Thứ nhất: Xuất phát từ những yêu cầu, đòi hỏi cấp bách của việc hội nhập
kinh tế quốc tế, phải đổi mới, chủ động và nâng cao năng lực cạnh tranh, vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh của công ty đang ngày càng được coi trọng. Với ý thức rằng, nếu có một văn hóa kinh doanh lành mạnh và hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể trụ vững trên guồng quay khắc nghiệt của nền kinh tế thế giới, mới có thể không tụt hậu và vươn lên khẳng định mình, toàn thể ban lãnh đạo và công nhân viên của công ty CP Dệt May HTL đang không ngừng hoàn thiện văn hóa kinh doanh và thực hiện một cách chủ động.
Thứ hai: Doanh nghiệp đã xác định được mục tiêu sứ mệnh lâu dài của
mình: “Thoả mãn khách hàng vì uy tín và lợi ích là móng cốt để chúng ta bền
phát”. Coi trọng con người và vì sự phát triển bền vững. Đây là giá trị cốt lõi
trong văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba: Doanh nghiệp đã căn bản có được hệ thống các quy tắc xử sự
trong nội bộ doanh nghiệp, các chính sách đối với người lao động, thực hiện tốt các mặt đời sống tinh thần trong công ty như các phong trao thi đua khen thưởng, văn nghệ thể thao, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về kế hoạch cũng như phương hướng hoạt động của công ty cho công nhân,… Tất cả các hoạt
động đó đã tạo được sự đoàn kết, trung thành của công nhân viên, tạo nên bầu không khí văn hóa lành mạnh, thắt chặt tình hữu nghị. Đây là nền tảng cho quá trình xây dựng truyền thống của công ty - một bộ phận của văn hóa kinh doanh.
Thứ tư: Các nhà lãnh đạo của công ty cơ bản đã có những tố chất cần thiết
của một doanh nhân, đó là trình độ chuyên môn, khả năng lãnh đạo và đạo đức trong kinh doanh, đã xác định được đúng phương hướng hoạt động… Văn hóa của doanh nhân sẽ là động lực quan trọng nhất thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp phát triển.
Thứ năm: Doanh nghiệp đã cơ bản thực hiện được những trách nhiệm xã
hội của mình. Đó là nghĩa vụ cần phải hoàn thiện, phát huy nhằm thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng và để quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả nhất.