Danh sách và đôi nét tiểu sử những vị đại khoa.

Một phần của tài liệu Giáo dục khoa cử nho học ở can lộc dưới thời phong kiến (1075 1919) (Trang 67 - 69)

ơng 3: Giáo dục khoa cử Nho học ở Can Lộc thời Nguyễn

3.4.1. Danh sách và đôi nét tiểu sử những vị đại khoa.

1. Trần Nguyên Hy (1797) - ?), ngời xã Dúc Vật huyện Thạch Hà- nay thuộc xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 52 tuổi đỗ Phó bảng Ân khoa Mậu Thân, niên hiệu Tự Đức 1 (1848), ông thuộc diện tú tài trên 40 tuổi khảo hạch ở tỉnh đủ điểm nên đợc dự thi Hội. Trớc làm Huấn đạo sau thăng đến hàm T nghiệp.

2. Mai Thế Quy (1822-1877), ngời xã Phù Lu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, đỗ cử nhân khoa Nhâm Tý (1852), 32 tuổi đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ, xuất thân khoa Quý Sửu, niên hiệu Tự Đức 6 (1853), nguyên ông đỗ giải nguyên khoa trớc nhng do không khai rõ lí lịch nên bị đánh hỏng đến khoa này lại đỗ. Làm quan đến Tuần Phủ Tuyên Quang, giáng xuống án sát.

3. Ngô Đức Bình (1824- ?), ngời xã Trảo Nha (Đại Lộc), 42 tuổi đỗ Nhị giáp tiến sĩ xuất thân khoa Nhã sĩ, niên hiệu Tự Đức (1865). Làm quan án sát Quảng Bình lâm bệnh mất tại nhiệm sở.

4. Trần Khánh Tiến (1834-?), ngời xã Phổ Minh - huỵên Can Lộc nay là xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, cha Trần Khánh Dũng. Đỗ cử nhân khoa Đinh Mão (1867). 35 tuổi đỗ Phó bảng khoa Tân Mùi, niên hiệu Tự Đức 24 (1871), làm quan trải qua các chức: phó sử sang nhà Thanh, Tế tửu Quốc tử giám, Tham biện nội các, Lễ Bộ Thị lang, Bố chánh Nghệ An.

5. Vũ Tuấn (1825- ?), ngời xã Hữu Can Lộc, huyện Can Lộc nay xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, đậu tú tài đợc chọn vào học ở Quốc tử giám. 55 tuổi đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Kỷ Mão, niên hiệu Tự Đức 32 (1879), làm Tri phủ Thuận Thành.

6. Nguyễn Văn Trình (1872- 1949), ngời xã Kiệt Thạch, huyện Can Lộc nay là xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc. Con của Nguyễn Liên, em của Lơng Cẩn, Nguyễn Hữu Lợng. Ông đỗ cử nhân khoa Đinh Dậu (1897). 27 tuổi đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất, niên hiệu Thành Thái 10 (1898). Tiến sĩ Th- ợng Th Nguyễn Văn Trình là một tấm gơng sáng về nhiều mặt, khổ học lập thân, thành phần trung thực, một ông quan thanh liêm, luôn gần gũi và bênh vực quyền lợi cho nhân dân lao động, rất tận trung với nớc nhà và quê hơng xứ sở. Ngoài ra ông còn là một nhà thơ với hàng trăm bài thơ, phần nhiều là thơ Nôm ...

7. Ngô Đức Kế (1879-1929), ngời làng Trảo Nha, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nay là thôn Nam Sơn, thị trấn Can Lộc, ông là con của Ngô Huệ Liên, cháu nội Ngô Phùng, ông đỗ cử nhân khoa Đinh Dậu (1897) . 23 tuổi ông đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu (sự nghiệp của Ngô Đức Kế đã đợc giới

thiệu sơ qua trong mục một số làng và dòng họ tiêu biểu về giáo dục khoa cử Nho học ở Can Lộc thời Nguyễn).

8. Nguyễn Quýnh (1879-?), ngời xã Kiệt Thạch, huyện Can Lộc nay là xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh, con của Cử nhân Nguyễn Liên, đỗ cử nhân khoa Kỷ Dậu (1909). 32 tuổi ông đỗ Phó bảng khoa Canh Tuất, niên hiệu Duy tân 4 (1910) làm Tri huyện Nam Đàn.

9. Nguyễn Xuân Đàm (1889-?), ngời xã Quần Ngọc, tỉnh Hà Tĩnh. Nay thuộc xã Vĩnh Lộc, huỵên Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đố Tú tài, đã đi dạy, đến năm 31 tuổi đỗ Phó bảng, niên hiệu Khải định 4 (1919). Thừa thái viện cơ mật.

Một phần của tài liệu Giáo dục khoa cử nho học ở can lộc dưới thời phong kiến (1075 1919) (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w