Giao thông vận tảiThanh Hoá trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ
3.5.1. Thanh Hoá tích cực tu sửa, mở mang các tuyến đờng trọng yếu ra chiến trờng Điện Biên Phủ.
ra chiến trờng Điện Biên Phủ.
Nhiệm vụ quan trọng nhất là mở đờng đến trận địa, vì thế công việc làm đờng phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đợc tiến hành từ tháng 11/1953. Chỉ trong một thời gian ngắn hàng nghìn km đờng đợc xây dựng, sửa chữa trong “ma bom, bão đạn” của kẻ thù.
Đầu tháng 11/1953, theo chỉ thị của Trung ơng, Thanh Hoá phải mở thông đờng 41 (từ miền Tây Thanh Hoá, qua Suối Rút, Mộc Châu sang Cò Nòi - Sơn La lên tận Điện Biên Phủ), và sau đó bắt đầu vận chuyển chuyến đầu tiên cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đảm bảo cho Thanh Hoá hoàn thành nhiệm vụ, Liên khu uỷ IV quyết định đồng chí Hoàng Anh - bí th Liên khu uỷ trực tiếp chỉ đạo Thanh Hoá phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ [23, tr. 189].
Để mở thông đờng 41, lực lợng dân công Thanh Hoá đợc huy động làm đờng rất đông, trong hoàn cảnh núi rừng trùng điệp, phi cơ địch đánh phá ngày càng ác liệt, nhng với tinh thần “tất cả để chiến thắng” trong vòng 1 tháng tuyến đờng đã đợc tu bổ xong, mạch máu giao thông giữa hậu phơng Thanh Hoá với mặt trận Điện Biên Phủ đợc nối liền thông suốt.
Sau khi hoàn thành việc tu sửa tuyến đờng 41, Thanh Hoá lại đợc Trung ơng giao khôi phục và sửa chữa tuyến đờng Hồi Xuân - Vạn Mai để đáp ứng nhu cầu vận chuyển cho chiến trờng. Ngày 13/12/1953, tuyến đờng đợc khởi công sửa chữa, với số dân công huy động là 1588 ngời, toàn bộ khối lợng đất đá 15000m3 đ- ợc đào đắp trong một thời gian ngắn. Với tinh thần hăng say lao động, đầu tháng 2/1954, tuyến đờng đã đợc đa vào sử dụng [19].
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, trên những tuyến đờng vận chuyển tiếp tế tới mặt trận thì Ngã ba Cò Nòi và đèo Pha Đin là một trong những địa điểm mà thực dân Pháp đánh phá ác liệt nhất. Nhng cũng chính nơi đây tinh thần chiến đấu anh dũng của lực lợng thanh niên xung phong, dân công làm đờng hoả tuyến đã đợc phát huy cao độ trong mọi hoàn cảnh để những đoàn tiếp vận không ngừng ngày đêm ra tiền tuyến.
Một lực lợng lớn thanh niên xung phong và dân công Thanh Hoá đã có mặt ở hầu khắp các tuyến đờng ra trận, nơi “toạ độ lửa” Ngã ba Cò Nòi và đèo Pha Đin cũng có phần lớn thanh niên xung phong và dân công là ngời Thanh Hoá. Họ đã không quản gian khổ hy sinh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đợc giao, để giữ vững mạch máu giao thông quan trọng, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ngã ba Cò Nòi là nơi gặp nhau giữa đờng 13 và đờng 41 (nay là quốc lộ 6), bất cứ từ Việt Bắc sang, từ khu III lên, từ khu IV tới đều phải đi qua Ngã ba Cò Nòi mới tới đợc Điện Biên. Vì thế, để ngăn chặn các đờng tiếp viện cho Điện Biên, địch tập trung nhiều tốp máy bay chặn đánh từ phà Âu Lâu (Yên Bái), đèo Lũng Lô, đèo Chẹn, phà Tạ Khoa, đến điểm mút là Ngã ba Cò Nòi. ở tuyến đờng 15A từ Thanh Hoá ra quốc lộ 41, từ Hoà Bình lên đều phải qua “cổ họng” Ngã ba Cò Nòi, bộ đội, thanh niên xung phong, dân công, đơn vị nào cũng phải qua đây để lên hoả tuyến. Bám trụ ở đây là các đơn vị thanh niên xung phong Đại đội 300, 301, 303, 401, phần lớn là ngời Thanh Hoá.
Từ ngày 13/3/1954, đợt tiến công thứ nhất vào Điện Biên Phủ bắt đầu, địch không đánh rải rác khắp nơi nh trớc, chúng tập trung máy bay liên tục trút bom đạn, đánh phá đờng tiếp tế của ta từ Ngã ba Cò Nòi trở lên. Mỗi ngày không quân Pháp có nhiệm vụ ném xuống Ngã ba Cò Nòi 69 tấn bom [5, tr.28]. Các loại bom phá, bom nổ chậm, bom Na Pan, bom bơm bớm do máy bay địch trút nh ma xuống Ngã ba Cò Nòi, gây cho ta nhiều thơng vong. Trong hoàn cảnh nguy hiểm và vô cùng ác liệt đó, lực lợng thanh niên xung phong, dân công
Thanh Hoá vẫn luôn bám trụ mặt trận, rà phá bom, san đờng, lấp hố bom để tuyến giao thông tới mặt trận luôn đợc thông suốt [76, tr.53].
Cuộc chiến đấu trên đèo Pha Đin của thanh niên xung phong Thanh Hoá để bảo vệ tuyến đờng, phơng tiện, hàng hoá ra mặt trận Điện Biên Phủ, lại một lần nữa đã thể hiện tinh thần yêu nớc, lý tởng cao đẹp của những ngời con Thanh Hoá, đóng góp sức mình chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Đèo Pha Đin, ở gần mặt trận Điện Biên Phủ, nơi đây địch ném bom rất ác liệt, nhất là 2 bên dốc, ở các đoạn cua ngoặt chữ chi, nếu địch đánh điểm trên, đất đá tuồn xuống phá các đoạn đờng phía dới, địch đánh một đợc hai, ba, còn ta thì sửa chữa vô cùng khó khăn, vì mặt đờng hẹp, độ dốc lớn. Từ đầu tháng 4/1954 địch bị thua đau ở mặt trận Điện Biên Phủ nên chúng đánh phá tập trung ác liệt vào những tuyến tiếp tế gần nhất, và đèo Pha Đin trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của địch.
ở đèo Pha Đin, các lực lợng thanh niên xung phong, dân công làm đờng phải bố trí đến 8 đại đội. Đầu dốc phía Thuận Châu là 4 đại đội: 292, 293, 294, 295 thuộc Đội 34. Phía Tuần giáo là 4 Đại đội 403, 405, 408, 409 thuộc Đội 40 (phần lớn là ngời Thanh Hoá). Đây là các đại đội mạnh, các đại đội đợc phân công phụ trách từng đoạn đờng, anh em phải chia ca kíp làm cả ngày, cả đêm, công việc quan trọng nhất là phá bom, chống lầy, sửa đờng và đắp đờng cho xe đi đợc. Các đại đội đã phối hợp với nhau lập tổ quan sát bom, hết trận đánh họ phân công nhau đào và phá bom. Có những lần địch phát hiện đợc các đoàn xe vận tải của ta chở hàng ra mặt trận, chúng cho nhiều tốp máy bay đến bắn phá, lực lợng thanh niên xung phong ở đèo Pha Đin đã dũng cảm nhảy lên xe dập lửa, bốc đạn, cứu hàng, cứu xe và vận chuyển hàng ra khỏi vòng khói lửa. Nổi lên nh lá cờ đầu trên đèo Pha Đin là Trịnh Văn Huyền (quê Thanh Hoá), ngời có thành tích trong cuộc chiến đấu ở đèo Pha Đin và đợc bầu là chiến sỹ thi đua số 1 toàn tuyến [76, tr.55].
Đèo Pha Đin tuy bị đánh phá ác liệt, nhng 8 đại đội thanh niên xung phong đã anh dũng vợt qua bom đạn, lao động hết mình, bảo đảm đờng vận chuyển luôn đợc thông suốt cho xe ta ra trận. Đến giữa tháng 4 năm 1954, một số đơn vị thanh niên xung phong của Thanh Hoá đợc điều về cùng với công binh khai phá và mở rộng con đờng từ km 35 Tuần Giáo đi Điện Biên, rồi vào sát mặt trận làm công tác tải lơng, tiếp đạn, kéo pháo vào trận địa. Hai đơn vị Thanh niên xung phong 401, 404 đa số là ngời Thiệu Hoá và Thọ Xuân (Thanh Hoá) có lệnh điều vào hoả tuyến công tác. Kết thúc chiến dịch, các đơn vị này đợc điều động vào trận địa cùng bộ đội thu dọn chiến trờng [76, tr.56].
Nh vậy cùng với cả nớc, nhân dân Thanh Hoá đã tích cực tham gia vào việc mở đờng ra tiền tuyến. Những con đờng, những giao thông hào vơn tới mặt trận ngày càng gần, càng chứng tỏ niềm tin, sức mạnh của dân tộc ta quyết tâm đánh thắng quân Pháp xâm lợc tại cứ điểm Điện Biên Phủ.