Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP xây DỰNG và PHÁT TRIỂN văn HOÁ KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN dệt MAY HOÀNG THỊ LOAN (Trang 90 - 92)

Nền kinh tế hội nhập chỉ thành công khi doanh nghiệp, doanh nhân được giải phóng, được tập trung trí tuệ của mình cho tư duy sáng tạo, cho việc tìm và nắm bắt cơ hội, cho sự thành công của sự nghiệp kinh doanh. Để doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam hội nhập kinh tế thành công, chúng ta phải xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, hạn chế nảy sinh tiêu cực; phải có một hệ thống pháp luật đảm bảo rằng, những ai đi ngược lại sẽ phải chịu tổn thất về kinh tế.

Doanh nghiệp Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc cải tạo môi trường kinh doanh ngày càng phát triển, tạo thuận lợi cho hoạt động của

doanh nghiệp như: Cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật, các chính sách, chế độ liên quan; hệ thống thông tin quốc gia. Nhà nước cần có chính sách, chiến lược phát triển kinh tế phù hợp, nhất quán, đặc biệt là các chính sách tài chính, tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hợp lý, linh hoạt. Chính phủ cũng cần tiếp tục đẩy mạnh các mối quan hệ ngoại giao để thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, tạo cơ hội cho doanh nghiệp, doanh nhân vươn ra thế giới; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam.

Vai trò chủ thể của Nhà nước chính là ở chỗ định hướng, tạo môi trường pháp lý, quyết định thể chế và chính sách khuyến khích, trợ giúp, cải cách hành chính, thanh tra, kiểm tra… tạo nên năng lực cạnh tranh quốc gia làm nền tảng cho việc xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi ngành kinh tế, nhất là của doanh nghiệp. Nhiệm vụ quan trọng nhất của các cơ quan nhà nước là hết lòng chăm lo cho doanh nghiệp, không để doanh nghiệp “đơn thương độc mã” trong cuộc chiến toàn cầu. Riêng đối với công ty CP Dệt may Hoàng Thị Loan, công ty cần phải tự tạo cho mình một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn bằng cách chủ động nghiên cứu thị trường, nhất là các thông lệ quốc tế và thực hiện tốt các trách nhiệm xã hội như tuân thủ pháp luật, bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng,…Để hoạt động trong một môi trường thuận lợi, doanh nghiệp phải biết tạo ra các mối quan hệ xã hội lành mạnh và hiệu quả, đó là:

- Các quan hệ với đối tác, bao gồm cả đối thủ cạnh tranh: Hoạt động kinh

doanh đòi hỏi các doanh nhân có khả năng cạnh tranh, và đó chính là động lực để tăng hiệu quả của nền kinh tế. Tuy nhiên, để có sự phát triển bền vững, các doanh nghiệp còn phải hợp tác với nhau. Tham gia các hiệp hội là cách tạo mối quan hệ tốt với cộng đồng doanh nhân một cách sâu rộng.

b) Quan hệ với khách hàng: Trong một nền kinh tế lành mạnh, khách hàng

phải được tôn trọng, không chỉ với nghĩa là những người trả tiền để mua hàng hoá và dịch vụ. Doanh nhân phải có trách nhiệm đối với hàng hóa và dịch vụ và bảo vệ khách hàng, coi đó không chỉ như nghĩa vụ hợp đồng mà còn là nghĩa vụ đạo đức.

c) Quan hệ đối với các tổ chức xã hội và các tầng lớp xã hội khác

Bên cạnh các hoạt động kinh doanh thuần tuý, doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm đóng góp vào các hoạt động chung: Phải đóng thuế một cách đầy đủ và minh bạch, đồng thời tuỳ theo khả năng mà tham gia các hoạt động từ thiện khác. Cần phải hiểu rằng đó cũng là cách đầu tư dài hạn, bởi lẽ một xã hội phát triển ổn định và phồn vinh, có trình độ tổ chức và văn hóa cao chính là điều kiện cần thiết để hoạt động kinh doanh thuận lợi

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP xây DỰNG và PHÁT TRIỂN văn HOÁ KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN dệt MAY HOÀNG THỊ LOAN (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w