Tình hình quốc tế

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công cuộc cải cách ở cộng hoà nam phi từ 1994 đến 2008 (Trang 33 - 34)

Bớc sang những năm 90, cục diện kinh tế, chính trị thế giới có nhiều thay đổi nhanh chóng, phức tạp và khó lờng. Chiến tranh lạnh đã kết thúc, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nớc Đông Âu sụp đổ. Trong khi đó, chủ nghĩa t bản đã có sự điều chỉnh chiến lợc phát triển. Một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế đã bắt đầu: Thời kỳ thế giới không còn đứng theo hàng dọc và không bị chi phối bởi trật tự hai cực nữa. Loài ngời cũng không còn bị đe doạ bởi một cuộc chiến tranh huỷ diệt lớn, nhng những cuộc xung đột về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, những cuộc chiến tranh cục bộ vẫn còn xuất hiện ở nhiều nơi làm cho tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp.

Cùng với những thay đổi về chính trị, kinh tế, trong thập niên cuối của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại phát triển tăng tốc với các đợt sóng công nghệ cao, nổi bật là công nghệ thông tin, mang lại những biến đổi ngày càng sâu sắc và nhanh chóng trong mọi mặt đời sống nhân loại. Khoa học công nghệ trở thành lực lợng sản xuất trực tiếp, dẫn đến sự phát triển của xã hội không còn dựa chủ yếu vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà chủ yếu dựa vào những nguồn có yếu tố tri thức, dần dần hình thành nền kinh tế tri thức. Chính sự phát triển mạnh mẽ ấy đã làm thay đổi quan hệ kinh tế, chính trị giữa các quốc gia, tác động đến chiến lợc phát triển của mỗi nớc, đồng thời làm thay đổi t duy trong việc đánh giá sức mạnh tổng hợp của đất nớc. Trong đó, nớc nào cũng nhận thức sâu sắc rằng sức mạnh của mỗi quốc gia là một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính mạnh và một nền công nghệ có trình độ cao là cơ sở để xây dựng sức mạnh thực sự của quốc gia. Từ đó, các nớc buộc phải điều chỉnh, cải tổ, cải cách, đổi mới cho phù hợp.

Quá trình khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ cha từng thấy với những biểu hiện của xu thế tăng cờng hợp tác giữa các quốc gia và khu vực trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh và văn hoá xã hội. Thế giới đang chuyển mạnh từ chạy đua quyết liệt về quân sự, tranh giành khoảng trống quyền lực sang cạnh tranh về kinh tế, chiếm lĩnh các thị trờng. Kinh tế ngày càng đóng vai trò quyết định trong

việc xác định vị thế, sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia, dân tộc trên trờng quốc tế. Mặt khác, những mâu thuẫn trong thơng mại quốc tế ngày càng diễn ra gay gắt mà điển hình nhất là thất bại của Hội nghị Cancun ở Mêxicô, của vòng đàm phán Doha mà thực chất là những mâu thuẫn về lợi ích trong thơng mại quốc tế giữa các nớc phát triển và các nớc đang phát triển. Xu thế phát triển mạnh mẽ các khối liên kết kinh tế nh hình thành Hiệp định tự do toàn châu Mỹ năm 2005; tăng cờng hợp tác trong khu vực châu á - Thái Bình Dơng thông qua diễn đàn APEC; sáng kiến hình thành nhóm kinh tế Đông á (EAEC) của Malaixia. Quá trình này một mặt gắn kết các nớc lại với nhau chặt chẽ hơn bao giờ hết, tạo cơ hội cho quá trình hội nhập và phát triển. Nhng mặt khác, nó cũng làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng đang tồn tại giữa các quốc gia, đặt ra những thách thức gay gắt đối với tất cả các nớc, nhất là các nớc chậm và đang phát triển, đó là nguy cơ tụt hậu và cuộc cạnh tranh gay gắt về kinh tế. Đồng thời, nhiều vấn đề mang tính cấp bách toàn cầu nh chênh lệch giàu nghèo, khan hiếm nguồn năng lợng, dịch bệnh, thiên tai... đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải có sự phối hợp để giải quyết.

Sự thay đổi của tình hình thế giới nói trên đã làm nảy sinh những xu thế mới trong quan hệ quốc tế. Hoà bình, ổn định, u tiên phát triển kinh tế, quốc tế hoá và liên kết khu vực trở thành những xu thế chủ đạo. Các quốc gia lớn nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác, liên kết khu vực và quốc tế trên các bình diện, không phân biệt chế độ chính trị xã hội, vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình. Bên cạnh đó, các dân tộc vẫn nâng cao ý thức độc lập tự chủ, đấu tranh chống lại sự áp đặt của nớc ngoài, các lực lợng cách mạng vẫn đang đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Trớc những thay đổi sâu sắc của tình hình thế giới cũng nh thực trạng của nền kinh tế – xã hội mà chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai đã để lại cho chính quyền dân chủ non trẻ, Nam Phi buộc phải có những chính sách cải cách phù hợp, để tập trung vào củng cố nội bộ, phát triển kinh tế, kỹ thuật nhằm tăng cờng sức mạnh quốc gia, đồng thời từng bơc lấy lại vị thế của mình ở khu vực và trên trờng quốc tế.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công cuộc cải cách ở cộng hoà nam phi từ 1994 đến 2008 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w