Sự ra đời của Diễn đàn hợp tác á-Âu (asem)

Một phần của tài liệu Hợp tác của hiệp hội các quốc gia đông nam á (ASEAN) với liên minh châu âu (EU) và các nước đông bắc á trong diễn đàn hợp tác á âu (ASEAN) từ 1996 đến năm 2006 (Trang 25 - 48)

1.2.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực

Bớc vào thập niên cuối cùng của thế kỉ XX, nhân loại chứng kiến những sự kiện lịch sử quan trọng: sự kết thúc chiến tranh lạnh, sự sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Cũng từ đây, “Thế giới đang chuyển mạnh từ chạy đua quyết liệt về quân sự, tranh giành những khoảng trống quyền lực sang cạnh tranh kinh tế, chiếm lĩnh các thị trờng. Sức mạnh kinh tế ngày càng có vai trò quyết định vị thế của mỗi nớc trên trờng quốc tế”[65;17].

Để củng cố quyền lực và vai trò trong các mối quan hệ quốc tế, Mỹ đã điều chỉnh chiến lợc, chính sách đối ngoại với mục đích là tăng cờng sức mạnh kinh tế và những lợi ích về an ninh, chính trị. Tuy nhiên, do hậu quả của cuộc chạy đua vũ trang, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ bị suy giảm trong tơng quan so sánh với Liên minh châu Âu và Nhật Bản. Trong khi đó nền kinh tế Trung Quốc lại đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ cao và ổn định. Bức tranh kinh tế thế giới bắt đầu có sự thay đổi theo chiều hớng tích cực.

Đi cùng với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là sự tan rã của mô hình kinh tế tập trung kế hoạch, nền kinh tế thị trờng trở nên phổ biến và thắng thế với nhiều hình thức, nhiều mức độ, góp phần tăng cờng xu thế tự do hoá kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh trên cấp độ toàn cầu. Những tiến bộ về khoa

học và công nghệ, đã tác động to lớn đến từng cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức và các quốc gia trên toàn thế giới. Điều quan trọng là nó làm thay đổi các phơng thức thơng mại quốc tế, cũng nh các phơng tiện sản xuất trong nền kinh tế. Đến lúc này “sự phát triển của xã hội không còn dựa chủ yếu vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà chủ yếu dựa vào những nguồn lực có yếu tố tri thức, nguồn lực con ngời, dần dần hình thành nền kinh tế tri thức là những yếu tố đầu vào quan trọng của hệ thống sản xuất, quản lí”[62;29]. Toàn cầu hoá kinh tế trở thành một xu thế phổ biến trong quan hệ quốc tế. “Quá trình này một mặt gắn kết các nớc lại với nhau chặt chẽ hơn bao giờ hết vào một làng toàn cầu thông qua việc mở rộng thị tr- ờng quốc tế và công nghệ thông tin hiện đại, mặt khác lại làm gia tăng và làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng đang tồn tại trong việc phân bổ của cải và nguồn tài nguyên giữa các quốc gia và ngay trong một quốc gia”[65;19]. Tất cả những thay đổi trên đều tác động to lớn đến nền kinh tế - chính trị của thế giới.

Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, xu hớng liên kết kinh tế khu vực cũng phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức, nhiều cấp độ khác nhau. ở châu Âu, trên cơ sở Cộng đồng kinh tế châu Âu EEC (1957) với sáu nớc thành viên là Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxembua, thì đến năm 1992 thông qua Hiệp ớc Maastrichts, Liên minh châu Âu (EU) chính thức đợc thành lập. Đây là một tổ chức khu vực đạt mức độ liên kết rất cao với thị trờng thống nhất, có nghị viện chung, có đồng tiền chung và đang tiến tới thông qua hiến pháp chung. ở châu Mỹ, khối thị trờng chung Nam Mỹ - MERCOSUR cũng tuyên bố thành lập vào năm 1991. Một năm sau, Hiệp định thành lập Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đợc ký kết với sự tham gia của Mỹ, Canađa, Mêhicô. ở châu á, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á

(ASEAN) cũng tăng cờng liên kết kinh tế khu vực bằng việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA (1992). Không chỉ liên kết ở quy mô châu lục, năm 1989 đã xuất hiện mô hình liên kết xuyên châu lục đó là sự ra đời của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dơng (APEC). Ngoài ra, những năm 90 còn đánh dấu sự trỗi dậy của các nền kinh tế Đông á nh Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaixia, Thái Lan, biến châu á - Thái Bình Dơng thành một khu vực kinh tế năng động với vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

Cùng với xu thế toàn cầu hoá, diện mạo kinh tế thế giới có nhiều thay đổi, dần dần hình thành ba trung tâm kinh tế lớn là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông á. “Bộ ba này chiếm tới 85 - 98% các hoạt động trong các lĩnh vực mậu dịch quốc tế, đầu t trực tiếp công nghệ thông tin và GDP. Do sức mạnh kinh tế của nó, bộ ba kinh tế trên đang chi phối sự phát triển của nền kinh tế thế giới và sẽ là lực lợng quyết định diện mạo của kinh tế toàn cầu trong thế kỉ XXI”[65;21]. Mỗi quan hệ giữa bộ ba kinh tế này bắt đầu thay đổi theo xu hớng tích cực. Nếu đầu những năm 90 của thế kỉ XX, giữa các cực trong bộ ba kinh tế này diễn ra một cuộc cạnh tranh rất khốc liệt do sự vơn lên mạnh mẽ của Đông á khiến cho nhiều ngời ở Tây Âu và Bắc Mỹ lo ngại thì giữa những năm 90 mỗi quan hệ giữa các chủ thể trong bộ ba đó có sự thay đổi. Các cờng quốc đóng vai trò hạt nhân nhận thấy rằng trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, sự hợp tác giữa các nền kinh tế sẽ đồng nghĩa với sự phát triển, là hợp với xu thế của thời đại ngày nay.

Nh vậy, trớc khi ASEM ra đời, mối quan hệ giữa châu á và châu Âu cha t- ơng xứng với vị trí và tiềm năng vốn có. Nhận ra sự thiếu cân bằng trong tam giác kinh tế toàn cầu, tại Hội nghị cấp cao Kinh tế EU và Đông á do Diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức tại Singapore năm 1994, Thủ tớng nớc chủ nhà đã đề xuất ý tởng tổ chức một cuộc gặp gỡ cấp cao giữa các nhà lãnh đạo châu á và châu Âu đặt nền tảng đầu tiên cho tiến trình hội nhập toàn diện á - Âu.

1.2.1.2. Quá trình vận động thành lập ASEM

Xuất phát từ nhu cầu hội nhập và phát triển, cùng với những nỗ lực không mệt mỏi của hai châu lục á - Âu, ngày 1/3/1996, Hội nghị thợng đỉnh á - Âu đã đợc khai mạc tại Trung tâm hội nghị quốc gia - Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 10 quốc gia châu á, 15 thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu. Đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo châu á và châu Âu ngồi lại với nhau trong một không khí thân thiện, cởi mở trên cơ sở những thoả thuận chung nhằm mục đích tạo ra mối quan hệ mới năng động giữa châu Âu và châu á. Sự kiện này đánh dấu Diễn đàn hợp tác á - Âu (ASEM) chính thức ra đời.

Ngay từ thời cổ đại, con đờng “Tơ lụa”, buôn bán trao đổi hàng hoá giữa châu á và châu Âu đã hình thành và phát triển. Đến thế kỉ XIII, Maco Polo tìm ra

châu á và tiếp tục mở rộng con đờng này. Sang thời Phục hng, khi hàng hải của châu Âu phát triển mạnh, thông qua các cuộc phát kiến địa lí (thế kỉ XV, XVI) ng- ời châu Âu đã biết tới châu á nh một trong những khu vực giàu có nhất thế giới. Từ đó, quan hệ buôn bán và văn hoá giữa các nớc của hai châu lục liên tục phát triển cho tới khi phần lớn các nớc châu á bị đặt dới ách thống trị của các nớc thực dân phơng Tây.

Bớc sang thế kỉ XX, nhất là từ sau chiến tranh thế giới lần hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu á phát triển, các nớc thực dân phơng Tây lần lợt phải công nhân và trao trả độc lập cho nhiều dân tộc ở châu á. Cũng từ đây, quan hệ giữa châu Âu và châu á đã có nhiều cải thiện và chuyển sang một giai đoạn phát triển mới.

Trên bình diện khu vực, mặc dù ASEAN đợc thành lập từ năm 1967, nhng phải đến 11/1972, quan hệ giữa ASEAN và Cộng đồng châu Âu (EC) mới đợc thiết lập thông qua cuộc gặp gỡ chính thức tại Brussels (Bỉ). Đến 3/1980, Hiệp định hợp tác giữa hai bên đã đợc ký kết với mục tiêu là phát triển kinh tế - thơng mại, văn hoá - xã hội trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Nh vậy, các mối quan hệ trên đã tạo ra những tiền đề cho sự phát triển quan hệ hợp tác chính thức giữa hai châu lục ở thời kì hậu chiến tranh lạnh. Học giả Fumiaki Takahashi ngời Nhật Bản nhận định: Chiến tranh lạnh chấm dứt đã làm phân tán quyền lực thành nhiều cực phụ thuộc lẫn nhau. Chính sự phụ thuộc này là cơ sở cho mối liên hệ giữa châu á và châu Âu. Tuy nhiên, hợp tác á - Âu muốn phát triển lên tầm cao mới còn phải xuất phát từ nhu cầu của bản thân các nớc châu

á và châu Âu.

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, vị trí của ASEAN trong chiến lợc toàn cầu và khu vực của các nớc lớn bị giảm sút. Hơn nữa việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ và sự thống nhất thị trờng Liên minh châu Âu vào năm 1992 đã làm cho những khu vực này trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu t trên thế giới. Và hệ quả là luồng vốn FDI, nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế của các nớc ASEAN bị giảm đi so với trớc. Bên cạnh những trở ngại trên con đờng phát triển kinh tế, ASEAN lại phải đối diện với những thách thức về an ninh nảy sinh từ bên trong khu vực. Mặc dù vấn đề Campuchia cơ bản đã đợc giải quyết với việc ký kết

Hiệp định Pari (10/1991), nhng vẫn còn nhiều vấn đề do lịch sử để lại ở các nớc Đông Nam á nh chủ nghĩa li khai ở Inđônêxia, xung đột sắc tộc ở Philippin, tranh chấp Biển Đông. Từ năm 1992, khi Mỹ và Nga rút bỏ sự có mặt ở Đông Nam á thì những quan ngại về an ninh của ASEAN lại càng tăng lên vì ở đây xuất hiện một “khoảng trống quyền lực”.

Để đối phó với tình trạng trên, ASEAN đã tiến hành thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA, đa ra sáng kiến thành lập Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN - ARF nhằm lôi kéo sự tham gia của nhiều cờng quốc, tăng cờng hợp tác quốc tế nhất là với những khu vực đạt tới trình độ liên kết cao và ngày càng có sức mạnh về kinh tế.

Với EU, ASEAN nhận thấy, muốn tiếp tục duy trì sự phát triển với tổ chức này thì cần phải có một khuôn khổ hợp tác lớn hơn khuôn khổ ASEAN - EU hiện đang trì trệ do chính sách của cả hai bên.

Với các nớc Đông Bắc á, đứng trớc một châu Âu hùng mạnh, họ nhận thấy rằng các cơ chế hợp tác song phơng không còn hữu hiệu nh trớc nữa, cần phải tập hợp các nớc trong khu vực Đông á có cùng lợi ích lại để tạo ra một cơ chế tập thể mới nhằm đáp ứng đợc các đòi hỏi mở của thị trờng châu Âu. Chính vì thế, sáng kiến tổ chức hội nghị hợp tác á - Âu của ASEAN đã đợc các nớc Đông Bắc á nhiệt thành ủng hộ bởi nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ.

Về phía EU, sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, tham vọng muốn thay thế vị trí của Liên Xô trong chiến lợc toàn cầu xuất hiện. Trong chính sách an ninh chung, Liên minh châu Âu đã đa ra mục tiêu là đảm bảo sự có mặt của mình trên tất cả các khu vực của thế giới, nhất là châu á. EU còn cho rằng, các lợi ích kinh tế ngày càng tăng của châu Âu cần đợc sự hỗ trợ bằng việc đảm bảo một môi trờng ổn định và dân chủ ở châu á. EU cần có mặt về chính trị - an ninh ở khu vực này, nơi đợc xem là khu vực phát triển năng động nhất và sẽ là một trong những trụ cột của kinh tế thế giới trong thế kỉ XXI. “Sự trỗi dậy của châu á đang làm thay đổi một cách sâu sắc sự cân bằng của thế giới về sức mạnh kinh tế. Khi sức mạnh của châu á tăng lên trong nền kinh tế toàn cầu thì sức ép của nó ngày càng tăng về một vai trò lớn hơn trong các công việc thế giới”[44;9]. Một số nhà lãnh đạo châu Âu

nhận thấy rằng, chính sách “Lẩn trốn khỏi châu á” nh trớc đây đã thu hẹp ảnh h- ởng của châu Âu ở khu vực châu á và ngăn cản châu Âu khai thác những cơ hội kinh doanh mà một châu á đang tăng trởng về kinh tế có thể cung cấp cho họ. Chiến lợc châu á mới (NAS) đã đợc Hội đồng châu Âu thông qua (12/1994) và đ- ợc Nghị viện châu Âu phê chuẩn vào năm 1995. Đây chính là một chiến lợc toàn diện, lâu dài nhằm giúp EU mở rộng các quan hệ hợp tác với châu á trên tất cả các phơng diện khi tình hình thay đổi.

Cũng trong thời gian này, sự ra đời của APEC cũng là một nhân tố xúc tác nữa buộc châu Âu phải có cách nhìn nhận khác về châu á. Năm 1989, khi sáng kiến thành lập APEC đợc đa ra, châu Âu đã ngoảnh mặt làm ngơ. Khu vực này chỉ thực sự thức tỉnh khi Hội nghị thợng đỉnh APEC - 1 đợc tổ chức tai Siatơn năm 1993. Sự kiện này cho thấy rằng, lần đầu tiên trong lịch sử, một hội nghị quốc tế diễn ra mà không có sự tham gia của bất kì một quốc gia châu Âu nào. Mặc dù sau đó Nghị viện châu Âu đã tìm cách để EU tham gia vào APEC dới một vài hình thức nhng đã bị từ chối. Vì vậy, tham gia vào tiến trình hợp tác á - Âu là cơ hội để EU bắc cầu nối tiếp với APEC.

Nhân tố rất quan trọng xúc tiến nhanh quá trình ra đời của ASEM là nhu cầu hợp tác ngay trong bản thân châu á và châu Âu. Chính sự thiếu vắng mối liên hệ giữa hai châu lục á - Âu đã gây ra sự mất cân bằng trong tam giác kinh tế thế giới. Mỹ có thể lợi dụng cơ hội này để khai thác quan hệ với EU thông qua NATO và quan hệ với Đông á thông qua APEC. Do đó, hợp tác á - Âu đợc chờ đợi sẽ làm giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ.

Ngoài ra, trong quan điểm của châu Âu, Đông á tuy là khu vực phát triển năng động nhng vấn tiềm tàng nguy cơ căng thẳng, xung đột, tranh chấp. Châu á

sẽ là vị trí quan trọng mà châu Âu muốn đóng vai trò. Hơn nữa châu Âu cha từ bỏ ý định áp đặt điều kiện và truyền bá các quan điểm về nhân quyền, dân chủ, hệ thống chính trị xã hội cho châu á.

Nh vậy, trớc ngỡng cửa thế kỉ XXI, sáng kiến tổ chức Hội nghị thợng đỉnh á

- Âu hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của các bên. Chính sự tơng đồng về lợi ích đã gắn kết hai châu lục lại với nhau trong xu thế đối thoại hoà bình, hợp tác cùng

phát triển. Năm 1996, tại Băng Cốc (Thái Lan), ASEM - 1 đã thông qua đợc những chơng trình và các hoạt động cụ thể, điều đó cho thấy quyết tâm của các nhà lãnh đạo Đông á và Liên minh châu Âu trong việc biến ASEM từ ý tởng thành một tiến trình hợp tác giữa hai châu lục á - Âu. Chính những thành công bớc đầu của ASEM - 1 đã cho thấy chủ trơng của các nhà lãnh đạo á - Âu là khép lại quá khứ để xây dựng quan hệ mới vì lợi ích của mỗi khu vực nói riêng và lợi ích của toàn nhân loại nói chung. ASEM ra đời đã hoàn tất việc tạo ra cạnh thứ ba của tam giác kinh tế toàn cầu với ba cực là Tây Âu, Đông á và Bắc Mỹ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.1.3. Mục đích, nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức của ASEM.

Một phần của tài liệu Hợp tác của hiệp hội các quốc gia đông nam á (ASEAN) với liên minh châu âu (EU) và các nước đông bắc á trong diễn đàn hợp tác á âu (ASEAN) từ 1996 đến năm 2006 (Trang 25 - 48)