Những khó khăn của ASEAN trong ASEM

Một phần của tài liệu Hợp tác của hiệp hội các quốc gia đông nam á (ASEAN) với liên minh châu âu (EU) và các nước đông bắc á trong diễn đàn hợp tác á âu (ASEAN) từ 1996 đến năm 2006 (Trang 50 - 55)

Trong Diễn đàn hợp tác á - Âu, tuyệt đại đa số các thành viên là đi theo chế độ t bản chủ nghĩa và đang ở trong giai đoạn phát triển cao, chỉ có một nhóm các nớc có sự tơng đồng về chế độ chính trị nh Trung Quốc, Việt Nam và Lào. Dù rằng

các nhà lãnh đạo ASEM đã cam kết tôn trọng “thống nhất trong đa dạng, tôn trọng bản sắc văn hoá của từng dân tộc, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

…” nghĩa là sự khác biệt về hệ t tởng, thể chế chính trị, văn hoá không ảnh hởng đến quan hệ hợp tác giữa các nớc. Nhng trong thực tế, những sự khác biệt và bất đồng về hệ t tởng và hệ thống chính trị là điều không tránh khỏi. Những vấn đề nhạy cảm khó có tiếng nói chung giữa châu á và châu Âu chứa đựng tiềm tàng những yếu tố có thể gây trở ngại trong quan hệ giữa các đối tác thành viên ASEM

ASEAN là một tổ chức thành viên của ASEM, nhng ngay trong bản thân nó nhiều khi cũng nảy sinh những yếu tố bất đồng về kinh tế và chính trị cần nhiều thời gian để giải quyết. Mặt khác, trong nội bộ ASEAN luôn xuất hiện những vấn đề nổi cộm làm cả thế giới quan tâm nh vấn đề Campuchia, Mianma, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ (1997), đến cuộc đấu tranh và giành độc lập của nhân dân Đông Timo (2002), và mới đây là cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan. Những khó khăn trong nội bộ chắc chắn sẽ làm ảnh hởng đến sự phát triển chung của cả khu vực và làm giảm sức mạnh chính trị của ASEAN trong các mối quan hệ quốc tế. Trong Diễn đàn hợp tác á - Âu, ASEAN vốn đã ở thế yếu hơn so với EU và các nớc Đông Bắc á, nếu những khó khăn này không sớm đợc giải quyết ASEAN sẽ luôn bị thiệt thòi trong các mối quan hệ đó là điều không tránh khỏi.

Mặc dù đợc coi là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động, nhng khi tham gia vào ASEM, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa ASEAN và các đối tác là rất lớn. Do vậy, trong quá trình hội nhập, ASEAN sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách.

Hiện nay, nhiều nớc ASEAN đang ở vào giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, giữa ASEAN và nhiều đối tác ASEM có khoảng cách khá xa về trình độ phát triển, thu nhập bình quân theo đầu ngời. Cùng với thực trạng trên là sự bất cập về nguồn nhân lực giành cho phát triển và hội nhập. Các nớc ASEAN vấn thiếu một đội ngũ công nhân lành nghề, kỹ s giỏi, việc đầu t cho nghiên cứu khoa học còn thấp, còn phụ thuộc khá lớn vào vốn, công nghệ và thị trờng nớc ngoài. Sự bấp bênh này sẽ là những thách thức không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng hiện đại hoá. Do đó, nhiều nớc ASEAN khó có thể làm ra những mặt hàng có sức cạnh tranh với các thị trờng bên ngoài. Mặt khác, cơ cấu xuất khẩu của

ASEAN chủ yếu dựa trên các nông sản cha chế biến, khoáng sản và một số sản phẩm công nghiệp nhẹ nh dệt may, giày dép, hoá mỹ phẩm. Các mặt hàng này có giá trị gia tăng thấp, giá cả thờng không ổn định. Vì thế, hàng xuất khẩu của ASEAN chịu sức ép gay gắt của nhiều đối tác.

Bớc vào quá trình hội nhập, do trình độ công nghệ, năng suất, chất lợng hàng hoá còn kém nên nhiều nớc ASEAN phải tiến hành cuộc cạnh tranh không cân sức với nền kinh tế của các thành viên ASEM. Những thị trờng ASEAN đang hớng tới nh EU, Nhật Bản lại rất khó tính, đòi hỏi hàng hóa xuất khẩu phải có chất lợng cao và đảm bảo tốt vệ sinh, an toàn thực phẩm, điều kiện này ASEAN rất khó đáp ứng. Với Trung Quốc, nớc có nhiều mặt hàng cùng chủng loại, nền kinh tế Trung Quốc lại đang bớc vào giai đoạn phát triển thăng hoa, nên sự phát triển của Trung Quốc đã tạo ra những bất lợi thực sự cho ASEAN. ASEAN không những phải cạnh tranh với Trung Quốc về lĩnh vực xuất khẩu mà còn phải cạnh tranh với nớc này để thu hút vốn đầu t nớc ngoài. Mặt khác, do môi trờng đầu t còn nhiều hạn chế nên khả năng cạnh tranh và tiếp nhận các nguồn vốn đầu t của ASEAN là không cao. Nhiều nớc ASEAN cha phải là thành viên của tổ WTO nên dễ bị phân biệt đối xử và chịu nhiều thua thiệt trong các cuộc cạnh tranh thơng mại.

Mặt tích cực trong quá trình hội nhập là mở rộng địa bàn xuất, nhập khẩu, thu hút vốn đầu t, tiếp nhận công nghệ hiện đại, học tập kinh nghiệm. Nhng mặt trái của nó là gặp rủi ro về kinh tế ngày càng nhiều do sự biến động về tình hình chính trị, kinh tế của các nớc ASEM. Cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nạn dịch SASR vào cuối năm 2002 đến giữa năm 2003, dịch cúm gia cầm từ cuối 2003 đến đầu 2004, hay những vụ khủng bố ở Inđônêxia, mất ổn định ở Philipin, Thái Lan đã ảnh hởng xấu trên một mức độ nhất định đến lĩnh vực thơng mại, đầu t và du lịch của ASEAN.

Trong quan hệ thơng mại với các nớc phát triển trong ASEM, việc gặp những rào cản thơng mại, tranh chấp thơng mại giữa các bên là việc thờng xuyên xẩy ra. Các nớc có nền kinh tế phát triển với việc áp dụng những luật lệ bất công, có lợi cho họ và bất lợi thuộc về những nớc kém phát triển, nên tranh chấp thơng mại là một lĩnh vực mới mẻ và khó khăn với nhiều nớc ASEAN. Thêm vào đó, xu hớng bảo hộ mậu dịch đang ngày càng gia tăng ở các nớc phát triển cũng là một thách thức đối với hàng hoá ASEAN khi vào những thị trờng này. Mặt khác, những

hạn chế nh cơ sở hạ tầng còn yếu kém, khả năng tiếp thị và cạnh tranh còn hạn chế của các doanh nghiệp trên thị trờng quốc tế, ô nhiễm môi trờng, ách tắc giao thông cũng là những cản trở trong quá trình tham gia ASEM của ASEAN.…

Trong những năm qua, nhờ các mối quan hệ tơng tác về kinh tế, chính trị và các hoạt động khác ở hai châu lục á - Âu, giữa các nớc ASEM đã có cơ hội hiểu biết nhiều hơn về nhau. Tuy nhiên, những cuộc đối thoại về văn hoá, văn minh đợc tổ chức gần đây cho thấy giữa châu á và châu Âu vẫn còn có những quan niệm khác nhau về chủ quyền quốc gia, dân chủ và nhân quyền, tôn giáo và dân tộc…

Đây thực sự là một khó khăn lớn mà ASEAN gặp phải trong quá trình tham gia ASEM cũng nh hội nhập với nền kinh tế quốc tế.

Sự khác biệt trong nhận thức về chủ quyền là do mức độ về hội nhập khu vực và mức độ chia sẻ chủ nghĩa khu vực khác nhau giữa EU và Đông á. “Trong khi chủ nghĩa khu vực đã bén sâu trong tiềm thức của đại đa số ngời châu Âu, trở thành sức mạnh vật chất và tinh thần giúp họ vơn lên để trở thành một khối quyền lực chính trị và kinh tế cố kết, hùng mạnh trên thế giới thì chủ nghĩa khu vực ở Đông á mới chỉ chính thức ra đời ở khu vực này từ năm 1999, với sự ra đời của cơ chế ASEAN + 3. Hợp tác Đông á mới chỉ là một tiến trình phi chính thức với một cơ cấu tổ chức lỏng lẻo. Hiện nay, nhiều ý tởng liên kết khu vực Đông á đã đợc đề xớng. Một số ý tởng sắp đợc hiện thực hoá…”[65;195]. Trong bối cảnh có sự chênh lệch về mức độ hội nhập khu vực, đòi hỏi các nớc Đông á chia sẻ quan điểm về chủ quyền với những tín đồ của chủ nghĩa khu vực ở châu Âu là điều không tởng.

Trong quan niệm về dân chủ và nhân quyền, đối với ngời châu Âu, nhân quyền là có tính phổ biến bất kể sự khác biệt về tôn giáo, đặc thù lịch sử và trình độ phát triển. Do đó, EU luôn luôn nêu vấn đề nhân quyền nh một điều kiện trong các cuộc thơng lợng với các nớc châu á, kể cả các thơng lợng chỉ liên quan đến kinh tế. Năm 1997, châu Âu đã nêu vấn đề nhân quyền ở Mianma để ngăn chặn việc ASEAN kết nạp nớc này vào hiệp hội. Gần đây EU lại gây khó dễ cho sự tham gia của Mianma vào ASEM cũng với những lí do về nhân quyền.

Khác với châu Âu, các nớc châu á cho rằng, khi xem xét tình trạng nhân quyền cần phải đặt nó trong những hoàn cảnh cụ thể. Không thể lấy các tiêu chí

nhân quyền của các nớc có trình độ phát triển cao nhất châu Âu và thế giới để xem xét tình trạng nhân quyền ở một số nớc châu á. Những quan niệm khác nhau nh vậy đôi khi làm cho các cuộc thảo luận giữa châu á và châu Âu trở nên căng thẳng. Đây cũng là nguyên nhân giải thích vì sao nhiều ngời châu á do dự trong hợp tác chính trị với châu Âu, dẫn tới việc miễn cỡng trong việc thảo luận các vấn đề chính trị nói chung, quyền con ngời, nguyên tắc pháp luật nới riêng. Những khác biệt trong nhận thức về dân chủ và nhân quyền còn xuất phát từ sự khác biệt về văn hoá khá sâu sắc giữa hai châu lục á - Âu.

Nếu EU là một khối khá đồng nhất về lịch sử, văn hoá và tôn giáo, trong suốt nhiều thế kỷ, hàng loạt các cuộc thâm nhập văn hoá lẫn nhau đã diễn ra giữa các quốc gia châu Âu, thì châu á không có truyền thống văn hoá và văn minh chung. Trải qua nhiều thế kỷ, các quốc gia lớn ở châu á nh Nhật Bản, Trung Quốc hay khu vực Đông Nam á đã tự cô lập với nhau với phần còn lại của thế giới. Mặt khác, các nớc châu á còn bị biệt lập với nhau bởi chính quyền thực dân phơng Tây. Chỉ tới thế kỷ XX, khi các nớc châu á giành đợc độc lập họ mới có cơ hội để hiểu biết một cách cặn kẽ về nhau.

Sự thiếu tơng tác lẫn nhau, trong đó có tơng tác về văn hoá đã khiến cho châu á không có cùng một sự thống nhất cơ bản, một nền tảng mà với nó các dân tộc châu Âu tôn thờ. Do vậy, châu á luôn có sự đa dạng về văn hoá. Ngay trong một quốc gia châu á cũng đã có thể tìm thấy sự đa dạng đó.

Những nền văn hoá dân tộc khác nhau đã dẫn tới những hệ thống giá trị khác nhau. Với ngời châu á, ngay cả khi họ đã bớc vào các xã hội hiện đại, các lợi ích cộng đồng luôn luôn đợc đặt cao hơn lợi ích cá nhân. Điều này khác hẳn với cách tiếp cận đầy tính pháp lý của ngời châu Âu. Đối với họ, những vấn đề liên quan tới cộng đồng là trách nhiệm của nhà nớc. Trách nhiệm mỗi cá nhân là hành xử theo pháp luật và hoàn thành tốt các nghĩa vụ công dân. Nh vậy trong quá trình hội nhập, những khác biệt về văn hoá sẽ là yếu tố cản trở tiến trình hợp tác toàn diện á - Âu, trong đó ASEAN là một tổ chức có nền văn hoá đa dạng, nhiều khi cũng nảy sinh những bất đồng nên rất dễ bị thiệt thòi trong quá trình hợp tác chính trị – an ninh với EU.

Cùng với quá trình hội nhập với thế giới nói chung và tham gia ASEM nói riêng, cánh cửa ASEAN ngày càng mở rộng. Theo đó những sản phẩm văn hoá cũng xâm nhập vào. Vấn đề đặt ra đối với các nớc ASEAN là trong quá trình hội nhập phải giữ vững bản sắc, truyền thống văn hoá khu vực, phòng chống những ảnh hởng của lối sống, quan niệm không phù hợp với truyền thống của mình. Đây cũng là một khó khăn đối với ASEAN trong quá trình hội nhập, cần phải khắc phục trong một thời gian sớm nhất.

Ngoài ra, trong quá trình hợp tác, sự thiếu hiểu biết về lịch sử văn hoá, luật pháp của các đối tác trong ASEM sẽ hạn chế hiệu quả của ASEAN khi tham gia. Trong những năm sắp tới, ASEM sẽ hình thành các chơng trình, các dự án hợp tác giữa một số đối tác có khả năng và sẵn sàng tham gia vào các dự án đó. ASEM sẽ phát triển với nhiều cấp độ khác nhau, trong khi vẫn duy trì chiếc ô chung. Trong bối cảnh nh vậy, nếu không nâng cao sự hiểu biết về các đối tác ASEM thì ASEAN sẽ gặp khó khăn trong việc xác định phơng hớng phát triển phù hợp với khả năng của mình.

Một phần của tài liệu Hợp tác của hiệp hội các quốc gia đông nam á (ASEAN) với liên minh châu âu (EU) và các nước đông bắc á trong diễn đàn hợp tác á âu (ASEAN) từ 1996 đến năm 2006 (Trang 50 - 55)