Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP xây DỰNG và PHÁT TRIỂN văn HOÁ KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN dệt MAY HOÀNG THỊ LOAN (Trang 56)

2.3.2.1. Hạn chế:

Một là: Công ty chưa có văn bản cũng như nội dung của triết lý kinh doanh cụ thể. Hệ thống triết lý kinh doanh chưa hoàn thiện. Ngoài logo “Thoả mãn

khách hàng vì uy tín và lợi ích là móng cốt để chúng ta bền phát” thì doanh nghiệp chưa có bản triết lý thể hiện cụ thể về sứ mệnh và các mục tiêu kinh doanh, các phương thức hành động để hoàn thành được sứ mệnh và mục tiêu đó. Các nguyên tắc tạo ra một phong cách ứng xử, giao tiếp và hoạt động kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp còn mờ nhạt. Trong quá trình hội nhập, việc mở rộng quan hệ kinh tế với các đối tác nước ngoài là một tất yếu. Để có thể vươn xa hơn, lớn mạnh hơn thì công tác xây dựng văn hóa kinh doanh càng trở nên cấp thiết. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải tạo ra cho mình những nền tảng vững chắc trên mọi lĩnh vực với tầm nhìn chiến lược dài hạn hơn. Văn hóa kinh doanh của công ty còn phải thể hiện được những cách thức cụ

thể và nhất quán trong hoạt động, đặc biệt là với các đối tác nước ngoài. Nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết là công ty cần phải tìm hiểu, xây dựng và phát triển một văn hóa kinh doanh ngày càng hoàn thiện, hòa nhập với các nền văn hóa kinh doanh trên thế giới, phải thể hiện được tinh thần cùng hợp tác cộng đồng trong và ngoài nước.

Hai là: Chưa đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất và các hình thức bề ngoài khác, chưa tạo ra được những nét riêng như kiến trúc nội và ngoại thất đặc

trưng, nghi lễ kinh doanh, chưa chú trọng xây dựng các giai thoại, truyền thuyết…

Ba là: Hệ thống các chuẩn mực điều chỉnh hành vi, đánh giá và kiểm soát hành vi của các chủ thể trong kinh doanh còn chưa cụ thể, cô đọng. Doanh

nghiệp tồn tại trong xã hội với nhiều mối quan hệ: Với xã hội bên ngoài, với chính quyền, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, cộng đồng dân cư…Để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần đưa ra các nguyên tắc chung hướng dẫn việc giải quyết một cách cụ thể các mối quan hệ đó.

Bốn là: Xây dựng văn hóa kinh doanh còn dừng lại ở hình thức, chưa chú trọng đến chiều sâu. Nhận thức của cán bộ, công nhân viên về VHKD còn

nhiều hạn chế, mới chỉ ở các biểu hiện bên ngoài mà chưa có sự hiểu biết sâu sắc các giá trị cốt lõi bên trong.

Năm là: Tinh thần xây dựng văn hóa kinh doanh trong công ty còn yếu, công

tác tuyên truyền, phổ biến còn hạn chế, thiếu sự tham gia của toàn thể cán bộ, công nhân viên.

- Do nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế thị trường còn non trẻ. Chúng ta mới thoát khỏi nền kinh tế bao cấp chưa lâu. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung các hoạt động kinh tế thiếu tính kinh doanh nên không có nhu cầu quản lý kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Khi chuyển sang cơ chế hoạt động mới thì các doanh nghiệp nói chung cần có một khoảng thời gian nhất định để thay đổi quan niệm và thấm nhuần tư tưởng. Công ty CP Dệt May Hoàng Thị Loan cũng là một doanh nghiệp có sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế đất nước.

- Do điều kiện về thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm

người lãnh đạo. Công ty CP Dệt May HTL được thành lập trên cơ sở sát nhập Nhà máy Sợi Vinh thuộc Công ty Dệt may Hà Nội vào Công ty Dệt kim và tiến hành cổ phần hoá. Kể từ ngày 01/01/2006 công ty chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Cho đến nay thì thời gian mà công ty chính thức hoạt động theo con đường hiện tại là 4 năm, đây là một khoảng thời gian ngắn và đó là lý do mà văn hóa kinh doanh còn chưa hoàn thiện. Trong khoảng thời gian đầu công ty phải đối mặt thách thức có tồn tại được không và gặp những khó khăn chồng chất nên việc tập trung cho việc xây dựng văn hóa kinh doanh cũng vì thế mà bị hạn chế.

Các nhà lãnh đạo công ty có vai trò quyết định đối với việc tạo lập một triết lý kinh doanh cụ thể. Bản thân lãnh đạo của Công ty CP Dệt May HTL cũng cần có kinh nghiệm và thời gian để phát hiện các tư tưởng về quản trị doanh nghiệp trong gian đoạn mới, và cần thời gian để chiêm nghiệm và đánh giá các tư tưởng trước khi áp dụng vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

- Do vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở nước ta con khá mới mẻ, bên cạnh đó công tác tuyên truyền về xây dựng văn hóa kinh doanh cho công nhân viên trong doanh nghiệp còn hạn chế, chưa rộng rãi và thường xuyên, các hoạt động chưa thực sự được, đầu tư, quan tâm đúng mức.

- Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, khủng hoảng, doanh nghiệp chỉ tập trung cho việc duy trì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nên còn chưa đầu tư thích đáng cho công tác xây dựng văn hóa kinh doanh.

Nội dung chương giới thiệu tổng quan về Công ty CP Dệt May HTL, tình hình hoạt động chung của công ty; phân tích toàn diện thực trạng công tác xây dựng và phát triển văn hoá kinh doanh tại Công ty, trên cơ sở đó rút ra những nhận xét về kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó.

Công tác xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh tại công ty CP Dệt may HTL đã có những nền tảng cần thiết, quan trọng góp phần phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là: Vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh của công ty đang ngày càng được coi trọng; Doanh nghiệp đã xác định được mục tiêu, sứ mệnh lâu dài của mình; Doanh nghiệp đã căn bản có được hệ thống các quy tắc xử sự trong nội bộ doanh nghiệp, các chính sách đối với người lao động, thực hiện tốt các mặt đời sống tinh thần trong công ty; Các nhà lãnh đạo của công ty cơ bản đã có những tố chất cần thiết của một doanh nhân; Doanh nghiệp đã cơ bản thực hiện được những trách nhiệm xã hội của mình.

Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan nhất định nên vấn đề này của công ty còn gặp nhiều hạn chế, đó là: Công ty chưa có văn bản cũng như nội dung của triết lý kinh doanh cụ thể. Hệ thống triết lý kinh doanh chưa hoàn thiện; Chưa đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất và các hình thức bề ngoài khác; Hệ thống các chuẩn mực điều chỉnh hành vi, đánh giá và kiểm soát hành vi của các chủ thể trong kinh doanh còn chưa cụ thể, cô đọng, Xây dựng văn hóa kinh doanh còn dừng lại ở hình thức, chưa chú trọng đến chiều sâu; Tinh thần xây dựng văn hóa kinh doanh trong công ty còn yếu.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP DỆT MAY HOÀNG THỊ LOAN

3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty CP Dệt May Hoàng Thị Loan giai đoạn 2010 - 2012

* Về thị trường:

+Thị trường nội địa:

Tăng cường mở rộng thị trường khu vực phía Nam và các tỉnh miền Trung, đẩu tư thêm nhân lực trong khâu thiết kế kết hợp với viện mẫu thời trang Fadin để thiết kế các sản phẩm phù hợp với sự thay đổi của thị trường.

+ Thị trường nước ngoài:

Củng cố và phát triển thị trường tiêu thụ hàng may sẵn có ở các nước khối EU, Úc, Nhật. Đồng thời dựa vào nỗ lực thiết lập quan hệ ngoại giao, thương mại giữa Mỹ và Việt Nam, công ty sẽ nghiên cứu môi trường kinh doanh ở Mỹ để từng bước thâm nhập và phát triển thị trường này. Phấn đấu đến năm 2010 doanh thu xuất khẩu chiếm 75% so với tổng doanh thu của công ty.

* Về đẩu tư:

+ Tập trung đầu tư hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất vải Denim và dây chuyền may quần áo bằng vải Denim, phát triển thêm sản phẩm dệt thoi.

+ Tập trung đầu tư chiều sâu cho sản phẩm sợi khu vực Vinh cũng như khu vực Hà Nội để các sản phẩm truyền thống của công ty tiếp tục đứng vững trên thị trường. Đầu tư đổi mới công nghệ dệt khăn bông, phát huy năng lực dây chuyền kéo sợi OE tại Vinh vừa phục vụ cho sản xuất vải Denim nội bộ vừa bảo đảm sợi OE bán ra thị trường.

Phấn đấu trong thời gian tới, sản phẩm vải dệt kim Denim, sản phẩm may từ vải Denim của công ty tiếp tục được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.

* Về doanh thu:

Tốc độ tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước đến năm 2010 đạt 400 tỷ.

* Về sản lượng: Công ty phấn đấu sản lượng sản phẩm mỗi năm tăng 20%.

* Về thu nhập của người lao động:

Bình quân thu nhập của người lao động tăng 8% - 10% so với cùng kỳ năm trước. Cơ sở để tăng thu nhập là chuyển dần phương thức sản xuất gia công xuất khẩu sang phương thức tự kinh doanh, khai thác công xuất máy móc thiết bị để sản xuất đáp ứng đúng theo nhu cầu của khách hàng, tăng năng suất lao động bằng cách nâng cao trình độ tay nghề, đổi mới trang thiết bị. Đồng thời công ty cũng duy trì mức lao động bình quân là 1400 người.

3.2. Quan điểm về xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh của Công ty CP Dệt May Hoàng Thị Loan

- Tính chủ quan của văn hóa kinh doanh: VHKD là sự thể hiện quan điểm, phương hướng, chiến lược và cách thức tiến hành kinh doanh của một chủ thể kinh doanh cụ thể. Các chủ thể khác nhau sẽ có những suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc và hiện tượng kinh doanh. Chẳng hạn, cùng là việc định hướng phát triển DN, có DN coi trọng vấn đề phát triển con người lên hàng đầu nhưng có DN khác đặt việc tăng lợi nhuận là nhiệm vụ trước tiên. Riêng đối với công ty CP Dệt may HTL, con người là yếu tố được đặt lên hàng đầu.

- Tính khách quan: Mặc dù văn hóa doanh nghiệp là sự thể hiện quan điểm chủ quan của từng chủ thể kinh doanh nhưng do dược hình thành trong cả một quá trình với sự tác động của rất nhiều nhân tố bên ngoài như xã hội, lịch sử, hội nhập,…nên văn hóa kinh doanh tồn tại khách quan ngay cả với chủ thể kinh doanh. Có những giá trị của văn hóa kinh doanh buộc chủ thể kinh doanh phải chấp nhận nó chứ không thể biến đổi nó theo ý muốn chủ quan của mình.

Ví dụ: Cách thức hoạt động của mỗi doanh nghiệp luôn phải tuân theo các thông lệ quốc tế .

- Tính kế thừa: Cũng giống như văn hóa, kinh doanh có sự tích tụ của tất cả các hoàn cảnh. Trong quá trình kinh doanh, mỗi thế hệ sẽ cộng thêm các đặc trưng riêng biệt của mình vào hệ thống VHKD trước khi truyền lại cho các thế hệ sau. Thời gian đi qua, những cái cũ có thể loại trừ nhưng sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian sẽ làm cho các giá trị VHKD trở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn.

- Tính học hỏi: Có những văn hóa kinh doanh không thuộc về văn hóa dân tộc hay văn hóa xã hội và cũng không phải do các nhà lãnh đạo sáng lập ra. Những giá trị đó có thể được hình thành từ kinh nghiệm khi xử lý các vấn đề, từ kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh hoặc được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với các nền văn hóa khác …tất cả các yếu tố trên được tạo nên bởi tính học hỏi của văn hóa kinh doanh. Như vậy, ngoài những giá trị được kế thừa từ văn hóa dân tộc hay xã hội, tính học hỏi sẽ giúp văn hóa kinh doanh sẽ có được những giá trị tốt đẹp từ những chủ thể và các nền văn hóa kinh doanh khác.

- Tính tiến hóa: Kinh doanh rất sôi động và luôn luôn thay đổi, do đó văn hóa kinh doanh với tư cách là bản sắc của chủ thể kinh doanh cũng luôn phải điều chỉnh cho phù hợp với trình độ kinh doanh và tình hình mới. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, việc giao thoa với các sắc thái kinh doanh với các chủ thể khác nhau nhằm trao đổi và tiếp thu các giá trị tiến bộ là điều tất yếu.

3.3. Một số mô hình tiêu biểu về xây dựng văn hóa kinh doanh.

Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Công ty CP dệt may HTL là một trong hầu hết các doanh nghệp Việt nam có cùng sự ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp đã phải hứng chịu những hậu quả nặng nề trong các cuộc làm ăn với các đối tác nước ngoài. Để trách dẫm chân lên vết xe đổ và vạch ra cho mình những con đường bằng phẳng hơn, chúng ra cần nhìn lại và suy ngẫm những bài học trước đó.

11/11/2009, Theo Hiệp hội Cà phê- ca cao, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê tới 88 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, theo báo cáo ngày 1/9/2009 của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) thì 75% cà phê Việt Nam không đạt chuẩn CQP (Coffee Quanlity-Improbement Program), trong khi Indonesia chỉ có 9%. Điều này ảnh hưởng đến uy tín và có cớ để người mua trả giá thấp. Hậu quả là doanh thu và lợi nhuận của các công ty xuất khẩu cà phê Việt Nam giảm mạnh, ảnh hưởng xấu đến thương hiệu, làm mất lòng tin, mất khách hàng. Một trong những nguyên nhân của điều này là do thái độ của các nhà xuất nhập khẩu, không tìm hiểu kỹ yêu cầu của các nhà nhập khẩu hoặc là nếu có biết cũng coi nhẹ hậu quả vấn đề. Điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng khách hàng trong văn hóa kinh doanh.

Có lẽ, tranh chấp thương mại giữa các nước là điều hoàn toàn dễ hiểu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Song, với Việt Nam, quốc gia đang "chập chững" hội nhập, vụ kiện "catfish" năm 2001 được coi là một trong những điển hình về giải quyết tranh chấp thương mại. Đây là cuộc đấu pháp lý tốn nhiều công sức, tiền bạc, giấy mực, và cũng để lại nhiều bài học. Chúng ta cứ nghĩ kinh tế thị trường là tự do hoàn toàn, mạnh ai nấy làm. Trong nghề nuôi cá tra, cá basa thời gian đó, năng lực xuất khẩu của An Giang chỉ được 60.000 tấn cá thành phẩm, nhưng người nuôi đang có trong tay khoảng 110.000 tấn và đa phần đứng ngoài các câu lạc bộ, các hội đoàn chế biến xuất khẩu là

những nơi luôn gắn với thị trường. Bên cạnh đó, khi VASEP bảo thống nhất giá bán, mua thì các doanh nghiệp chỉ ừ mà không thực hiện. Điều đó dẫn đến việc sản lượng cung ứng vượt quá mức tiêu thụ, giá cả bị tụt giảm. Điều quan trọng nhất khi VN áp dụng kinh tế thị trường là phải xây dựng tinh thần cộng đồng, làm ăn có tổ chức. Việc tham gia các hiệp hội sẽ giúp cho người sản xuất hiểu biết, chia sẻ thông tin, phối hợp với nhau định ra hướng phát triển chung. Bài học được rút ra là: Thứ nhất, muốn đi vào kinh tế thị trường thì phải biết luật chơi của nó, hội nhập chúng ta phải biết luật chơi chung của thế giới. Đồng thời chúng ta phải có giải pháp để đối phó khi bị chơi ép. Thứ hai, phải xem chúng ta có gì chưa phù hợp để điều chỉnh cho phù hợp trên tinh thần cộng đồng.

Dệt may, đồ gỗ, thép, đinh Việt Nam là những mặt hàng có nguy cơ tổn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP xây DỰNG và PHÁT TRIỂN văn HOÁ KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN dệt MAY HOÀNG THỊ LOAN (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w