Những thuận lợi của ASEAN trong ASEM

Một phần của tài liệu Hợp tác của hiệp hội các quốc gia đông nam á (ASEAN) với liên minh châu âu (EU) và các nước đông bắc á trong diễn đàn hợp tác á âu (ASEAN) từ 1996 đến năm 2006 (Trang 48 - 50)

ASEAN là nơi sản sinh ra ý tởng triệu tập Hội nghị cấp cao á - Âu. ý tởng này đợc các nớc Đông Bắc á, EU ủng hộ và nhanh chóng trở thành hiện thực từ tháng 3/1996. Sau khi ASEM ra đời, với t cách là đối tác chính, ASEAN có cơ hội tham gia vào các hoạt động đa dạng, phong phú ở nhiều cấp độ của tiến trình này. Các nhà lãnh đạo và các quan chức cấp cao của ASEAN có điều kiện tiếp xúc thờng xuyên với các nhà lãnh đạo và các quan chức cấp cao của tất cả các đối tác ASEM. Thông qua các cuộc tiếp xúc trao đổi đó, ASEAN có cơ hội thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề quốc tế và khu vực, cũng nh có cơ hội hiểu rõ hơn về các đối tác ASEM. Ngợc lại, các đối tác ASEM cũng có đợc các thông tin chính thức về ASEAN, giúp họ xoá bỏ những hiểu lầm, nghi kỵ trớc đây và có sự mạnh dạn hơn khi đầu t vào ASEAN.

Tuy nhiên, sự hiểu biết không thể chỉ đợc nuôi dỡng thông qua các cuộc th- ơng lợng giữa chính phủ với chính phủ. Nó cũng không thể chỉ tiến hành thông qua các cuộc tiếp xúc doanh nghiệp á - Âu. Một khu vực rộng lớn của xã hội cần đợc lôi cuốn vào. Tri thức, các nhà lãnh đạo văn hoá, thanh niên và giới truyền thông cũng đóng vai trò quan trọng. Thông qua các hoạt động hợp tác kinh tế, các cuộc tiếp xúc văn hoá - giáo dục, ASEAN đã góp phần quan trọng vào việc tăng cờng sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa châu á và châu Âu. Đây là cơ sở quan trọng nhất cho sự hợp tác lâu dài, bền vững. Tham gia ASEM, với sự xác lập và mở rộng các mối quan hệ, những đóng góp tích cực của ASEAN đối với tiến trình hợp tác á - Âu đã làm cho vị thế của ASEAN ngày càng nâng cao trên trờng quốc tế. Từ đó, ASEAN sẽ có điều kiện thuận lợi để thực hiện các mối quan hệ hợp tác song phơng

với các đối tác ASEM khác và tranh thủ đợc sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

Để phù hợp với nhu cầu hợp tác cùng phát triển và đối phó với những vấn đề toàn cầu, ASEM ngày càng mở rộng về số lợng thành viên cũng nh các lĩnh vực hợp tác. Chính sự phát triển về chất của ASEM đã giúp cho vai trò của Diễn đàn này ngày càng đợc nâng cao trong các mối quan hệ đa dạng của quốc tế và còn là một cơ hội khách quan thuận lợi cho các thành viên tham gia ASEM phát triển, nhất là khu vực có nền kinh tế năng động nh ASEAN.

Trớc khi ASEM thành lập, ASEAN đợc xem là khu vực có vị thế chiến lợc quan trọng cho những cờng quốc quan tâm tới châu á - Thí Bình Dơng. Là nơi có nguồn tài nguyên phong phú, nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, vị trí thuận lợi trong giao thơng quốc tế. Điều đặc biệt là trong nhiều năm liền ASEAN đợc cộng đồng quốc tế đánh giá là khu vực có nền kinh tế tăng trởng cao và năng động nhất thế giới. ASEAN trở thành thị trờng đầu t và thơng mại hấp dẫn của nhiều nớc trên thế giới. ASEM ra đời đã tạo nên một thị trờng hết sức rộng lớn với nhiều cấp độ khác nhau về trình độ kinh tế, về mức sống của nhân dân, về nhu cầu hàng hoá. Do vậy, tham gia Diễn đàn này, ASEAN sẽ có điều kiện khai thác, phát huy đợc hết tiềm năng kinh tế của mình.

Mặc dù ASEM không phải là một cơ chế hợp tác chính thức giữa châu á và châu Âu, nhng việc tham gia của các chơng trình hợp tác ASEM đã giúp ASEAN đợc hởng lợi từ các nguồn lực đa phơng của ASEM. Tại Hội nghị cấp cao ASEM - 2 tổ chức ở Luân Đôn (4/1998), các nhà lãnh đạo 26 đối tác ASEM đã quyết định thành lập Quỹ tín thác á - Âu đặt trong ngân hàng thế giới với số vốn ban đầu là 43 triệu USD do 8 đối tác á - Âu và Uỷ ban châu Âu đóng góp. Sau những thành công ban đầu, Hội nghị cấp cao ASEM - 4 (2002) đã quyết định xúc tiến giai đoạn 2 của Quỹ tín thác á - Âu với số tiền đóng góp là 37 triệu USD. Nh vậy, tổng số vốn của Quỹ tín thác ASEM lên tới hơn 80 triệu USD. Nhng điều quan trọng là Quỹ á - Âu đã sử dụng số tiền đó để hỗ trợ cho các nớc châu á khắc phục khủng hoảng, thông qua việc cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp, xoá đói giảm nghèo và cải cách hệ thống an ninh xã hội, trong đó ASEAN là trọng điểm đợc ASEM quan tâm.

Ngoài ra, với việc tham gia tích cực vào Kế hoạch hành động thuận lợi hoá thơng mại và Kế hoạch xúc tiến đầu t của ASEM cũng đã đa lại nhiều lợi ích cho ASEAN. Việc các đối tác ASEM xoá bỏ bớt các rào cản đối với mậu dịch và đầu t, hàng hoá của các nớc ASEAN đã có thể tiếp cận các thị trờng rộng lớn của ASEM một cách dễ dàng hơn. Nhờ đó quan hệ buôn bán giữa ASEAN và các đối tác ASEM đang ngày càng mở rộng.

Các nhà đầu t ASEM cũng đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội ASEAN. Nhìn chung, các dự án đầu t của ASEM triển khai tốt, nhiều dự án hoạt động có hiệu quả cao. ASEAN còn nhận đợc từ các nớc ASEM nguồn viện trợ phát triển lớn, trong đó EU, Nhật Bản vẫn là những nhà tài trợ lớn nhất. Chính những viện trợ này đã góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội ASEAN trong thời gian qua.

Hợp tác văn hoá là một trong ba trụ cột chính của Hợp tác á - Âu. Tại Hội nghị cấp cao ASEM – 5 (10/2004), các nhà lãnh đạo ASEM đã ra Tuyên bố về đối thoại giữa các nền văn hoá - văn minh, trong đó nhấn mạnh “đa dạng văn hoá là di sản chung của nhân loại, cần tăng cờng sự thống nhất trong đa dạng và tôn trọng giá trị bình đẳng của tất cả các nền văn hoá văn minh, đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc trớc sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, truyền thông và toàn cầu hoá, bác bỏ sự áp đặt và phân biệt giá trị văn hoá dới bất cứ hình thức nào và biểu hiện nào…”[93;7].

Từ việc nhấn mạnh tầm quan trọng và tiềm năng của hợp tác á - Âu trong nhiều lĩnh vực nh phát triển xã hội, lao động và việc làm, giáo dục và đào tạo, y tế, môi trờng. Các nhà lãnh đạo ASEM nhất trí sẽ tăng cờng hợp tác trên những lĩnh vực này, xem đây là những cơ sở quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nớc thành viên ASEM trong đó có ASEAN mở rộng giao lu, trao đổi đối thoại văn hoá một cách bình đẳng, trên tinh thần tôn trọng bản sắc văn hoá của nhau, trên tinh thần “thống nhất trong đa dạng” văn hoá.

Một phần của tài liệu Hợp tác của hiệp hội các quốc gia đông nam á (ASEAN) với liên minh châu âu (EU) và các nước đông bắc á trong diễn đàn hợp tác á âu (ASEAN) từ 1996 đến năm 2006 (Trang 48 - 50)