Hoạt động giao thông vận tải phục vụ chiến đấu từ tháng 9 năm 1945 đến đầu năm 1950.

Một phần của tài liệu Giao thông vận tải thanh hóa trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 33 - 38)

Thực hiện kế hoạch đợc sắp đặt sẵn dới sự điều khiển của đế quốc Mỹ, cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1945, Tởng Giới Thạch đa gần 20 vạn quân vào nớc ta, lấy danh nghĩa quân Đồng minh để giải giáp quân Nhật nhng chính là để phá hoại cách mạng Việt Nam. Với quân Tởng, Chính phủ ta thực hiện sách lợc “tránh xung đột, giao thiệp thân thiện” [92, tr48].

Đến tháng 11 năm 1945, quân đội Tởng đổ bộ vào Thanh Hoá một trung đoàn. Chúng đóng quân ở một số địa điểm ở khu vực nội, ngoại thị xã và các vùng lân cận. Hoạt động vận tải quân sự của tỉnh lúc này là phải tập trung ph- ơng tiện vận tải, vận chuyển hàng hoá cung cấp hậu cần cho quân đội Tởng mà chính quyền Thanh Hoá phải chịu trách nhiệm. Hàng hoá chủ yếu là lơng thực, thực phẩm. Hàng từ các huyện về thị xã đợc vận chuyển bằng thuyền là chính, còn trong phạm vi thị xã thì vận chuyển bằng xe bò, xe tay, tiếp chuyển đến các điểm đóng quân của quân đội Tởng.

Ngoài ra, Trung ơng còn giao cho Thanh Hoá mua gạo và chở ra Hà Nội 1000 tấn cho quân đội Tàu Tởng. Để thực hiện nhiệm vụ này Ban tiếp tế các huyện chịu trách nhiệm mua lúa, gạo ở các chợ và nhân dân trong huyện mình, huy động dân quân tải ra các bến sông ở Nông Cống, Thiệu Hoá, Yên Định, Vĩnh Lộc để thuyền bè chở về tỉnh, sau đó chuyển ra Hà Nội.

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 đợc kí kết, quân đội Tởng rút khỏi nớc ta, tỉnh Thanh Hoá lúc này đang là “vùng tự do” không có quân Pháp đóng giữ, nhng thời gian đó không đợc bao lâu, cuối năm 1946 chiến tranh đã lan rộng khắp cả nớc, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi “toàn quốc kháng chiến” chống thực dân Pháp. Đầu năm 1947, Thanh Hoá nhanh chóng bắt tay vào nhiệm vụ “tiêu thổ kháng chiến” theo chủ trơng của Đảng. Trên lĩnh vực giao thông vận tải, Thanh Hoá đã triệt để phá hoại đờng sá, cầu cống nhằm ngăn chặn bớc tiến của kẻ thù.

Những tuyến đờng 1A, đờng Sầm Sơn - Thị xã Thanh Hoá, đờng Nga Sơn - Hà Trung, đờng Biện Sơn - huyện lỵ Tĩnh Gia, đờng Nông Cống - Thị xã Thanh Hoá, đờng Phố Cát - Bỉm Sơn... đợc đào hào, đắp ụ từng đoạn để chống xe cơ giới của địch.

Cầu Hàm Rồng đợc xây dựng từ năm 1901, đến cuối năm 1947 do yêu cầu của kháng chiến cũng đã bị ta phá sập để ngăn chặn bớc tiến của kẻ thù. Đoạn đờng sắt trên đất Thanh Hoá, từ ga Đồng Giao (Ninh Bình) đến ga Cầu Giát (Nghệ An), đờng ray đợc bóc lên từng đoạn, mỗi đoạn dài từ 2,5 - 3m.

Trong hai năm 1947 - 1948 số lợng cầu cống, đờng sá đã đợc phá hoại ở Thanh Hoá nh sau:

Năm 1947: 1000 cây số đờng bộ đã bị cắt, đắp ụ

100 cây số đờng sắt đã bị bóc và 9 cầu sắt lớn bị phá. Xuân 1948: Đắp thêm 1300 ụ lớn nhỏ, 116 cây số con trạch và ụ trên đê

Thu đông 1948: Phá thêm 300 cây số đờng bộ, đào 9000 hố con, 350 hố bẫy xe cơ giới trên một số tuyến đờng bộ trọng yếu trong tỉnh.

Thêm vào đó, đã đào đợc 732 cây số giao thông hào, gần 8 vạn cá nhân hào và đắp gần 5 vạn chớng ngại vật [7].

Trong khi cả nớc bắt đầu tiến công thực dân Pháp xâm lợc trên mọi lĩnh vực, vào tháng 2/1948 tại làng Thuần Hậu (xã Xuân Minh - Thọ Xuân) Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ I, Đại hội đã đa ra Nghị quyết quan trọng, xác định nhiệm vụ mới của Thanh Hoá trong giai đoạn cách mạng mới là: “... Xây dựng Thanh Hoá thành hậu phơng vững mạnh của cuộc kháng chiến, cung cấp sức ngời, sức của cho chiến trờng, tổ chức chiến đấu tại chỗ bảo vệ hậu phơng trong mọi tình huống” [1, tr.216].

Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đề ra, Ty Công chính Thanh Hoá đã khẩn trơng chuẩn bị sức ngời, sức của tốt nhất để phục vụ kháng chiến trong giai đoạn mới.

Tháng 1 năm 1948, thực dân Pháp cho quân đánh chiếm khu vực miền Tây Thanh Hoá, vì đây là vị trí chiến lợc quân sự đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ tiếp giáp với Lào, nối thông với Nghệ An, Hoà Bình, Sơn La thành một hàng lang phía Tây, từ vùng tự do Liên khu IV lên Tây Bắc và Việt Bắc. Đánh chiếm khu vực này, thực dân Pháp nhằm mục đích cắt đứt mối quan hệ giữa cách mạng Lào và Việt Nam, chia cắt hậu phơng Thanh - Nghệ Tĩnh với chiến trờng cả nớc. Với mục đích đó, nên đánh chiếm đến đâu chúng tiến hành xây dựng đồn bốt, cho lập phòng tuyến sông Mã nối liền Bắc Lào với Bắc Bộ, ngăn chặn sự chi viện của ta đến chiến trờng chính Bắc Bộ.

Trớc tình hình đó, quân và dân ta mở nhiều chiến dịch quan trọng nh chiến dịch Lê Lai, chiến dịch Lê Lợi... để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, chuẩn bị cho tổng phản công. Hởng ứng khẩu hiệu “Tất cả để đánh thắng” của Trung ơng Đảng đề ra tháng 1/1949, Thanh Hoá phát động

toàn dân hớng ra tiền tuyến, phong trào sửa cầu, sửa đờng đảm bảo giao thông vận tải phục vụ chiến trờng đợc nhân dân tham gia sôi nổi. Đặc biệt đầu năm 1949 Uỷ ban kháng chiến hành chính Thanh Hoá đã chỉ đạo Ty Công chính tập trung sửa chữa ngay đoạn đờng từ Cẩm Thuỷ lên La Hán - Hồi Xuân, để ô tô đi lại tiếp tế cho các chiến trờng Tây Bắc và Thợng Lào. Cũng trong thời gian này quân và dân Thanh Hoá đã giải phóng đồn Cổ Lũng (Quan Hoá), nhờ đó tuyến đờng vận chuyển từ Thanh Hoá qua Vạn Mai - Suối Rút (Hòa Bình) đợc nối liền thông suốt.

Đờng vận tải từ Thanh Hoá đi Ninh Bình và Liên khu III cũng đợc hoạt động trở lại, nhờ sự vận chuyển bằng gánh bộ trên tuyến đờng quốc lộ 1 từ đò Lèn đến cầu Yên và tuyến đờng từ Kim Tân ra Rịa - Nho Quan, để chi viện cho chiến trờng chính đồng bằng Bắc Bộ.

Cùng cả nớc hớng về chiến trờng “Bình Trị Thiên khói lửa”, trong hai năm 1947 - 1948, Thanh Hoá đã cung cấp và vận chuyển tiếp tế cho chiến trờng Bình Trị Thiên 3.600 tấn thóc, 10.000 tấn gạo, cùng nhiều đồ dùng thiết yếu khác nh thực phẩm, vải vóc, thuốc men [91, tr83].

Từ tháng 7 - 9/1949, Chi cục tiếp tế vận tải Thanh Hoá đã nhận đợc 45 lệnh trng dụng thuyền và ca nô của Uỷ ban kháng chiến hành chính Thanh Hoá, đi vận chuyển muối ở Nghệ An ra Thanh Hoá, thực hiện lệnh phân tán muối của chính phủ, và vận chuyển hàng tiếp tế cho Bộ T lệnh Liên khu X (thực hiện lệnh trng dụng, hai ca nô của Bảo Lai và Phúc Long đã vận chuyển hàng từ Điền Hộ, Đò Lèn, Hàm Rồng lên Cẩm Thuỷ cho Bộ T lệnh Liên khu X...) [72].

Trong năm 1949, lực lợng vận tải Thanh Hoá còn vận chuyển cho Bình Trị Thiên 55 tấn lúa, Liên khu III và Liên khu X gần 500 tấn gạo, 200 tấn muối, bộ đội và nhân dân Thợng du Thanh Hoá 99 tấn gạo, 100 tấn muối và 1 tấn cá khô [10].

Thời gian này, ở tất cả các địa phơng trong tỉnh đều tổ chức chặt chẽ lực lợng dân quân tự vệ, để sẵn sàng chiến đấu và cùng lực lợng vận tải chuyên

trách tiếp tế, vận chuyển cho Vệ quốc đoàn, du kích quân, hay các cơ quan chính phủ đóng trên địa bàn Thanh Hoá khi có tác chiến, hoặc chi viện cho tiền tuyến trong điều kiện đờng sá bị oanh tạc, phơng tiện vận tải hạn chế, góp phần đẩy mạnh và phục vụ tốt hơn nữa công tác tiếp vận, chiến đấu của tỉnh.

Nh vậy, ngay trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (từ tháng 9/1945 đến đầu 1950), cùng với thắng lợi của quân dân cả nớc trên chiến trờng, vùng tự do Thanh Hoá đợc bảo vệ và ngày càng phát triển vững mạnh. Trong những thắng lợi đó, đã có phần đóng góp của nhân dân Thanh Hoá nói chung và những ngời làm công tác giao thông vận tải Thanh Hoá nói riêng. Bớc vào giai đoạn mới của cuộc kháng chiến, giao thông vận tải Thanh Hoá tiếp tục phát triển đờng sá giao thông, phơng tiện vận tải, để tăng năng suất vận chuyển đáp ứng yêu cầu sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân và phục vụ chiến đấu chống xâm lợc.

Chơng 2

Giao thông vận tải Thanh Hoá từ năm 1950 đến giữa năm 1953.

2.1. Nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải Thanh Hoá từnăm 1950 đến năm 1953.

Một phần của tài liệu Giao thông vận tải thanh hóa trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w