dới 7 tuổi, những nạn nhân của chiến tranh, y tế, dịch vụ công cộng...

Chi tiêu cho an sinh xã hội của Nam Phi tăng gấp 3,7 lần trong giai đoạn 1994- 2004, từ 10 tỷ Rand năm 1994 lên 37,1 tỷ Rand năm 2004, số ngời nhận lợi ích an sinh tăng từ 2,6 triệu lên 7,9 triệu trong cùng giai đoạn. Hàng năm 70% an sinh xã hội đợc dành cho ngời già, một nửa trong số đó dành cho những ngời bệnh, 15% dành

cho trẻ em dới 7 tuổi. Trợ cấp thu nhập đợc áp dụng cho những ngời thất nghiệp với mức 100 Rand/tháng. Nam Phi hiện là một trong số ít nớc châu Phi đã u tiên dành cho các ngành phúc lợi công cộng một tỷ lệ khá cao trong ngân sách: y tế 11%, giáo dục 19%, nhà ở 2%, bảo hiểm và dịch vụ đời sống 17%.

Nam Phi thực hiện một chính sách an sinh xã hội toàn diện, trong đó trợ cấp xã hội là một trong những trụ cột quan trọng nhất. Hơn 11 triệu ngời dân Nam Phi trực tiếp nhận đợc trợ cấp xã hội, bao gồm ngời già, ngời tàn tật và trẻ em bị thơng tật. Chỉ xét riêng Chơng trình trợ cấp cho trẻ em, Nam Phi đã đạt kết quả vợt quá gấp đôi mục tiêu ban đầu, với số trẻ em thực tế đợc trợ cấp đạt hơn 7 triệu so với mục tiêu đề ra là 3,2 triệu em.

Một trong những nguyên nhân quan trọng đảm bảo sự thành công của chính sách an sinh xã hội của Nam Phi là nó thờng xuyên đợc đánh giá và giám sát một cách chặt chẽ. Điển hình là việc thực hiện chiến dịch chống tham nhũng trong những năm qua đã tiết kiệm tài chính quốc gia trên 400 triệu Rand, đặt nền móng vững chắc cho những hoạt động của SASSA.

Để khắc phục tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực an sinh xã hội, SASSA đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan an ninh điều tra. Một ví dụ điển hình là SASSA đã cùng các đơn vị an ninh xem xét lại những cá nhân nhận viện trợ từ Hội trợ cấp những ngời tàn tật, từ đó phát hiện hơn 150.000 trờng hợp nhận trợ cấp tạm thời không đúng quy định và phải xem xét lại.

SASSA xây dựng hai chơng trình kiểm tra toàn diện các hoạt động phân phối dịch vụ an sinh xã hội, một nhằm mục đích đánh giá ảnh hởng của các khoản trợ cấp đối với ngời hởng lợi, một nhằm phân tích chính sách xã hội để đa ra các quyết định phát triển xã hội dài hạn.

Năm 2006, SASSA đã thực hiện điều tra 7000 cá nhân và 14.000 hộ gia đình để tìm ra kết quả cuối cùng về những tác động kinh tế - xã hội đối với những ngời đợc hởng trợ cấp an sinh xã hội, từ đó có những điều chỉnh kịp thời mức trợ cấp theo thời gian tùy theo tình hình tài chính của các loại trợ cấp.

Bên cạnh các cuộc điều tra, SASSA đã thực hiện các dự án nghiên cứu để xây dựng chính sách xã hội, với sự hỗ trợ khoảng 3,865 triệu bảng Anh của quỹ DFID (Cơ quan Phát triển Quốc tế của Vơng quốc Anh) của nớc Cộng hòa Nam Phi, nhằm

tạo nên một khung hệ thống cho các hoạt động, làm cơ sở vững chắc và bền vững cho việc thực hiện thành công các chính sách an sinh xã hội. Trong số các dự án đó, đáng lu ý có Dự án Nghiên cứu thu nhập ở KwaZalu Natal, đánh giá kết quả trợ cấp cho trẻ em và điều tra trên 1.100 hộ gia đình ở Kwalu Natal; Dự án phân tích tỉ lệ nhận trợ cấp xã hội giảm nghèo cho ngời dân; Dự án nghiên cứu về tình trạng loại trừ xã hội và giải pháp. Mục đích của các dự án nghiên cứu là nhằm phân tích những thành công và thất bại trong quá trình thực thi các chính sách an sinh xã hội, những nguyên nhân thành bại của việc thực thi chính sách, từ đó hoạch định các chính sách sao cho phù hợp với thực tế và mang lại hiệu quả cao, tạo cơ hội để các hộ gia đình và cá nhân h- ởng lợi có điều kiện tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ cơ bản trong xã hội và các cơ hội kinh tế, nâng cao mức sống, giảm đói nghèo.

TIểU KếT

Sau hơn 10 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên kết hợp với các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, xây dựng khu vực dịch vụ hiện đại và thuận tiện nhất trong châu lục, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Nam Phi đã đạt đợc những thành quả rất quan trọng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công cuộc cải cách ở cộng hoà nam phi từ 1994 đến 2008 (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w