trọng con người.
Chúng ta đều biết, hoạt động kinh doanh chỉ có thể thực hiện khi có đủ 3 yếu tố (còn gọi là Triết lý 3P): con người (People - người làm ra sản phẩm, người bán, người mua...), sản phẩm, dịch vụ (Product) và lợi nhuận (Profit). Chính quan niệm khác nhau về ý nghĩa, vai trò của 3 yếu tố này - thể hiện qua việc sắp xếp thứ tự ưu tiên từng yếu tố - sẽ đẫn đến những thái độ, cung cách ứng xử khác nhau trong kinh doanh.
Trên thương trường có đủ 3 trường phái, mỗi trường phái đặt một yếu tố (trong 3 yếu tố trên) lên hàng đầu. Các doanh nghiệp trên thế giới ngày càng có xu hướng coi People là yếu tố hàng đầu. Doanh nghiệp vẫn hướng đến lợi nhuận, vẫn chú trọng đến chất lựợng, mẫu mã sản phẩm, thế nhưng đặt hai yếu tố này lần lượt ở hàng thứ hai, ba. Trong khi đó yếu tố con người được coi là hàng đầu (số 1). Với quan niệm như vậy doanh nghiệp sẽ đối xử tốt với khách hàng, đối tác và với chính nhân viên của mình. Số khách hàng trung thành ngày càng đông, mặt khác, năng suất lao động sẽ tăng song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi ấy lợi nhuận sẽ đến như kết qủa tất yếu và ngày càng tăng. Có vẻ như mâu thuẫn khi không đặt lợi nhuận lên hàng tối thượng thì lợi nhuận càng lớn, song thực tế đã chứng minh cho điều này. Vì thế, để “Thoả mãn khách hàng vì uy tín và lợi ích là móng cốt để chúng ta bền phát”, Công ty CP dệt may HTL cần giữ vững và phát huy quan điểm vì con người.
* Các cam kết vì con người doanh nghiệp có thể nêu rõ và tthực hiện như:
Thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng.
Đầu tư máy móc, thiết bị để nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm Đào tạo thích hợp cho nhân viên.
Chăm lo đời sống cho nhân viên.
Giữ chữ tín
Cải tiến thường xuyên các quá trình, hệ thống quản lý chất lượng và trách nhiệm xã hội.
* Các yêu cầu về trách nhiệm xã hội có thể nêu rõ và thực hiện như:
Lao động trẻ em
Lao động cưỡng bức
Phân biệt đối xử
Thi hành kỹ luật
Tiền lương
Sức khỏe và an toàn Đặc biệt, đối với môi trường, công ty cần không ngừng hoàn thiện hơn nữa hệ thống xử lý nước thải, khói thải. Đó là hậu quả đầu tiên và trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và tương lai của con người.
Đối với lợi ích khách hàng và đối tác cần coi trọng bằng uy tín và chất lượng, đối với lợi ích người lao động, coi trọng con người cũng có nghĩa là coi trọng vấn đề quản trị nhân lực:
- Về tuyển dụng: Công bằng, dựa vào năng lực thực tế và đa dạng về hình thức
+ Sự sáng tạo trong thiết kế thời trang là một yêu cầu quan trọng hàng đầu, quyết định đến khả năng sống còn, phát triển của doanh nghiệp. Vì thế, hàng năm, công ty nên tổ chức các cuộc thi thiết kế thời trang có quy mô nhằm tìm kiếm, phát hiện người tài đồng thời không ngừng làm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối tượng tham gia không hạn chế về phạm vi trong và ngoài doanh nghiệp, độ tuổi, vị trí và công việc của họ. Bất kể ai có năng lực đều được trọng dụng với mức lương thỏa đáng và điều kiện làm việc thuận lợi.
+ Đầu tư cho giáo dục: Công ty có thể trao học bổng cho sinh viên của các trường đại học, cao đẳng. Hỗ trợ sinh viên học giỏi và tuyển lao động tại
trường là cách mà nhiều doanh nghiệp đã thực hiện và thành công. Đặc biệt là sinh viên ngành thiết kế thời trang.
- Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
“ Đào tạo con người trước khi đào tạo sản phẩm”.
“Tăng cường hình thức làm việc theo nhóm”. Điều này sẽ tạo sự thi đua trong công việc. Quá trình đánh giá dựa vào hiệu quả làm việc thực tế. Chẳng hạn, sau mỗi giai đoạn, các nhóm thiết kế sẽ phải hoàn thành một khối lượng công việc nhất định như số mẫu thiết kế hoàn thiện,… các nhóm này sẽ phải cạnh tranh về chất lượng cũng như thời gian hoàn thành, từ đó họ sẽ phải không ngừng nổ lực trong lao động.
- Giữ chân người người lao động: Ngoài các biện pháp đã có như cử người lao động đi học nhằm nâng cao trình độ, từ đó tạo cơ hội thăng tiến, nâng lương cho họ cần có các chính sách tạo sự gắn kết hơn nữa giữa gia đình của công nhân viên với công ty như chương trình học bổng cho con em trong ngành, các hoạt động tìm kiếm và tôn vinh người tài…những việc đó sẽ góp phần tạo sự trung thành của người lao động đối với công ty.
Về điều kiện làm việc, công ty cần phải đảm bảo hơn nữa trong an toàn lao động, các nhà máy nơi công nhân làm việc phải giảm tới mức tối thiểu về độ nóng, ồn và bụi. Hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho người lao động cần đảm bảo về cơ sở vật chất cũng như số lượng nhân viên chăm sóc.
* Chiến lược Quản trị nhân sự theo thị trường nhằm đảm bảo nguồn nhân lực từ bên ngoài. Ngoài việc giữ chân người tài, doanh nghiệp còn phải chủ động hơn từ bên ngoài. Dù các doanh nghiệp có đặt trọng tâm vào việc tìm, giữ người và thực hiện nhiều biện pháp để giữ người nhưng rõ ràng khó tránh được việc những nhân viên giỏi có thể bị chiêu dụ hay tự tách công ty ra đi vào bất cứ lúc nào. Bản thân doanh nghiệp có thể đầu tư và cố gắng để trả lương cao, tạo những cơ hội và điều kiện làm việc lý tưởng cho nhân viên.
Nhưng lực hút từ thị trường bên ngoài thì vẫn luôn tồn tại và nằm ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp. Sự chuyển dịch tự do của nguồn nhân lực trên thị trường là không thể ngăn cản. Một số biện pháp hữu hiệu để quản lý nguồn nhân lực thiết yếu:
- Giao cho nhà thầu: Một khi nguồn nhân lực cao cấp trở nên quý hiếm trên thị trường, thì việc tìm và giữ nhân viên sẽ rất khó khăn và tốn kém. Nhiều công ty đã chọn cách sử dụng công ty bên ngoài để khỏi phải lo đến việc tìm và giữ nguồn nhân lực quý hiếm..
- Tăng cường đào tạo và chuẩn hóa công việc: Có thể chuẩn hóa công việc
bằng cách chia thành từng phần việc nhỏ, có mô tả rõ ràng. Một nhân viên giỏi ra đi, nhưng nếu có bảng mô tả công việc rõ ràng, có văn bản lưu lại hay có các phần mềm hỗ trợ thì sẽ không khó để tìm người thay thế.
- Hợp tác với đối thủ và đối tác: Cạnh tranh không phải lúc nào cũng mang nghĩa đối đầu. Sự hợp tác, ngay cả với đối thủ, cũng có khi là biện pháp hữu hiệu để tìm và giữ nguồn nhân lực đang khan hiếm. Ví dụ các công ty dệt may có thể cạnh tranh với nhau để giành hợp đồng và quota. Nhưng các công ty cũng có thể giúp nhau và giúp người lao động bằng cách công ty ít đơn hàng cho công ty đang có nhiều hợp đồng mượn tạm nguồn nhân lực của mình
3.4.4. Cụ thể hóa và thực hiện nghiêm túc các quy tắc, chuẩn mực hành vi, nguyên tắc ứng xử
Công ty CP Dệt May HTL đã có hệ thống nguyên tắc xử sự chung nhưng các chuẩn mực này cần cụ thể và chi tiết hơn. Công ty cần soạn thảo cho từng đối tượng công nhân viên, cho các nhà lãnh đạo, trong đó phải quy đinh rõ ràng các chuẩn mực ứng xủ:
Tiêu chuẩn cá nhân.
Tiêu chuẩn ứng xử với khách hàng.
Tiêu chuẩn làm bài báo cáo, kỹ năng tiếp khách tiếp khách,…
Để việc thực hiện các nguyên tắc có hiệu quả, công ty còn cần phải đề ra các hình thức thưởng phạt rõ ràng. Cá nhân, tập thể nào không tuân thủ sẽ bị kỹ luật nghiêm khắc. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy tắc để các quy tắc chuẩn mực để nó trở thành một phần không thể thiếu trong công việc hàng ngày của doanh nghiệp.
Để công tác thưởng phạt có hiệu quả thì công tác đánh giá phải chính xác, công bằng, công khai. Doanh nghiệp nên để các hòm thư đóng góp ý kiến trong toàn doanh nghiệp, trong từng công xưởng, từng văn phòng. Các ý kiến sẽ được thường xuyên thu thập, xử lý và giải quyết, làm căn cứ để đánh giá chung.
3.4.5. Thích ứng với tập quán quốc tế
Kinh doanh quốc tế dựa trên một loạt thông lệ và quy chuẩn. Các thông lệ và quy chuẩn này là thành tựu chung của loài người. Chúng cấu thành nên một phần không thể thiếu của VHKD. Không nắm vững các thông lệ và quy chuẩn thì khó có thể được coi là có văn hóa trong kinh doanh, và cũng rất khó kinh doanh. Khi hội nhập, văn hóa doanh nghiệp sẽ thay đổi và trở thành thách thức, mọi nhân viên trong doanh nghiệp sẽ phải thay đổi để thích nghi với các quy trình kinh doanh mới, được chuẩn hóa. Ở một cấp độ cao hơn, còn có thể xảy ra “xung đột văn hóa” trong nội bộ doanh nghiệp. Tham gia kinh doanh trong “thế giới phẳng”, các doanh nghiệp phải vượt qua chính mình, phải hiểu biết và thành thạo “luật chơi” mới, biết liên kết với những đối tác đáng tin cậy. Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung vẫn còn rất “bỡ ngỡ” với các tiêu chuẩn của hội nhập như: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, an toàn vệ sinh lao động và hệ thống quản lý môi trường; phong cách làm việc chuyên nghiệp; tính sáng tạo, đổi mới, sẵn sàng hợp tác.
VHKD của doanh nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi theo hướng sẵn sàng liên kết, hợp tác để đôi bên cùng có lợi thay vì chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình. Tinh thần hợp tác, cùng làm ăn, cùng có lợi và cùng làm giàu phải được xem trọng và đặt chữ tín lên hàng đầu để thay đổi một hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam chỉ thích làm ăn riêng lẻ, nghĩ đến quyền lợi của mình thay vì quyền lợi của cả cộng đồng.
Để thích ứng với tập quán quốc tế, công ty có thể thực hiện các biện pháp: - Tích cực tham gia các hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài ngành, ở phạm vi lãnh thổ trong nước và quốc tế, hoạt động và tuân thủ các nguyên tắc chung, đặc biệt là hiệp hội các nhà xuất nhập khẩu. Các hiệp hội hiện có như: Hiệp hội công thương Nghệ An, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Nghệ An, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam,… Điều này giúp cho các doanh nghiệp cùng nhau hợp tác, chia sẻ thông tin, thống nhất về phương hướng hoạt động như về quyết định quy mô sản lượng, thống nhất về giá xuất khẩu, …khi có sự liên kết thì sức mạnh của các doanh nghiệp sẽ mạnh hơn rất nhiều trên thương trường quốc tế.
- Thường xuyên cập nhật thông tin các vấn đề kinh tế, chính trị thế giới, đặc biệt là chính sách phát triển kinh tế của các nước như bảo hộ mậu dịch, kế hoạch xuất nhập khẩu,…qua các kênh thông tin như: kênh thông tin hỗ trợ doanh nghiệp của Bộ kế hoạch và đầu tư ( www.business.gov.vn), “kênh” cho doanh nghiệp phản hồi chính sách ( http://vietnamnet.vn), và các kênh khác như: * http://vietbao.vn
* http://doanhnghiep24g.vn/
* http://www.ngheanbusiness.gov.vn/
* http://www.mpi.gov.vn ( cổng thông tin của bộ kế hoạch và đầu tư),… - Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các cơ quan chức năng trong các hoạt động quan trọng, lắng nghe ý kiến người tiêu dùng,… Tìm hiểu sâu rộng
về thị trường sắp hoạt động về nhu cầu cũng như về văn hóa,…Một số địa chỉ tư vấn cho các doanh nghiệp như: Hiệp hội các nhà xuất nhập khẩu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,… Các công ty tư vấn như: công ty 3ALAW (là một công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư và kinh doanh, tư vấn pháp lý và tư vấn quyền sở hữu trí tuệ). Công ty tư vấn và hỗ trợ chiến lược Win–Win,… Các hoạt động thu thập thông tin như tổ chức các tổ chức các hội thảo, tọa đàm,…
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin: Tạo các kênh thông tin, duy trì thường xuyên, liên tục với nhà nước, với đối tác, hiệp hội; không ngừng đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thu tập, xử lý và phân tích thông tin. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thông tin vào quản lý.
Một kênh thông tin rất tiện ích hiện nay đó là địa chỉ website của doanh nghiệp http://www.halotexco.com.vn. Qua địa chỉ này, công ty cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp có thể dễ dàng bày tỏ ý kiến, quan điểm và truyền đạt thông tin cho nhau.
- Thành lập chi nhánh tại các thị trường. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có môi trường làm việc sát thực hơn với thị trường. Các chi nhánh này có nhiệm vụ không ngừng điều tra thị trường, thu thập ý kiến phản hồi về sản phẩm cũng như so sánh sản phẩm của mình với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó có thể tạo mối quan hệ hợp tác với các đối thủ, tìm hiểu hệ thống pháp luật và văn hóa tại địa phương; thực hiện các trách nhiệm xã hội với cộng đồng tại địa bàn hoạt động,… Công ty có thể lập chi nhánh tại một số nơi như Hà Tĩnh, Thanh Hóa.
- Hình thành phong cách làm việc chuyên nghiệp về chuyên môn, pháp luật, giao tiếp,…Điều này phụ thuộc vào tố chất, năng lực và khả năng bồi dưỡng tri thức của mỗi con người. Doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho cán
bộ, công nhân viên có cơ hội để học hỏi, tiếp xúc với môi trường như tham gia các khóa tập huấn, đào tạo, tham quan,…
Các nhà lãnh đạo của công ty có thể nâng cao trình độ của mình qua các trường đại học: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Học viện Quan hệ quốc tế, MBA,…
Một số địa chỉ của các công ty may mặc trong nước có thể đến tham quan và hoc hỏi như Việt Tiến, May 10,…hay ở nước ngoài: Bangkok_ Thái Lan, nơi có thể được coi là trung tâm thời trang của Đông Nam Á.
- Thực hiện trách nhiệm xã hội chung như về vấn đề môi trường, con người,… Phạm vi không chỉ bó hẹp trong nước mà là toàn thế giới. Tiêu chuẩn quốc tế Trách nhiệm xã hội ISO 26000 là tiêu chuẩn mà doanh nghiệp phải phấn đấu đạt tới.
- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, luôn giữ chữ tín với khách hàng, đối tác.
3.4.6. Nâng cao tố chất doanh nhân:
Các nhà lãnh đạo của công ty CP Dệt May HTL nói riêng và các doanh nhân Việt Nam nói chung phải không ngừng nâng cao, hoàn thiện trình độ, năng lực của mình về mọi mặt. Các yêu cầu đặt ra đó là:
- Có tư duy và tầm nhìn toàn cầu: Thách thức lớn nhất đối với doanh nhân Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đó là tầm nhìn và ý thức hội nhập chứ không phải là vốn hay công nghệ. Thiếu vốn có thể vay được, thiếu công nghệ có thể mua nhưng thiếu tầm nhìn, thiếu ý thức thì rất khó cạnh tranh và thành công trên trường kinh doanh quốc tế. Điều kiện quyết định để giành được thắng lợi trong cuộc cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế chính là nâng cao tư duy và tầm nhìn của mỗi doanh nhân. Tham gia hội nhập, mỗi doanh nhân Việt Nam cũng đồng thời phải là “doanh nhân toàn cầu”, với ý nghĩa là có tầm nhìn toàn cầu, hoài bão toàn cầu, ý chí kinh doanh
toàn cầu, và từ đó, đề ra và quyết định những giải pháp để đưa doanh nghiệp