Các nhà lãnh đạo của công ty CP Dệt May HTL nói riêng và các doanh nhân Việt Nam nói chung phải không ngừng nâng cao, hoàn thiện trình độ, năng lực của mình về mọi mặt. Các yêu cầu đặt ra đó là:
- Có tư duy và tầm nhìn toàn cầu: Thách thức lớn nhất đối với doanh nhân Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đó là tầm nhìn và ý thức hội nhập chứ không phải là vốn hay công nghệ. Thiếu vốn có thể vay được, thiếu công nghệ có thể mua nhưng thiếu tầm nhìn, thiếu ý thức thì rất khó cạnh tranh và thành công trên trường kinh doanh quốc tế. Điều kiện quyết định để giành được thắng lợi trong cuộc cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế chính là nâng cao tư duy và tầm nhìn của mỗi doanh nhân. Tham gia hội nhập, mỗi doanh nhân Việt Nam cũng đồng thời phải là “doanh nhân toàn cầu”, với ý nghĩa là có tầm nhìn toàn cầu, hoài bão toàn cầu, ý chí kinh doanh
toàn cầu, và từ đó, đề ra và quyết định những giải pháp để đưa doanh nghiệp của mình ra toàn cầu một cách thắng lợi, giảm thiểu những thua thiệt có thể xảy ra. Khi có một tầm nhìn đủ rộng, đủ xa và thực hiện bằng cái đạo kinh doanh, nghĩa là dùng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp mình như là phương tiện để giải quyết các vấn đề của xã hội, doanh nghiệp Việt Nam ắt hẳn sẽ có một vị thế xứng đáng trong cuộc đua tranh toàn cầu.
- Dám đổi mới, dám làm, chấp nhận mạo hiểm, rủi ro: Chúng ta đều biết, dám đổi mới, dám làm, chấp nhận mạo hiểm, rủi ro là những tố chất, là tiêu chuẩn hàng đầu của tinh thần doanh nhân. Chỉ những doanh nhân, doanh nghiệp dám chuyển đổi những ý tưởng sáng tạo thành những hoạt động đổi mới, luôn tìm kiếm và nắm bắt cho bằng được các cơ hội do công nghệ và thị trường mang lại; dám đối diện với các tập đoàn hùng mạnh nước ngoài, hợp tác và cạnh tranh với họ, cùng suy nghĩ và hành động với họ mới có thể trưởng thành và phát triển.
Khi hội nhập, yếu tố sáng tạo, đổi mới là yêu cầu quan trọng nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh mới. Khi sáng tạo có nghĩa là “đi những con đường người khác chưa đi, làm những việc mà người khác chưa làm” thì cũng có nghĩa là sự rủi ro trong kinh doanh sẽ tăng lên, và bao giờ cũng đi liền với mạo hiểm. Người ta đã nói về sự phá sản của các doanh nghiệp thua lỗ là “sự tàn phá sáng tạo” để thông qua đó các nguồn lực xã hội, kể cả những doanh nhân đó sẽ được chuyển sang các lĩnh vực kinh doanh khác có hiệu quả hơn.
Để doanh nhân tăng cường tố chất sáng tạo, đổi mới, phải phát triển các cơ sở đào tạo, cung cấp cho xã hội kiến thức kinh doanh nói chung và cung cấp cho các nhà kinh doanh những kiến thức kinh doanh chuyên nghiệp. Cho nên, việc phát triển các cơ sở đào tạo những nhà kinh doanh, những nhà quản lý kinh tế chuyên nghiệp là một việc cấp bách cần phải làm ngay.
Trong thời gian qua, Công ty CP dệt may HTL luôn có chương trình đào tạo, nâng cao trình độ cho công nhân viên trong công ty, đặc biệt là các cán bộ quản lý qua hình thức liên kết đào tạo với các trường đại học, cao đẳng. Công tác này cần phải được nâng cao chất lượng.
Hệ thống đánh giá kết quả lao động cũng phải phù hợp với công việc và năng lực của nhà quản trị. Công ty cần cụ thể hoá tiêu chuẩn công việc, các nguyên tắc làm việc của nhà lãnh đạo và đưa chúng vào tiêu chí đánh giá thành tích công tác của mỗi nhà quản trị tuỳ thuộc theo vị trí công tác, tuỳ theo cấp bậc của nhà quản trị đó trong công ty. Khi có một hệ thống đánh giá hoàn thiện thì các nhà quản trị sẽ tự nhận thấy bản thân đang ở cấp độ năng lực nào, họ còn phải hoàn thiện những gì,…Hình thức thức đánh giá có thể là: + Sát hạch: mỗi nhà quản trị phải tự tay dự thảo một đề án, một chến lược kinh doanh,…Chất lượng của công việc là căn cứ để đánh giá trình độ nhà quản trị.
+ Dùng phiếu kiểm tra: Thu thập nhận xét, đánh giá từ các thành viên trong hội đồng đánh giá và nhà quản trị tự đánh giá mình.
Hệ thống câu hỏi chính trong phiếu đánh giá quản trị viên cấp cao:
1. Có luôn suy nghĩ về phương hướng phát triển của doanh nghiệp không? 2. Có khả năng chuẩn bị và điều hành hội nghị thiết thực, ngắn gọn
không?
3. Có khả năng học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức không?
4. Có khả năng khơi gợi lòng hăng say làm việc của những người dưới quyền không?
5. Có chăm lo tạo dựng uy tín cho những người dưới quyền không?
6. Có thái độ khách quan với những người dưới quyền để phê phán họ không? Có dám thừa nhận sai lầm của mình và rút ra những kinh nghiệm không?
7. Có trung thực, lịch thiệp với cộng sự không? 8. Có luôn hoàn thành công việc của mình không?
9. Có hiểu biết nhân viên dưới quyền và kịp thời giúp đỡ họ không?
10.Có khả năng duy trì lao động, kiên trì tạo dựng sự tin cậy, thống nhất trong doanh nghiệp không?
Mỗi câu trả lời sẽ được tối đa 10 điểm. Số điểm sẽ được lấy trung bình giữa các phiếu trả lời.
Kết luận: Tổng điểm từ 90 – 100: Xuất sắc Tổng điểm từ 75 – 89: Khá
Tổng điểm từ 65 – 74: Trung bình Tổng điểm dưới 65: Kém
Bên cạnh đó, công ty cần xây dựng văn hóa chủ động trong doanh nghiệp: Nhà lãnh đạo cần phải hâm nóng tinh thần làm việc cho người lao động, phát huy tinh thần tự giác của công nhân viên, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Trong một môi trường luôn có sự chủ động thì cá nhân nào không ngừng học hỏi thì cá nhân đó sẽ tụt hậu và bị loại trừ. Văn hóa chủ động là văn hóa không ngừng, sáng tạo, học hỏi và hoàn thiện.