Thành tựu Khoa bảng

Một phần của tài liệu Giáo dục khoa cử nho học ở can lộc dưới thời phong kiến (1075 1919) (Trang 37 - 39)

2. La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp

2.3 Thành tựu Khoa bảng

Thiên Lộc- Can Lộc là đất học, tất nhiên cũng là đất khoa bảng. Chỉ tính trên địa bàn huyện Can Lộc hiện nay, đời Trần mới chỉ có 1 vị đại khoa, thì đời Lê- Mạc, có 27 vị đại khoa (trong đó có Nguyễn Minh Tiệm ở Vĩnh Hoà, không thấy chép ở trong "Đăng Khoa Lục" mà chỉ ghi trong: "Địa chí huyện Can Lộc". Ngoài ra còn có Nguyễn Huy Tự, đỗ Tiến triều, đợc coi ngang tiến sĩ.

Đỗ hơng Khoa, đời Lê số hơng Cống, Sinh đồ không ít, nhng không có sách nào ghi chép đầy đủ. Theo con số su tầm hiện nay thi có 68 vị trúng tứ trờng (tức hơng Cống) nghĩa là còn thiếu nhiều ngời. Riêng Tràng Lu có 19 vị thì họ Nguyễn Huy chiếm 15 [15; 237]

Thám hoa- Lại Bộ Thợng th đời Trần là Đặng Bá Tĩnh ở Tả Hạ. Ông là ngời khai khoa ở Thiên Lộc- Can Lộc bây giờ. Con cháu ông nhiều đời vẫn là dòng dõi thi, th.

ở Thiên Lộc- Can Lộc còn có Tiến sĩ Hà Công Trình đỗ Nhị giáp tiến sĩ năm Bính Tuất đời Quang Thuận (1466), làm đến Thợng Th Bộ Hình, cháu 7 đời của Hà Công Trình là Hà Tông Mục đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn đời Lê Chính Hoà (1688), làm Thị lang, khi mất tặng Thợng Th.

Ngoài ra còn ở vùng Tây Nam Ngàn Hống, Phù Lu, ích Hậu cũng là đất có tiếng tăm. ở đây có Trần Đức Mậu đỗ Nhị giáp Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1472), Phan Đình Tá đỗ Nhị giáp Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1499), Nguyễn Văn Giai dòng dõi

một vọng tộc, cũng đỗ Nhị giáp Tiến sĩ khoa Canh Thìn (1580), đời Lê, ở Phù Lu còn có các cử nhân Phan Huân, Nguyễn Vĩ, Phan Khải Thăng, Trịnh Quang Thái.

ở Nội Thiên Lộc có anh em họ Lê đỗ đồng khoa năm Bính Thìn (1736), Anh là Lê Sỹ Triêm đồ đồng Tiến sĩ, và em là Lê Sỹ Bàng đỗ nhị giáp Tiến sĩ. Ng- ời đơng thời còn có câu hát:

"Thiên hạ thiếu chi ngời sang

Đã Lê Sỹ Bàng, lại Lê Sỹ Triêm" [15; 239]

Theo Địa chí Can Lộc thì ở Bình Lộc có Tiến sĩ Nguyễn Minh Tiệm đỗ trong kỳ thi đầu tiên do nhà Lê Trung Hng mở vào năm Canh Thìn (1580) ở Thanh Hoá. Dân gian có câu "Kiệt Thạch tam khoa, tam tiến sĩ" là nói về Hoàng Hiền đỗ khoa Mậu Tuất (1478), làm đến Hiến sát sứ, Nguyễn Cung đỗ Nhị Giáp năm Quý Sửu (1493), làm đến Thừa tuyên sứ và Thái Kinh đỗ năm Tân Mùi (1511), làm đến Tả Thị lang Bộ Hình. Hiện nay còn có bia ghi sự nghiệp của ba vị tại nhà văn miếu xã Kiệt Thạch, gọi là "Bia khoa giáp"

Cùng "Tam khoa, tam tiến sĩ" còn có xã Bàn Thạch với Lê Trực đỗ khoa Quý Dậu (1453) và cha con họ Phan, Phan Viên đỗ khoa Nhâm Tuất (1442), Phan

ứng Toản đỗ khoa Tân Sửu (1481), ở Yên Huy- Bạt Trạc có ông cháu họ Dơng, tiếng tăm lẫy lừng một thời. Đó là Dơng Tri Dụng thông minh, mẫn tiệp, đỗ Nhất giáp chế khoa ất Sửu (1565). Con trai Dơng Trí Dụng là Trí Thâm thi hơng đỗ tứ trờng và con của Trí Thân là Dơng Trí Trạch đỗ đồng tiến sĩ khoa Kỉ Mùi (1619).

ở Lỗi Thạch có Hoàng Giáp Mai Đức Bá (đỗ năm Nhâm Tuất 1502), nổi tiếng thông minh và tự phụ. ở Thổ Vợng có Hoàng Giáp Vũ Diệm (1705- ?) đỗ khoa Kỷ Mùi niên hiệu Vĩnh Hựu (1739).

ở Lai Thạch có 4 vị đại khoa đời Lê, trong đó có 2 vị Thám Hoa, Phan Kính và Nguyễn Huy Oánh, nhng ngời khai khoa là Tiến sĩ Nguyễn Tâm Hoằng đỗ năm Mậu Tuất (1478) và ngời cuối cùng là Nguyễn Huy Quýnh em trai Nguyễn Huy Oánh, đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1782).

ở Trảo Nha đời Lê có 2 vị đó là Nguyễn Bật là ngời khai khoa, ông đỗ Tiến sĩ vào khoa Canh Thìn (1520). Tiến sĩ Ngô Phúc Lâm (1722-1784) đỗ Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1766).

Đó là những gơng mặt tiêu biểu của nền giáo dục khoa cử Can Lộc từ đời Lê- Mạc trở về trớc. Các vị đại khoa và một số vị hơng Khoa đều đợc giữ những chức vụ cao trong triều và họ cũng đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của lịch sử dân tộc trên mọi lĩnh vực.

Bảng 1: Tổng hợp thành tựu khoa bảng của Can Lộc từ thời Lý cho đến Hậu Lê (Những ngời đỗ đại Khoa)

TT Họ và tên Năm

sinh Quê quán Học vị và khoa thi năm nào

1 Đặng Bá Tĩnh TKXIV Tả Hạ (Tùng Lộc) Thái học sinh, có sách chép Thám Hoa2 Phan Viên 1421 - ? Bàn Thạch (Xuân Lộc) Đồng Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất 1442

Một phần của tài liệu Giáo dục khoa cử nho học ở can lộc dưới thời phong kiến (1075 1919) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w