hiện hoạt động kinh doanh trong đời sống xã hội của dân tộc đó. Vì vậy, tự nó là một nhu cầu của văn minh thị trường và là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là thừa nhận “tính nhiều chiều, nhiều cạnh của sự phát triển”, trong đó cạnh, chiều văn hoá có vai trò quan trọng. Nếu văn hoá là nền tảng tinh thần đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội, thì
văn hóa kinh doanh chính là nền tảng tinh thần, là linh hồn cho hoạt động kinh doanh của một quốc gia. Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế như hiện nay, trong một thế giới cạnh tranh đầy sôi động như ngày nay, muốn đảm bảo sự phát triển bền vững cho hoạt động kinh doanh của quốc gia, hơn lúc nào hết, chúng ta phải có khả năng thích ứng, tự hoàn thiện để hợp tác, hội nhập và nắm bắt thời cơ một cách kịp thời. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp nói riêng và cộng đồng các doanh nghiệp nói chung cần phải ý thức tạo dựng cho mình một nền tảng văn hoá kinh doanh.
Tham gia hội nhập, mục tiêu của các doanh nghiệp sẽ là đạt được những lợi thế cạnh tranh trên cơ sở khả năng đổi mới và thích ứng nhanh chóng với môi trường kinh doanh và giành được phần thắng trong cạnh tranh. Văn hóa kinh doanh sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giúp cho doanh nghiệp, doanh nhân đạt được mục tiêu. Khi hội nhập, chúng ta khó có thể cạnh tranh
với các doanh nghiệp tầm cỡ về vốn, công nghệ, giá thành, nhân tài,…Vậy làm thế nào để chúng ta xây dựng được lợi thế cạnh tranh của riêng mình? Làm thế nào để ta nổi bật hẳn lên được so với họ? Chính văn hoá kinh doanh là đầu mối quan trọng làm nên sự khác biệt của doanh nghiệp Việt, tạo uy tín, danh tiếng và sức sống cho doanh nghiệp, phát huy tối đa năng lực của các cá nhân và hướng họ về mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, giúp chúng ta vươn tới thành công nhờ vào nguồn nội lực của chính mình. Khi đã tham gia hội nhập cạnh tranh thị trường thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp lúc này về thực chất là cạnh tranh về văn hóa kinh doanh. Con đường cải tiến và
đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm là rất cần thiết và tất yếu.
Song điều quan trọng hơn là việc tạo dựng văn hóa kinh doanh mang sắc thái Việt Nam mới chính là con đường ngắn, hiệu quả phù hợp với xu thế và phát triển chung trong kinh doanh và cạnh tranh. Các doanh nghiệp của chúng ta cần không chỉ có năng lực cạnh tranh hơn, mà cả có văn hóa hơn.
Thêm nữa, một nền văn hoá kinh doanh tiên tiến còn là điều kiện tiên quyết để chúng ta xây dựng thành công cộng đồng doanh nhân chuyên nghiệp, hạt nhân của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Từ đó, các doanh nghiệp mới có thể phát huy được vai trò của mình, đóng góp quan trọng vào quốc sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng đất nước Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế.