1.4.1. Nền văn hóa xã hội
Văn hóa kinh doanh được hình thành trước hết là dựa vào sự lựa chọn và vận dụng các giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội,…vào hoạt động kinh doanh. Đó là tri thức, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo,…Đồng thời, văn hóa kinh doanh là một bộ phận của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội. Vì vậy tất yếu sẽ có sự phản chiếu của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội lên văn hóa kinh doanh. Mỗi chủ thể trong một nền văn hóa kinh doanh đều phụ thuộc vào một nền văn hóa dân tộc cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc. Mức độ coi trọng tính cá nhân hay tính tập thể, khoảng cách phân cấp của xã hội, tính đối lập giữa nam quyền hay nữ quyền,… là những thành tố của văn hóa xã hội tác động rất mạnh mẽ đến nền văn hóa kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh là một hoạt động xã hội nên nó chịu ảnh hưởng của văn hóa xã hội. Mỗi nền văn hóa xã hội có đặc trưng riêng và có những hệ quả đặc thù với hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn tính kỷ luật và trung thành trong các doanh nghiệp Nhật Bản, tính chính xác trong các doanh nghiệp Thụy Sỹ, sự hào hoa lãng mạng trong các doanh nghiệp Pháp, Ý,...
1.4.2. Thể chế xã hội
Thể chế xã hội bao gồm thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế văn hóa, các chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật,… là những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh có ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành và phát triển văn hóa kinh doanh.
Mục tiêu lớn nhất của kinh doanh là có lợi nhuận. Để làm được điều này, các chủ thể kinh doanh phải có tri thức, có văn hóa để khai thác và sử dụng các nguồn nhân lực có hạn như vốn liếng, lao động, tài nguyên,… một cách có hiệu quả nhất. Đồng thời cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường cũng buộc các nhà quản trị phải có đạo đức kinh doanh, tôn trọng con người, có tác phong tự chủ, dám chấp nhận rủi ro,… đó chính là bản lĩnh văn hóa của nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường luôn có hai mặt: Tích cực và tiêu cực. Doanh nghiệp phải tiếp thu có chọn lọc những tác động từ bên ngoài. Qua quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, các nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, chính quyền địa phương và xã hội, các nhà kinh doanh sẽ hình thành được các bản sắc văn hóa riêng từ việc kế thừa và tiếp thu các giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân loại, những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc và thể hiện được các giá trị đó trong các sản phẩm sản xuất ra, trong cách ứng xử giao tiếp trong kinh doanh. Đồng thời phải tránh được những tác động tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân, những tư tưởng lợi mình hại người. Làm được
điều đó, các doanh nghiệp không những đạt được mục tiêu lợi nhuận mà còn hướng tới sự phát triển bền vững.
1.4.3. Sự khác biệt, giao lưu văn hóa và quá trình toàn cầu hóa.Giữa các quốc gia, các chủ thể kinh doanh, các cá nhân không bao giờ Giữa các quốc gia, các chủ thể kinh doanh, các cá nhân không bao giờ có cùng một kiểu văn hóa thuần nhất. Nếu văn hóa Mỹ đánh giá cao lối sống cá nhân và thẳng thắn thì văn hóa châu Á lại coi trọng việc tuân thủ luật lệ xã hội. Ở một số nền văn hóa thường hay hối lộ để có được một quyết định có lợi hơn là một thông lệ được chấp nhận. Còn ở một số nền văn hóa điều này là không thể chấp nhận, và có thể bị phạt tù. Sự khác biệt về văn hóa có thể là một nguyên nhân chính dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột văn hóa. Chính sự xung đột này tác động khá mạnh đến việc hình thành một bản sắc văn hóa kinh doanh cho phù hợp.
Trong quá trình hội nhập và quốc tế hóa nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ các chủ thể kinh doanh không thể duy trì văn hóa của mình như một lãnh địa đóng kín mà phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hóa. Chính sự giao lưu này tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh học tập, chọn được các khía cạnh tốt về văn hóa của các chủ thể khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình. Mặt khác quá trình tìm hiểu và giao lưu văn hóa làm cho các chủ thể kinh doanh hiểu rõ hơn về nền văn hóa của mình từ đó tác động ngược trở lại hoạt động kinh doanh theo hướng tích cực.
Quá trình mở cửa của các quốc gia làm cho nền kinh tế của các quốc gia hòa nhập vào với nền kinh tế thế giới, tạo điều cho các doanh nhân có cơ hội phát huy hết khả năng của mình, không ngừng nâng cao trình độ kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Cùng quá trình toàn cầu hóa có sự diễn ra của sự giao lưu giữa các nền văn hóa kinh doanh, từ đó bổ sung thêm các giá trị mới cho văn hóa kinh doanh của mỗi nước, làm phong phú
kho tàng kiến thức về văn hóa kinh doanh, biết cách chấp nhận luật chơi chung, những giá trị chung để cùng hợp tác và phát triển.
1.4.4. Văn hóa ngành kinh doanh.
Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực kinh doanh đều có những đặc trưng nhất định. Điều đó làm nên sự khác biệt về văn hóa trong hoạt động của mỗi ngành kinh doanh. Những ảnh hưởng mang tính đặc thù đó là đặc điểm, tính chất sản phẩm, chu kỳ kinh doanh, đối tượng khách hàng, khoa học công nghệ,con người, thời kỳ hoạt động…
1.4.5. Khách hàng.
Khách hàng là người tiêu dùng sản phẩm, quyết định loại hàng hóa cần sản xuất. Với vai trò là người góp phần quan trọng vào việc tạo ra lợi nhuận lâu dài và bền vững cho chủ thể kinh doanh, khách hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến văn hóa kinh doanh. Trong nhiều trường hợp khách hàng không mua sản phẩm thuần túy mà họ mua các giá trị, họ đưa ra các quyết định dựa trên bối cảnh văn hóa chứ không chỉ đơn thuần là những quyết định có tính chất thiệt hơn. Do đó, nhu cầu, thẩm mỹ, trình độ dân trí của khách hàng có tác động trực tiếp đến nền văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tóm tắt chương I
Văn hóa là một lĩnh vực đa dạng và phức tạp. Do đó có rất nhiều quan điểm khác nhau về văn hóa nên việc nghiên cứu và đưa ra một khái niệm đúng đắn về bản chất của văn hóa sẽ có ý nghĩa quan trọng cho việc tiếp cận những nội dung phát sinh tiếp theo liên quan đến văn hóa.
Văn hóa kinh doanh là một phương diện của văn hóa xã hội và là văn hóa trong lĩnh vực kinh doanh. Văn hóa kinh doanh bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần, những phương thức và kết quả hoạt động của con người được tạo ra và sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Theo hướng tiếp cận này, văn hóa kinh doanh bao gồm bốn nhân tố cấu thành là triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân và các hình thức văn hóa khác. Lý luận và thực tiễn cũng đã chứng minh, việc phát huy đúng đắn và có hiệu quả các giá trị của văn hóa vào hoạt động kinh doanh là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của chủ thể kinh doanh. Đồng thời, sự phát triển của hoạt động kinh doanh cũng ngày càng khẳng định: Kinh doanh không chỉ đơn thuần vì lợi nhuận mà còn nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người – tức là hướng tới yếu tố văn hóa.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP DỆT MAY HOÀNG THỊ LOAN
2.1. Tổng quan về Công ty CP Dệt May Hoàng Thị Loan
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty CP Dệt May Hoàng Thị
Loan
Công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan được thành lập trên cơ sở sát nhập Nhà máy Sợi Vinh thuộc Công ty Dệt may Hà Nội vào Công ty Dệt kim và tiến hành cổ phần hoá. Quyết định số 785/HĐQT ngày 24 tháng 9 năm 2004 về việc sát nhập nhà máy sợi Vinh thuộc Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan và đổi tên thành Công ty Dệt May Hoàng Thị Loan.
Công ty Dệt Kim Hoàng Thị Loan (cũ), được thành lập ngày 19/05/1990, hoạt động trong lĩnh vực SX kinh doanh các mặt hàng dệt, may công nghiệp. Trước đây trực thuộc Sở Công nghiệp tỉnh Nghệ An, đến tháng 7/2000 Công ty Dệt Kim Hoàng Thị Loan được gia nhập về Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Từ khi trở thành thành viên của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, công ty đã được Tổng công ty quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ, đặc biệt là sự giúp đỡ có hiệu quả của công ty Dệt may Hà Nội trên các mặt: kỹ thuật, máy móc thiết bị, công nghệ, thị trường và vốn… và nhờ sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên nên các năm gần đây công ty đã có những chuyển biến tích cực, nhịp độ tăng trưởng khá, lỗ trong SX giảm mạnh qua từng năm và đã tiến tới có lãi sau khi sát nhập nhà máy sợi Vinh vào để trở thành công ty Dệt may Hoàng Thị Loan.
Nhà máy sợi Vinh cũng được thành lập từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Đi vào sản xuất từ ngày 19/05/1985, nguyên là nhà máy thuộc liên hiệp các xí nghiệp Dệt do Cộng hoà dân chủ Liên bang Đức viện trợ giúp đỡ
xây dựng và cung cấp thiết bị toàn bộ. Đến tháng 10/1993, nhà máy được sát nhập vào công ty Dệt may Hà Nội, được công ty quan tâm đầu tư toàn diện: kỹ thuật, công nghệ, máy móc, lao động, thị trường…nên từ chỗ là một đơn vị làm ăn còn thua lỗ, đến nay nhà máy đã và đang làm ăn có lãi.
Theo quyết định số 204/QĐ-BCN v/v cổ phần hoá công ty Dệt may Hoàng Thị Loan, quyết định 3795/QĐ-BCN ngày 16/11/2005 về việc phê duyệt phương án và chuyển công ty Dệt may Hoàng Thị Loan thành Công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan. Kể từ ngày 01/01/2006 công ty chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Như vậy Công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan (HALOTEXCO) hôm nay đã có thêm thế và lực mới, đang là một trong những công ty có quy mô trung bình khá của ngành Dệt may Việt Nam.
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan
Tên giao dịch quốc tế: Hoàng Thi Loan Textile & Garment Joint Stock Company
Tổng Giám đốc công ty: Kỹ sư Chu Trần Trường
Địa chỉ: 33 Nguyễn Văn Trỗi - P.Bến Thuỷ- TP. Vinh - Nghệ An Điện thoại: (0383) 855 149- 551 553- 856 642 Fax: 855 422
Email: Website: htltex.com.vn Vốn điều lệ: 16 tỷ đồng
Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 2703000786 do Sở KHĐT cấp ngày 18/01/06. Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp cổ phần hoá
Ngoài ra công ty còn đặt một văn phòng đại diện tại Hà Nội để giao dịch, mở rộng Marketing và quảng bá SP công ty.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ chức bộ máy2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh
Công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan có nhiệm vụ chính là SX, kinh doanh các SP sợi, dệt may công nghiệp. Về sợi chủ yếu là các loại sợi cotton, loại sợi PE, sợi Pco… nhà máy tự SX, nguyên liệu chính là bông, xơ các loại. Về may công nghiệp chủ yếu là: Polo- shirt, Tanktop, áo váy, đồ lót, đồ thể thao, đồ trẻ em, Jaket… nhà máy tự SX, nguyên liệu chính là vải dệt kim các loại. Trong các năm qua Công ty đã bám sát mục tiêu, kế hoạch phát triển của toàn nghành. Dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc Công ty, sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Công ty Dệt may Hà Nội, với tinh thần đổi mới phương thức kinh doanh và phục vụ, Công ty đã khắc phục mọi khó khăn, tổ chức SX và cung ứng các loại sợi, SP may mặc đáp ứng nhu cầu trên thị trường trong nước và nước ngoài. 70% SP dệt và may xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và 30% tiêu thụ thị trường trong nước. Ngoài ra, công ty còn cung cấp các SP và dịch vụ khác:
- Mua bán máy móc thiết bị, phụ tùng, nguyên nhiên liệu ngành dệt, may. - Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch.
- Mua bán đồ dùng cá nhân và gia đình. - Kinh doanh bất động sản.
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ * Đặc điểm tổ chức sản xuất * Đặc điểm tổ chức sản xuất
Công ty có 3 nhà máy thành viên và các bộ phận phục vụ. Hình thức tổ chức SX ở Công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan là kết hợp hình thức chuyên môn hoá công nghệ và chuyên môn hoá SP.
Loại hình SX của DN là SX với khối lượng lớn, thời gian SX liên tục.
* Đặc điểm quy trình công nghệ
Máy móc thiết bị công nghệ SX sợi: Cộng hoà dân chủ Đức, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga.
Hệ thống máy cắt: máy của Nga, Đức, Nhật.
Hệ thống máy may: máy Nhật Bản, Cộng hoà Liên bang Đức, Liên Xô Về trang thiết bị do còn phải dùng một số máy của Cộng Hoà Dân Chủ Đức và của Liên Xô cũ nên tính ưu việt chưa cao. Nhưng bên cạnh đó Công ty cũng đã chủ động đầu tư những dây chuyền SX mới tiến tiến hiện đại, có tính ưu việt cao, do đó SP của Công ty được SX trên dây chuyền đồng bộ khép kín nên chất lượng tuy rằng chưa thật sự cao song cũng đã phần nào được khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng.
Công ty có khuôn viên thoáng mát rộng rãi, nhà xưởng được bố trí hợp lý: giữa nhà SX chính, các bộ phận SX phụ và kho tàng nên đã giảm thiểu vận chuyển một cách tối đa. Công ty đã áp dụng bố trí mặt bằng định hướng theo SP (dây chuyền SX) nên đã đảm bảo được cân đối về sản lượng theo từng bước công việc trong quy trình SX, đã tạo ra dòng di chuyển liên tục, đều đặn trên dây chuyền SX để có thể giảm thiểu tối đa thời gian chờ của công nhân tại từng nơi làm việc hay từng bước công việc. Do bố trí có khoa học nên ánh sáng và thông gió được đảm bảo, về mùa hè Công ty đã dùng hệ thống làm lạnh để đảm bảo nhiệt độ cho yêu cầu SX.
Vấn đề về an toàn lao động được Công ty đặt lên hàng đầu, hàng năm Công ty tổ chức các lớp tập huấn, ký kết và trang bị bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên để đảm bảo an toàn lao động nơi mình làm việc.
Sơ đồ 2.1: Qui trình công nghệ sản xuất sợi
Bông, xơ Nhà máy sợi Kiểm tra bông, xơ
Máy bông chải Máy ghép thô
Máy con
Máy ống
Máy xe SP sợi hoàn thành
( Nguồn: Phòng TVHC)
Từ những nguyên liệu bông (bông tự nhiên) và xơ PE hoá học, được đưa đến xưởng sợi, sau đó kiểm tra chất lượng bông, xơ trước khi đưa vào các công đoạn (cung bông, máy thô, máy ghép) tạo ra SP sợi (cotton chải thô, chải kỹ).
Sơ đồ 2.2: Qui trình công nghệ sản xuất may
(Nguồn: Phòng TCHC)
Từ vải thành phẩm được đưa đến xưởng may, sau đó kiểm tra chất lượng vải trước khi đưa vào công đoạn cắt, sau đưa vào công đoạn in thêu và may, khi đó SP được định hình, đến công đoạn gấp nhãn và đóng gói SP.
2.1.2.3. Đặc điểm Tổ chức bộ máy quản lý
Nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh