Hoạt động giao thông vận tải phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển kinh tế từ tháng 9 năm 1945 đến đầu năm1950.

Một phần của tài liệu Giao thông vận tải thanh hóa trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 26 - 33)

dân và phát triển kinh tế từ tháng 9 năm 1945 đến đầu năm1950.

Ngay sau Cách mạng tháng Tám 1945, để hoạt động giao thông vận tải đi vào ổn định, Ty Công chính Thanh Hoá đã làm công tác cấp giấy tờ cho các chủ xe, chủ thuyền t nhân và cấp giấy phép cho thơng nhân đợc thuê phơng tiện xe, thuyền, vận chuyển hàng hoá trên các tuyến đờng bộ và các luồng đờng sông.

Ngoài ra, công tác phát triển đờng giao thông, cũng đợc sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ngành liên quan. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã cử cán bộ đến các nơi trong tỉnh xem xét việc sửa chữa đờng sá, cầu cống, bến bãi, duyệt phơng án thực hiện và thông báo xuống các huyện, xã yêu cầu: Nơi nào đờng sá h hỏng ít thì kêu gọi nhân dân địa phơng tự sửa chữa, nơi nào đờng sá h hỏng lớn thì phải báo ngay cho Ty Công chính, để cử cán bộ đến hớng dẫn kỹ thuật, đảm bảo giao thông không bị đình trệ và tránh tai nạn cho xe cộ đi lại, đồng thời tiến hành xây dựng, mở mang một số con đờng mới để giao thông vận tải trong tỉnh đợc thuận tiện hơn.

Nhờ đợc nâng cấp, sửa chữa đờng sá nên chỉ sau một thời gian ngắn, thuyền bè, xe cộ đi lại thông thơng, trên bến, dới thuyền nhộn nhịp, giao thông vận tải khắp các vùng trong tỉnh từ trong ra, từ ngoài vào đều thuận lợi, dễ dàng hơn rất nhiều so với trớc.

Các chủ hiệu buôn ở Thị xã Thanh Hoá đợc Ty Công chính cho phép thuê xe, thuyền bè đến các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh mua hàng về bán lại cho nhân dân và các cơ quan trong tỉnh. Lu thông trong nội tỉnh, thì dùng thuyền nhỏ dới 5 tấn đi vào các tiểu mạch nông thôn và các loại xe bò, xe đẩy, ng- ời kéo. Một số xe ô tô vận tải đợc huy động vận chuyển hàng hoá lên vùng Thợng du và mua hàng lâm thổ sản về miền xuôi bán.

Giao thông vận tải Thanh Hoá xây dựng, phát triển cha đợc bao nhiêu, đã phải bắt tay vào thực hiện “tiêu thổ kháng chiến” để chống giặc ngoại xâm. Trên lĩnh vực giao thông vận tải “tiêu thổ kháng chiến” bằng các hoạt động phá hoại đờng sá, cầu cống, vận chuyển hàng hoá, tài sản của các địa phơng đến nơi sơ tán.

Ngày 23/12/1946, Ban quân chính ra chỉ thị cho các địa phơng, các cơ quan trong tỉnh chuẩn bị kháng chiến, bố trí địa điểm canh phòng, tiến hành sơ tán các cơ quan của tỉnh, các nhà máy, xí nghiệp, dân c đóng trên địa bàn thị xã Thanh Hoá, máy móc, kho tàng, lơng thực... cũng đợc khẩn trơng đa về nơi an

toàn, (công nhân nhà máy diêm Hàm Rồng bằng phơng tiện thô sơ, đã tháo gỡ và vận chuyển toàn bộ thiết bị máy móc lên vùng Quần Kênh (Thọ Xuân), công nhân nhà máy Đèn - Nớc thị xã tháo dỡ gần 450 tấn máy móc, 18 tấn dây điện, vận chuyển bằng thuyền ngợc dòng sông Mã lên Vĩnh Lộc [2, tr.56].

Ngành giao thông vận tải Thanh Hoá điều tra lại các loại phơng tiện xe đạp, xe tay, xe ngựa, xe bò, xe cút kít, thuyền bè... nắm vững số lợng phơng tiện từng vùng, từng xã để tiện việc huy động. Dự kiến bố trí loại phơng tiện gì, đi trên những tuyến đờng nào sau khi đờng sá bị phá hoại. Việc phá hoại đờng sá, cầu cống phải tiến hành đúng quy cách, đúng kế hoạch để còn có thể tận dụng vận chuyển bằng các loại phơng tiện thô sơ.

Đầu năm 1947, thực dân Pháp tăng viện binh, tổ chức tấn công tràn lan ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ chiến sự đã xảy ra. Ngày 06/2/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào phá hoại để kháng chiến: “Đánh thì phải phá hoại... phải phá cho rộng, phá cho sâu, phá cho bọn Pháp không lợi dụng đợc”. Ngời chỉ rõ kháng chiến thắng lợi rồi sẽ sửa sang, tu bổ lại hết, sẽ làm đờng sá , cầu cống khéo hơn, những nhà cửa tốt hơn...” [92, tr.82]. Nhận thức rõ ý nghĩa của công tác phá hoại, tiêu thổ kháng chiến, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo: Mỗi xã thành lập một ban phá huỷ gồm: 1 tiểu đội phá cầu, 1 tiểu đội đào đờng, 1 tiểu đội chặt cây, phải có đầy đủ dụng cụ phá huỷ nh: xà beng, búa tạ, dao, ca, cuốc xẻng...

Phá hoại đờng sá phải đào lỗ nanh sấu trên tất cả các tuyến đờng xe cộ đi lại đợc, còn đờng nào xung yếu phải đào, cắt hằn sâu 4m, dài 20m, bố trí sẵn các chớng ngại vật nh gỗ súc, cây cối để hai bên rìa đờng. Trên những đoạn đ- ờng và cầu bị phá, các xã phải bắc cầu tre để nhân dân đi lại mà không đợc thu tiền, nơi nào t nhân bỏ tiền ra bắc cầu, Uỷ ban xã tính toán phí tổn làm cầu và cho phép lấy tiền qua cầu trong thời gian nhất định.

Ban đầu do cha có kinh nghiệm, lại làm ồ ạt, ngời dân còn thiếu ý thức kỷ luật nên phá hoại còn sai quy cách nh:

+ Đất đào lên không đa đi xa, để sát miệng hố. + Hố đào có chỗ sát nhau quá làm tốn công, vô ích.

+ Hố đào bề dài nhiều lúc suốt mặt đờng không chừa lối đi nên rất bất tiện cho việc đi lại của nhân dân.

+ Lối đi chừa lại bắt lợn quanh mỗi hố làm cản trở cho ngời đi bộ.

Những thiếu sót, sai lầm trong việc phá hoại đờng đã làm đình trệ giao thông, tốn nhiều nhân công sửa chữa và nguyên vật liệu để bắc cầu tre, cầu gỗ trên các đoạn đờng bị phá hoại.

Do đờng sá bị cắt đứt nên giao thông bị tê liệt, các loại xe cộ (xe tay, xe bò, xe cút kít) cũng chỉ đáp ứng đợc một phần rất nhỏ về giao thông vận tải của tỉnh trong thời gian này. Nhất là một số đờng miền Tây của tỉnh dọc 6 xã thuộc huyện Quan Hoá, có đồn quân Pháp chiếm đóng, ta đã phá hoại 59 km đờng và làm sập 16 cầu lớn, trong khi đờng giao thông rất hiểm trở, lại nằm giữa đất Lào và Hoà Bình nên tại các xã trong vùng bị địch kiểm soát, do thiếu kinh nghiệm và biện pháp phá hoại nên đã gây ra trở ngại rất nhiều cho sự đi lại của nhân dân và công tác tiếp tế cho đồng bào địa phơng.

Trớc tình hình đó, Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh chủ trơng phải kịp thời sửa chữa đớng sá mà khi phá hoại thực hiện không đúng quy cách, bằng cách san lấp lại với tiêu chuẩn mặt đờng đủ sộng 0,8m và làm cầu tre, cầu gỗ, cầu bằng các thanh ray đờng sắt. Chỉ sau một thời gian tu bổ sửa chữa các loại xe đạp, xe bò, xe kéo, xe cút kít, đã lu thông thuận tiện trên các tuyến đờng trong tỉnh.

Kết hợp với tu bổ đờng sá, việc quá giang trên các tuyến đờng thuỷ chính cũng đợc chấn chỉnh lại để đảm bảo giao thông trong tình trạng đờng sá, cầu phà bị phá hoại, cụ thể nh sau:

- Những bến phà có các loại phơng tiện vận tải qua lại đợc nh: phà Ghép, Thiệu Hoá, Kiểu, Cẩm Thuỷ, La Hán, phà Công, Sen Cừ, Thọ Xuân, Bến Miềng, Mỹ Tân vẫn hoạt động bình thờng (có ca nô lai dắt).

- Những bến mới lập, sau khi các cầu bị oanh tạc nh Đò Lèn, Tào Xuyên phải bố trí phà cho xe qua sông.

- Những bến mới phát sinh do thực hiện “tiêu thổ kháng chiến” nh Hàm Rồng, Báo Văn, Cầu Vằng, Thị Long cũng phải bố trí phà cho xe qua sông.

- Những cầu cống nơi xung yếu cha phá thì không phá nữa, mà phải chuẩn bị sẵn sàng, bố trí đặt mìn, khi xảy ra tác chiến có lệnh là phá đợc ngay.

Thời gian này do đờng sá, cầu cống bị phá hoại nên giao thông vận tải đ- ờng bộ bị hạn chế, đờng sắt ngừng hoạt động, giao thông vận tải đờng thuỷ phát triển nhiều hơn. Trong hai năm 1947 - 1948, số lợng ca nô chạy trên các luồng sông trong tỉnh từ 16 chiếc đã lên tới 33 chiếc vận chuyển hành khách và hàng hoá, thời kỳ cao điểm lên tới 47 chiếc ca nô hoạt động. Việc kinh doanh ca nô, thu lợi nhuận cao nên có tình trạng đua nhau đầu t, phát triển phơng tiện vận tải đờng thuỷ vô tổ chức, đa số phơng tiện không đủ tiêu chuẩn an toàn. Trớc tình hình nh vậy, ngày 15/10/1949 Ty Hàng giang Thanh Hoá đợc thành lập do ông Vũ Thế Đạt làm trởng ty, trực tiếp quản lý điều hành giao thông vận tải đờng thuỷ.

Việc tổ chức và khai thác quá giang ở các bến phà, bến đò ngang, thời gian này cũng rất hỗn độn, hầu hết là do t nhân thực hiện, các chủ phơng tiện lấy giá cớc vận chuyển tuỳ tiện, tranh giành khách, làm trở ngại và bất tiện cho khách quá giang. Để ổn định và thống nhất việc quản lý các bến phà, đò trong tỉnh, ngày 16/2/1949 Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh tổ chức hội nghị Uỷ ban kháng chiến hành chính các huyện, và các ngành liên quan, quyết định bàn giao bến phà, đò cho dân quân chủ lực các huyện đảm nhận tổ chức khai thác trên các tuyến đờng chính, chịu trách nhiệm thu nạp tiền quá giang (những ngời lãnh thầu đang phụ trách từ trớc tới nay, bàn giao lại cho dân quân chủ lực các huyện đảm nhận từ ngày 15/3/1949). Và sau khi nhận, từng bến một phải cử ng- ời chịu trách nhiệm lãnh thầu của Ty Công chính tỉnh, hàng tháng phải nạp tiền lệ phí từng bến vào ngân quỹ Nhà nớc, bảo đảm giao thông đợc thuận tiện. Uỷ

ban kháng chiến hành chính tỉnh quy định mức thu cho các thuyền tính theo trọng tải thuyền và cự ly, cứ vận chuyển 100kg thóc đợc trả công 1kg thóc, vận chuyển 100kg gạo đợc trả 0,5kg gạo (chở hàng cho chính phủ), còn thuyền chở cho con buôn, vận chuyển 10 tấn gạo đợc trả công từ 15 - 20kg, 10 tấn lúa trả công từ 20 - 40kg.

Về phơng tiện thuyền vận tải, thời gian này cũng phát triển lên tới 2000 chiếc, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế địa phơng. Theo “Báo cáo đánh giá tình hình hai năm toàn quốc kháng chiến (1947 - 1948) của Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hoá” nh sau: “... nền kinh tế Thanh Hoá phát triển hơn trớc, nhất là từ khi kênh Than đợc sửa chữa lại. Luồng vận chuyển Thanh Hoá - Vinh đợc thông suốt liên tục, tạo sự giao lu kinh tế giữa hai tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An, đáp ứng yêu cầu hàng hoá tiêu dùng cho nhân dân...”.

Cũng trên cơ sở một số cửa lạch của bờ biển Thanh Hoá nh: Lạch Trờng, lạch Hới, lạch Bạng, Thanh Hoá đã phát triển vận tải đờng biển để xuất và nhập một số hàng hoá phục vụ cho đời sống, phát triển kinh tế nh thuốc bắc, vải vóc, nguyên liệu...

Kết quả trong hai năm 1947 - 1948, vận tải đờng thuỷ Thanh Hoá đã vận chuyển cho Chính phủ, để tiếp tế cho miền Nam đợc 3.600 tấn thóc, 10.000 tấn gạo, kết hợp vận chuyển từ miền trong ra đợc 2000 tấn muối, 200 tấn đờng. Trong nội tỉnh, vận chuyển cho miền núi đợc 874 tấn muối, thóc, gạo và các hàng hoá khác nh thuốc chữa bệnh, vải vóc, vận chuyển khách bằng ca nô, đò dọc cũng đạt trên 200.000 ngời, bình quân mỗi tháng ca nô chở đợc 8.850 hành khách và 167 tấn hàng. Giá hàng nhờ đó mà ít chênh lệch giữa các địa phơng, và đã thu về cho ngân sách tỉnh 570.217 đồng.[87, tr.32].

Trong hai năm 1947 - 1948, máy bay địch thờng xuyên khủng bố nhiều nơi dọc theo sông Mã, sông Chu, bắn phá thuyền bè, ngăn chặn việc vận chuyển tiếp tế đờng thuỷ của tỉnh Thanh Hoá. Thuyền buôn của Thanh Hoá chạy dọc

ven bờ biển vào Nam ra Bắc chở lúa gạo, thuốc men, vải vóc, đờng, sữa... cũng thờng xuyên bị hải quân của địch bắn phá, cớp bóc, điển hình là các vụ: Ngày 30/1/1948, quân Pháp cớp 50 chiếc ghe chở gạo ngay ở bờ biển xã Hải Hoà (Tĩnh Gia), ngày 17/7/1949, phi cơ địch ném bom xuống bến ca nô Hàm Rồng đúng vào vị trí trụ sở Ty Hàng giang và một số nhà dân ở bến thuyền, gây thiệt hại về sinh mạng, nhà cửa và thuyền bè ở đây. [87, tr.33].

Trên tuyến kênh Than, thời gian này cũng bị tàu chiến ở ngoài biển và phi cơ của Pháp bắn phá liên tục. Tại đây có tới 5 thuyền mành loại lớn và 200 thuyền nhỏ bị mắc cạn do chạy máy bay, nhng đợc sự giúp đỡ của nhân dân địa phơng nên thuyền bè đợc cất giấu và ngời sơ tán kịp thời nên thiệt hại không đáng kể, khi nớc lên thuyền bè tranh thủ vận chuyển thông suốt.

Đến cuối năm 1949, thực dân Pháp mở rộng vùng kiểm soát, tiến hành càn quét vùng lân cận tỉnh, các xã Liên Sơn, Nhân Sơn và Nhân Phú (huyện Nga Sơn) bị địch chiếm đóng, vì thế hoạt động vận tải đờng thuỷ Thanh Hoá ra các vùng, các tỉnh Liên khu III và vận tải hành khách trên các tuyến Hàm Rồng - Cầu Yên (Ninh Bình), Chính Đại - Điền Hộ (Nga Sơn) bị gián đoạn. Số ca nô đầu năm 1949 là 40 chiếc, đến cuối năm chỉ còn 16 chiếc hoạt động trên các luồng giao thông nội tỉnh, số còn lại phải ngừng hoạt động để sửa chữa và nằm trong vùng bị địch kiểm soát.

Trớc tình hình bị địch phá hoại, nhiều chủ thuyền bỏ nghề hoặc đòi tăng giá cớc, vận tải đờng thuỷ hạn chế ảnh hởng đến lu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân.

Tháng 11/1949, các tổ chức Liên đoàn vận tải thuyền máy, Công đoàn thuỷ thủ thuyền, Công đoàn vận tải của tỉnh đã ra đời, các tổ chức này có tác dụng rất lớn trong việc động viên, hớng dẫn các chủ phơng tiện đi vào kỷ cơng, nề nếp, chấp hành lệnh huy động vận chuyển hàng hoá cho Nhà nớc, phục vụ việc đi lại của nhân dân, đoàn kết tơng trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

Cuối năm 1949, để đảm bảo giao thông vận tải, khi giao thông đờng thuỷ gặp nhiều khó khăn, Ty Công chính Thanh Hoá chỉ đạo nhân dân khẩn trơng tu bổ các tuyến đờng tỉnh lộ, liên lộ, quốc lộ và làm các cây cầu mới, sửa chữa các cầu cũ vững chắc hơn (các cầu Vằng, cầu Đồi, cầu Đại Thuỷ, cầu Hổ trên quốc lộ 1A, các cầu trên tỉnh lộ 1, đờng tỉnh lộ số 9, số 10). Tuy chỉ bắc cầu tre, luồng, gỗ hoặc bằng đờng ray xe lửa, nhng đảm bảo cho các xe đạp, xe bò, xe kéo, xe cút kít đi lại dễ dàng, an toàn (trong năm 1949 đã sửa chữa đợc 381 km đờng quốc lộ liên tỉnh), cũng vào thời gian cuối năm 1949 kênh Than đợc nạo vét, thuyền có trọng tải lớn qua lại đợc.

Bằng mọi cố gắng, nỗ lực của nhân dân và Ty Công chính Thanh Hoá, giao thông vận tải của tỉnh luôn đợc thông suốt góp phần phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển kinh tế tỉnh nhà ngày càng tốt hơn.

1.2.4. Hoạt động giao thông vận tải phục vụ chiến đấu từ tháng 9năm 1945 đến đầu năm 1950.

Một phần của tài liệu Giao thông vận tải thanh hóa trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 26 - 33)