Kinh doanh quốc tế dựa trên một loạt thông lệ và quy chuẩn. Các thông lệ và quy chuẩn này là thành tựu chung của loài người. Chúng cấu thành nên một phần không thể thiếu của VHKD. Không nắm vững các thông lệ và quy chuẩn thì khó có thể được coi là có văn hóa trong kinh doanh, và cũng rất khó kinh doanh. Khi hội nhập, văn hóa doanh nghiệp sẽ thay đổi và trở thành thách thức, mọi nhân viên trong doanh nghiệp sẽ phải thay đổi để thích nghi với các quy trình kinh doanh mới, được chuẩn hóa. Ở một cấp độ cao hơn, còn có thể xảy ra “xung đột văn hóa” trong nội bộ doanh nghiệp. Tham gia kinh doanh trong “thế giới phẳng”, các doanh nghiệp phải vượt qua chính mình, phải hiểu biết và thành thạo “luật chơi” mới, biết liên kết với những đối tác đáng tin cậy. Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung vẫn còn rất “bỡ ngỡ” với các tiêu chuẩn của hội nhập như: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, an toàn vệ sinh lao động và hệ thống quản lý môi trường; phong cách làm việc chuyên nghiệp; tính sáng tạo, đổi mới, sẵn sàng hợp tác.
VHKD của doanh nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi theo hướng sẵn sàng liên kết, hợp tác để đôi bên cùng có lợi thay vì chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình. Tinh thần hợp tác, cùng làm ăn, cùng có lợi và cùng làm giàu phải được xem trọng và đặt chữ tín lên hàng đầu để thay đổi một hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam chỉ thích làm ăn riêng lẻ, nghĩ đến quyền lợi của mình thay vì quyền lợi của cả cộng đồng.
Để thích ứng với tập quán quốc tế, công ty có thể thực hiện các biện pháp: - Tích cực tham gia các hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài ngành, ở phạm vi lãnh thổ trong nước và quốc tế, hoạt động và tuân thủ các nguyên tắc chung, đặc biệt là hiệp hội các nhà xuất nhập khẩu. Các hiệp hội hiện có như: Hiệp hội công thương Nghệ An, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Nghệ An, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam,… Điều này giúp cho các doanh nghiệp cùng nhau hợp tác, chia sẻ thông tin, thống nhất về phương hướng hoạt động như về quyết định quy mô sản lượng, thống nhất về giá xuất khẩu, …khi có sự liên kết thì sức mạnh của các doanh nghiệp sẽ mạnh hơn rất nhiều trên thương trường quốc tế.
- Thường xuyên cập nhật thông tin các vấn đề kinh tế, chính trị thế giới, đặc biệt là chính sách phát triển kinh tế của các nước như bảo hộ mậu dịch, kế hoạch xuất nhập khẩu,…qua các kênh thông tin như: kênh thông tin hỗ trợ doanh nghiệp của Bộ kế hoạch và đầu tư ( www.business.gov.vn), “kênh” cho doanh nghiệp phản hồi chính sách ( http://vietnamnet.vn), và các kênh khác như: * http://vietbao.vn
* http://doanhnghiep24g.vn/
* http://www.ngheanbusiness.gov.vn/
* http://www.mpi.gov.vn ( cổng thông tin của bộ kế hoạch và đầu tư),… - Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các cơ quan chức năng trong các hoạt động quan trọng, lắng nghe ý kiến người tiêu dùng,… Tìm hiểu sâu rộng
về thị trường sắp hoạt động về nhu cầu cũng như về văn hóa,…Một số địa chỉ tư vấn cho các doanh nghiệp như: Hiệp hội các nhà xuất nhập khẩu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,… Các công ty tư vấn như: công ty 3ALAW (là một công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư và kinh doanh, tư vấn pháp lý và tư vấn quyền sở hữu trí tuệ). Công ty tư vấn và hỗ trợ chiến lược Win–Win,… Các hoạt động thu thập thông tin như tổ chức các tổ chức các hội thảo, tọa đàm,…
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin: Tạo các kênh thông tin, duy trì thường xuyên, liên tục với nhà nước, với đối tác, hiệp hội; không ngừng đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thu tập, xử lý và phân tích thông tin. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thông tin vào quản lý.
Một kênh thông tin rất tiện ích hiện nay đó là địa chỉ website của doanh nghiệp http://www.halotexco.com.vn. Qua địa chỉ này, công ty cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp có thể dễ dàng bày tỏ ý kiến, quan điểm và truyền đạt thông tin cho nhau.
- Thành lập chi nhánh tại các thị trường. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có môi trường làm việc sát thực hơn với thị trường. Các chi nhánh này có nhiệm vụ không ngừng điều tra thị trường, thu thập ý kiến phản hồi về sản phẩm cũng như so sánh sản phẩm của mình với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó có thể tạo mối quan hệ hợp tác với các đối thủ, tìm hiểu hệ thống pháp luật và văn hóa tại địa phương; thực hiện các trách nhiệm xã hội với cộng đồng tại địa bàn hoạt động,… Công ty có thể lập chi nhánh tại một số nơi như Hà Tĩnh, Thanh Hóa.
- Hình thành phong cách làm việc chuyên nghiệp về chuyên môn, pháp luật, giao tiếp,…Điều này phụ thuộc vào tố chất, năng lực và khả năng bồi dưỡng tri thức của mỗi con người. Doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho cán
bộ, công nhân viên có cơ hội để học hỏi, tiếp xúc với môi trường như tham gia các khóa tập huấn, đào tạo, tham quan,…
Các nhà lãnh đạo của công ty có thể nâng cao trình độ của mình qua các trường đại học: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Học viện Quan hệ quốc tế, MBA,…
Một số địa chỉ của các công ty may mặc trong nước có thể đến tham quan và hoc hỏi như Việt Tiến, May 10,…hay ở nước ngoài: Bangkok_ Thái Lan, nơi có thể được coi là trung tâm thời trang của Đông Nam Á.
- Thực hiện trách nhiệm xã hội chung như về vấn đề môi trường, con người,… Phạm vi không chỉ bó hẹp trong nước mà là toàn thế giới. Tiêu chuẩn quốc tế Trách nhiệm xã hội ISO 26000 là tiêu chuẩn mà doanh nghiệp phải phấn đấu đạt tới.
- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, luôn giữ chữ tín với khách hàng, đối tác.