Những hoạt động bảo vệ đờng giao thông và phơng tiện vận tải phục vụ tiền tuyến.

Một phần của tài liệu Giao thông vận tải thanh hóa trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 54 - 56)

phục vụ tiền tuyến.

Theo kế hoạch đảm bảo giao thông của Bộ Giao thông công chính thì công tác đảm bảo giao thông là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Để thực hiện nhiệm vụ trên, Uỷ ban kháng chiến hành chính Thanh Hoá đã tổ chức chặt chẽ các lực lợng nhân dân ở những xã dọc các tuyến đờng, thành từng đơn vị nhỏ gọi là tổ bảo vệ cầu đờng. Trừ những ngời dành cho tiền tuyến, còn lại những ngời có hàng quán dọc đờng, các học sinh từ 14 tuổi trở lên đều sẽ tổ chức thành tổ bảo vệ cầu đờng, mỗi tổ từ 10 đến 15 ngời, theo hoàn cảnh địa d để tiện việc liên lạc, tập hợp và sinh hoạt.

Nhiệm vụ của các tổ bảo vệ cầu đờng là mỗi lúc phi cơ oanh tạc, cầu bị đổ, đờng bị đứt phải:

- Sửa chữa cấp tốc các chỗ bị hỏng để nối lại giao thông trong một thời gian ngắn.

- Nếu sự thiệt hại quá nặng nề thì trong lúc chờ đợi sửa đờng, dân công, tổ bảo vệ giúp sức chuyển hàng qua chỗ đờng đứt.

- Các tổ viên phải chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ cần thiết nh dao, cuốc, xẻng và đuốc để khi cần là có ngay.

Ngoài tổ bảo vệ cầu đờng, còn có dân công thờng trực và thanh niên xung phong. Trên tất cả các tuyến đờng giao thông bộ, vào mùa ma sau khi xảy ra bão lụt, lực lợng dân công đã kịp thời tu sửa mặt đờng, cầu phà nên giao thông đợc nối liền. ở các bến phà đã có kế hoạch đề phòng mùa ma lũ nên qua những mùa ma lũ phà không bị đắm, bị trôi.

Ty Công chính Thanh Hoá cũng đã tổ chức bảo vệ vận tải đờng thuỷ, lập các trạm gác để giữ an toàn giao thông và đề phòng phi cơ địch bắn phá phơng tiện giao thông, làm giảm thiệt hại ở mức thấp nhất. Huy động và bố trí đò ngang cho dân công qua sông ở các bến phà Phú Nghiêm, La Hán, Cẩm Thuỷ, Kiểu, Còng, Thiệu Hoá, Thọ Xuân.

Toàn tỉnh phát động phong trào đào hầm cho thuyền trú ẩn khi có phi cơ địch oanh tạc. Trong năm 1952 đã đào xong 159 hầm, đang đào dở 297 hầm, tổng số đất đào hầm là 46.570m3 [49]. Phong trào bảo vệ cầu đờng đợc nhân dân ủng hộ tích cực (nguỵ trang các cầu, phát hiện việc địch gài mìn phá hoại cầu...).

Để triển khai nhanh chóng các biện pháp nhằm đảm bảo giao thông vận tải thông suốt trong các chiến dịch, ngoài việc khôi phục, sửa chữa, làm mới các con đờng, Chi cục tiếp tế vận tải Thanh Hoá đã tổ chức từng trạm tiếp vận, để bố trí phơng thức vận chuyển cho phù hợp với từng cung đờng, chặng đờng trên từng tuyến đờng. (Trong chiến dịch Thợng Lào, Thanh Hoá đã lập các trạm tiếp vận ở các tuyến đờng miền Tây (Thanh Hoá) nh: Trạm Cẩm Thuỷ, trạm Sang Lang, trạm Hồi Xuân...).

Trớc sự khủng bố ngày càng gắt gao của phi cơ địch, các đội vận tải của tỉnh đã nêu cao tinh thần cảnh giác, áp dụng những kinh nghiệm về nguỵ trang phơng tiện, thực hiện kỷ luật phân tán phơng tiện. (Ví dụ: Tập đoàn Vạn Thành có sáng kiến đậu thuyền theo hớng mặt trời mọc). ý thức giữ bí mật đợc nhắc nhở luôn (Ví dụ: Tập đoàn Giang Thanh trong khi đi đờng, để giữ bí mật cho kế hoạch vận tải không gọi những tiếng nh “áp tải viên”, “dân công”,...).

Quân địch càng thua trên chiến trờng, càng tăng cờng đánh phá hậu ph- ơng và phá hoại đờng giao thông, nhằm giảm lực lợng kháng chiến của ta và ngăn chặn sự chi viện của hậu phơng cho tiền tuyến. Hậu phơng Thanh Hoá cũng bị chúng đánh phá ngày càng ác liệt, các vùng trọng điểm, các đờng giao thông thuỷ, bộ, các bến phà, đò bị phi cơ địch tập trung bắn phá, điển hình là: Tuyến đờng Thị xã Thanh Hoá - Sầm Sơn, Kim Tân - Vĩnh Lộc - Yên Định - Cẩm Thuỷ, các huyện lỵ Hà Trung, Cẩm Thuỷ, Thọ Xuân, các cầu phao Kiểu, cầu Bố bị đánh sập, kiểm soát gắt gao đờng quốc lộ 1A, phi cơ địch còn oanh tạc các tuyến đờng thuỷ quan trọng nh tuyến đờng sông Mã, sông Chu. Ngoài ra, tàu chiến, ca nô địch thờng xuyên hoạt động dọc tuyến bờ biển Hậu Lộc,

Hoằng Hoá, Nga Sơn, Quảng Xơng, gây nhiều thiệt hại về giao thông vận tải bằng đờng biển.

Mặc dù trong hoàn cảnh bị đánh phá và phong toả liên tục, nhng những ngời làm công tác giao thông vận tải Thanh Hoá đã vợt mọi hiểm nguy, gian khổ, để giữ vững mạch máu giao thông nối liền hậu phơng và tiền tuyến (chỉ tính riêng trong năm 1953 đã huy động 12.275 dân công sửa chữa làm mới cầu, đờng giao thông, hàng triệu m3 đất đã đợc đào đắp, 325km đờng quân sự đợc sửa chữa) [18].

Biết bao vất vả, hy sinh nhng ngời dân Thanh Hoá đã vợt qua để đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt và vận chuyển quân, lơng, vũ khí kịp thời phục vụ chiến đấu trong mọi hoàn cảnh, góp phần quyết định thắng lợi quân sự ở các chiến trờng.

2.4.3. Giao thông vận tải Thanh Hoá vận chuyển tiếp viện cho tiền tuyến từnăm 1950 đến giữa năm 1953.

Một phần của tài liệu Giao thông vận tải thanh hóa trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 54 - 56)