Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP xây DỰNG và PHÁT TRIỂN văn HOÁ KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN dệt MAY HOÀNG THỊ LOAN (Trang 33)

Công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan có nhiệm vụ chính là SX, kinh doanh các SP sợi, dệt may công nghiệp. Về sợi chủ yếu là các loại sợi cotton, loại sợi PE, sợi Pco… nhà máy tự SX, nguyên liệu chính là bông, xơ các loại. Về may công nghiệp chủ yếu là: Polo- shirt, Tanktop, áo váy, đồ lót, đồ thể thao, đồ trẻ em, Jaket… nhà máy tự SX, nguyên liệu chính là vải dệt kim các loại. Trong các năm qua Công ty đã bám sát mục tiêu, kế hoạch phát triển của toàn nghành. Dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc Công ty, sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Công ty Dệt may Hà Nội, với tinh thần đổi mới phương thức kinh doanh và phục vụ, Công ty đã khắc phục mọi khó khăn, tổ chức SX và cung ứng các loại sợi, SP may mặc đáp ứng nhu cầu trên thị trường trong nước và nước ngoài. 70% SP dệt và may xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và 30% tiêu thụ thị trường trong nước. Ngoài ra, công ty còn cung cấp các SP và dịch vụ khác:

- Mua bán máy móc thiết bị, phụ tùng, nguyên nhiên liệu ngành dệt, may. - Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch.

- Mua bán đồ dùng cá nhân và gia đình. - Kinh doanh bất động sản.

2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ * Đặc điểm tổ chức sản xuất * Đặc điểm tổ chức sản xuất

Công ty có 3 nhà máy thành viên và các bộ phận phục vụ. Hình thức tổ chức SX ở Công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan là kết hợp hình thức chuyên môn hoá công nghệ và chuyên môn hoá SP.

Loại hình SX của DN là SX với khối lượng lớn, thời gian SX liên tục.

* Đặc điểm quy trình công nghệ

Máy móc thiết bị công nghệ SX sợi: Cộng hoà dân chủ Đức, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga.

Hệ thống máy cắt: máy của Nga, Đức, Nhật.

Hệ thống máy may: máy Nhật Bản, Cộng hoà Liên bang Đức, Liên Xô Về trang thiết bị do còn phải dùng một số máy của Cộng Hoà Dân Chủ Đức và của Liên Xô cũ nên tính ưu việt chưa cao. Nhưng bên cạnh đó Công ty cũng đã chủ động đầu tư những dây chuyền SX mới tiến tiến hiện đại, có tính ưu việt cao, do đó SP của Công ty được SX trên dây chuyền đồng bộ khép kín nên chất lượng tuy rằng chưa thật sự cao song cũng đã phần nào được khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng.

Công ty có khuôn viên thoáng mát rộng rãi, nhà xưởng được bố trí hợp lý: giữa nhà SX chính, các bộ phận SX phụ và kho tàng nên đã giảm thiểu vận chuyển một cách tối đa. Công ty đã áp dụng bố trí mặt bằng định hướng theo SP (dây chuyền SX) nên đã đảm bảo được cân đối về sản lượng theo từng bước công việc trong quy trình SX, đã tạo ra dòng di chuyển liên tục, đều đặn trên dây chuyền SX để có thể giảm thiểu tối đa thời gian chờ của công nhân tại từng nơi làm việc hay từng bước công việc. Do bố trí có khoa học nên ánh sáng và thông gió được đảm bảo, về mùa hè Công ty đã dùng hệ thống làm lạnh để đảm bảo nhiệt độ cho yêu cầu SX.

Vấn đề về an toàn lao động được Công ty đặt lên hàng đầu, hàng năm Công ty tổ chức các lớp tập huấn, ký kết và trang bị bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên để đảm bảo an toàn lao động nơi mình làm việc.

Sơ đồ 2.1: Qui trình công nghệ sản xuất sợi

Bông, xơ Nhà máy sợi Kiểm tra bông, xơ

Máy bông chải Máy ghép thô

Máy con

Máy ống

Máy xe SP sợi hoàn thành

( Nguồn: Phòng TVHC)

Từ những nguyên liệu bông (bông tự nhiên) và xơ PE hoá học, được đưa đến xưởng sợi, sau đó kiểm tra chất lượng bông, xơ trước khi đưa vào các công đoạn (cung bông, máy thô, máy ghép) tạo ra SP sợi (cotton chải thô, chải kỹ).

Sơ đồ 2.2: Qui trình công nghệ sản xuất may

(Nguồn: Phòng TCHC)

Từ vải thành phẩm được đưa đến xưởng may, sau đó kiểm tra chất lượng vải trước khi đưa vào công đoạn cắt, sau đưa vào công đoạn in thêu và may, khi đó SP được định hình, đến công đoạn gấp nhãn và đóng gói SP.

2.1.2.3. Đặc điểm Tổ chức bộ máy quản lý

Nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh của đơn vị có hiệu quả, bộ máy của Công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan được sắp xếp có khoa học, chặt chẽ từ trên xuống dưới tạo thuận lợi cho việc nắm bắt và xử lý thông tin một cách kịp thời để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo phương thứuc trực tuyến chức năng, tức là quản lý từ trên xuống, cấp dưới chịu sự quản lý của cấp trên nhưng đồng thời mỗi phòng ban, bộ phận đều đảm nhiệm từng chức năng riêng biệt. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty như sau:

Phân xưởng may

Kiểm tra vải Cắt

In thêu May Hoàn thiện và gấp nhãn Sản phẩm may mặc hoàn thành Vải thành phẩm

Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Chú thích: Đường chỉ đạo trực tiếp Đường chỉ đạo tác nghiệp

( Nguồn: Phòng TCHC ) TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TGĐ I PHÓ TGĐ II PHÓ TGĐ III Giám đốc Nhà máy may Nhà máy may thời trang Tổ thiết kế thời trang Phòng ĐHSX Nhà máy sợi Phòng KTĐT Phòng ĐS Trạm Y tế Phòng TCHC Phòng KTTC Phòng KD XNK Phòng KCS ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

- Đại hội đồng cổ đông: Là gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần và trong thời hạn theo quy định của pháp luật. Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định tất cả những vấn đề thuộc về công ty theo pháp luật quy định như: Sửa đổi bổ sung điều lệ công ty, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, thông qua báo cáo tài chính của công ty...

- Ban kiểm soát: Bao gồm một trưởng ban, một phó ban và 3 thành viên được bầu ra trong số cổ đông của Công ty. Nhằm giám sát kiểm tra các hoạt động của Công ty.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.

- Tổng giám đốc công ty: là người đứng đầu công ty có quyền lực cao nhất và chịu trách nhiệm về hoạt động SX kinh doanh của công ty.

- Phó Tổng giám đốc I: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật sợi. - Phó Tổng giám đốc II: Chịu trách nhiệm kỹ thuật may. - Phó Tổng giám đốc III: Chịu trách nhiệm hành chính.

- Giám đốc: Chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của công ty.

- Phòng Tổ chức hành chính (TCHC): Tham mưu và thực hiện nhiệm vụ do lãnh đạo công ty giao trên các lĩnh vực: Công tác lao động- tiền lương, đào tạo, hồ sơ chế độ, công tác hành chính (văn thư, lễ tân…), thường trực thi đua, công tác ANQP- PCCC-PCBL-BVQS.

- Phòng kế toán tài chính (KTTC): Tham mưu và thực hiện nhiệm vụ trong công tác kế toán- tài chính của công ty nhằm quản lý, sử dụng đồng vốn hợp lý, hiệu quả, đúng chế độ, chuẩn mực Nhà nước quy định, đảm bảo cho quá trình SX kinh doanh được duy trì liên tục và đạt kết quả cao. Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có về tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vất

tư, tiền vốn của Công ty, tình hình sử dụng các nguồn vốn của đơn vị. Phản ánh các chi phí trong quá trình SX và kết quả hoạt động SX kinh doanh toàn Công ty.

Công tác tài chính: lập và chịu trách nhiệm trước giám đốc về số liệu báo cáo kế toán với cơ quan Nhà nước và cấp trên theo hệ thống biểu mẫu do chế độ Nhà nước qui định; lập kế hoạch giá thành, kế hoạch tài chính, tính toán các hiệu quả kinh tế cho các dự án đầu tư gửi cấp trên, cơ quan chủ quản.

Công tác hạch toán kế toán: thực hiện theo chế độ hạch toán kế toán thống nhất trên nhật ký chứng từ theo hệ thống kế toán tài chính do Bộ tài chính qui định.

- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu (KDXNK): Khảo sát thị trường, xúc tiến, thúc đẩy, xuất nhập khẩu SP của công ty (công tác marketing, tiếp thị thị trường…), các thủ tục xuất nhập khẩu (mở tín dụng L/C, thủ tục hải quan, thủ tục vận chuyển, giao nhận quốc tế, nội địa...). Kinh doanh nội địa (công tác Marketting, cửa hàng giới thiệu và bán SP, các đại lý) và kinh doanh dịch vụ thương mại khác. Quảng bá và giới thiệu thương hiệu, SP của Công ty (Trong nước và Quốc tế).

- Phòng KCS: Tham mưu và thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực: Công tác thí nghiệm và kiểm tra chất lượng NVL đầu vào, kiểm tra chất lượng SP, trả lời khiếu nại, kiến nghị của khách hàng…

- Phòng kỹ thuật đầu tư (KTĐT): Tham mưu và thực hiện các nhiệm vụ: công tác khoa học kỹ thuật, công tác kỹ thuật công nghệ, quản lý thiết bị, định mức kinh tế kỹ thuật, đầu tư XDCB, bản quyền thương mại, công tác kỹ thuật an toàn lao động và môi trường, công tác ISO 9001-2000...

- Phòng đời sống (ĐS): Tham mưu và thực hiện nhiệm vụ giám đốc Công ty giao trên các lĩnh vực: quản lý nhà ăn và tổ chức tốt bữa ăn Công nghiệp, nước uống cho CBCNV. Tổ chức cấp phát bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật,

tổ chức phục vụ cơm khách, quản lý và chăm sóc mặt bằng cây xanh, cây cảnh và thực hiện vệ sinh môi trường của Công ty. Thực hiện nhiệm vụ sửa chữa xây dựng nhỏ, thường xuyên trong Công ty.

- Trạm y tế: Tham mưu và thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực: quản lý và chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, tổ chức giám định y khoa để giải quyết hưu trí, mất sức lao động, đánh giá thương tật do tai nạn lao động… Thực hiện công tác kiểm tra vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh...Thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình theo quy chế và các quy định của Công ty. Tổ chức khám sức khoẻ tuyển dụng lao động, sức khoẻ định kỳ. Giải quyết các chế độ chính sách của Nhà nước tại tuyến Y tế cơ sở: như nghỉ ốm, nghỉ đẻ, tại nạn, bệnh nghề nghiệp và các chế độ liên quan đến BHYT, BHTT 24/24h.

- Phòng kế hoạch vật tư: (KHVT): Tham mưu và thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực: Công tác kế hoạch điều hành SX, quản lý kho và cung ứng vật tư, quản lý và điều hành tổ bốc xếp vận chuyển. Chủ trì tổng hợp báo cáo tình hình SXKD và các hoạt động của Công ty trong hội nghị sơ kết, tổng kết tháng, quí, 6 tháng, năm.

- Nhà máy sợi: Nhiệm vụ chủ yếu là SX các loại sợi (sợi Pco, Sợi PE…). - Nhà máy may: Nhiệm vụ chủ yếu là SX các SP may mặc (đồ thể thao, đồ trẻ em, áo Polo-Shirt, Tanktop…)

- Nhà máy may thời trang: SP các loại SP hàng may mặc thời trang, lựa chọn các mặt hàng trên thị trường đang có nhu cầu.

- Tổ thiết kế thời trang: Khảo sát nghiên cứu các mẫu mã hàng thời trang đang thịnh hành, sáng tạo và thể hiện ý tưởng thời trang mới, SP cụ thể (chất liệu, kích cỡ, màu sắc,…), phân loại thị trường theo địa lý (Bắc - Trung - Nam), phân loại SP theo thời gian (Xuân - Hạ - Thu - Đông).

2.1.3. Đặc điểm nguồn lực

* Nguồn tài chính: Hiện tại công ty cổ phần có vốn điều lệ 16 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản trên 60 tỷ đồng. Vốn nhà nước chiếm 30%_ tập đoàn đã giao cho Hanosimex và vốn Hanosimex chiếm 15,6%. Như vậy tổng công ty mẹ hiện nay chiếm 45,6%; người lao động chiếm 43%; còn lại là các cổ đông ngoài khác.

* Nguồn nhân lực: Số lượng công nhân viên và học sinh trong toàn công ty tính đến ngày 30/6/2009 là 1331 người, trong đó:

Bảng 2.4: Bảng phân bố nhân lực CB, CNV công ty

Lãnh đạo đoàn thể. 7 Phòng KDXNK. 11

Phòng TCHC. 25 Phòng đời sống. 29

Phòng KTTC. 9 Tổ thiết kế 5

Phòng Kinh doanh nội địa 31 Nhà máy sợi 574

Phòng KCS. 13 Nhà máy may 382

Trạm y tế. 6 Nhà máy may thời trang 131

Tổng số lao động: 1223

( Nguồn: Phòng TCHC)

Trong đó số người có trình độ Đại học, cao đẳng, trung cấp là gần 200 người, với hơn 60 kỹ sư chỉ đạo hoạt động sản xuất của công ty và 3 nhà máy.

Trình độ Tổng số Tỷ lệ( %) Trên ĐH 1 0.1 1. Đại học 54 4.4 2. Cao đẳng 33 2.7 3. Trung Cấp 72 5.9 4. công nhân 90 7.4 - Bậc 1 331 27.1 - Bậc 2 232 19.0 - Bậc 3 155 12.7 - Bậc 4 148 12.1 - Bậc 5 35 2.9 - Bậc 6 61 5.0 - Bậc 7 11 0.9 Tổng 1223 100 ( Nguồn: Phòng TCHC)

* Khoa học công nghệ: Công nghệ sản xuất của công ty được thực hiện trên dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại khép kín và áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới.

Lĩnh vực kéo sợi:

Thiết bị, máy móc công nghệ sản xuất sợi được nhập khẩu từ Đức, Nhật Bản, Italya, Trung quốc … của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Marzoli, Toyoda, Schlafhorsh, SSM và Rieter …

Các máy công nghệ được điều khiển và kiểm soát qua màn hình vi tính. Dây chuyền sợi có thiết bị cấp lõi và đổ sợi tự động.

Các máy ghép đều trang bị hệ thống làm đều tự động Autoleveler.

Các máy ống tự động được trang bị hệ thống cắt lọc điện tử hiện đại cho sợi chất lượng cao.

Các mặt hàng sợi đa dạng như cotton, sợi hoá học, sợi pha trộn theo ý muốn, đạt chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Thiết bị, máy móc công nghệ may được nhập khẩu từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Hàn quốc … của các hãng nổi tiếng như Juki, Pegasus, Brother, Kansai, Yamato, Union …

Nhiều thiết bị điện tử tự động thế hệ mới giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá chủng loại sản phẩm.

Xưởng thêu gồm nhiều máy thêu Tajima – Nhật Bản vi tính tự động, 12 đến 20 đầu thêu.

Hệ thống thiết kế mẫu, nhảy cỡ, giác sơ đồ mặt bằng trên máy vi tính với hệ thống phần mềm thiết kế của hãng Richpeace – Hoa Kỳ.

2.1.4. Kết quả hoạt động sxkd của công ty CP Dệt May Hoàng Thị Loan giai đoạn 2007_2009

Bảng biểu 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty CP Dệt may HTL 2007_2009

TT Chỉ tiêu Đơn vị TH 2007 % so với

KH 2007 TH 2008

% so với

KH 2008 TH 2009

% so với KH 2009

1 Doanh thu(không VAT) Tr đ 319.122 107 268.111 74.9 249.848 105

- Sợi Tr đ 257.365 110 203.952 72.8 196.68 103 - May Tr đ 56.79 93 64.159 94.4 36.782 102 - DT khác Tr đ 4.965 99 4.274 85.5 13.321 101 2 Kim ngạch XK 1000$ 2.567 171 2.683 111.8 482 110 3 Kim ngạch nhập khẩu 1000$ 1.592 113 1.409 70.5 114 4 Nộp ngân sách Tr đ 8.664 218 5.025 60.3 4.611 310 5 SP chủ yếu nhập kho - Sợi các loại tấn 9400 102 6.895 69 6.895 100

- Sợi đơn nồi cọc tấn 4842 115 3.731 69.1 4660 101

- Sợi đơn OE tấn 3.577 91 2.144 53.6 2.056 98

- Sợi xe tấn 981 89 1.02 102 179 100

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP xây DỰNG và PHÁT TRIỂN văn HOÁ KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN dệt MAY HOÀNG THỊ LOAN (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w