Một số làng và dòng họ tiêu biểu về giáo dục khoa cử Nho học ở Can Lộc thời Nguyễn.

Một phần của tài liệu Giáo dục khoa cử nho học ở can lộc dưới thời phong kiến (1075 1919) (Trang 65 - 67)

ơng 3: Giáo dục khoa cử Nho học ở Can Lộc thời Nguyễn

3.3.2.Một số làng và dòng họ tiêu biểu về giáo dục khoa cử Nho học ở Can Lộc thời Nguyễn.

thời Nguyễn.

Tiếp nối truyền thống hiếu học của các thế hệ đi trớc, Can Lộc ở thời Nguyễn cũng có nhiều làng xã và dòng họ nổi tiếng về khoa cử.

Giữa một vùng lẫy lừng khoa hoạn, Tràng Lu là một điểm sáng chói. Từ cuối Lê đầu Nguyễn (Thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX). Tràng Lu có tiếng là đất văn vật ở xứ Nghệ. ở Tràng Lu thời Lê có cự tộc nổi tiếng về giáo dục khoa cử là họ Nguyễn Huy, sang thời Nguyễn con cháu dòng họ này vẫn học rất giỏi nhng không đi thi. Nhng trên lĩnh vực văn hoá, dòng họ này có những gơng mặt xuất sắc nh Nguyễn Huy Hổ (1783-1841), con thứ Nguyễn Huy Tự, tinh thông văn chơng, y lý, thiên văn địa lý, nhng không đi thi. Năm 40 tuổi, ông đợc vua Minh Mệnh triệu vào làm thuốc trong cung, ông viết bài "Mai Đình mộng ký" đợc lu truyền, đó là một áng văn chơng tuyệt diệu. Nguyễn Huy Hổ là tác giả Hán-Nôm có tầm cỡ sau cùng của họ Nguyễn Tràng Lu. Các thế hệ con cháu ông dới triều Nguyễn vẫn có nhiều ngời đợc học hành nhng về khoa cử văn chơng đều không có ngời thật hiển đạt. Phải đến lớp hậu duệ của ông, trong thời đại Hồ Chí Minh, ngời họ Nguyễn Tràng Lu mới lại tiếp nối đợc truyền thống học hành, xứng đáng là dòng họ văn hoá lớn ở Nghệ Tĩnh.

Nói đến giáo dục khoa cử Can Lộc dới triều Nguyễn chúng ta không thể không nhắc đến họ Ngô ở làng Trảo Nha một làng quê nổi tiếng về giáo dục khoa cử và truyền thống đấu tranh cách mạng.

ở thời Lê và Tây sơn : họ Ngô có tới 18 quận công./ 36 hầu tớc, có 4 ngời đổ Tạo sĩ (Tiến sĩ võ) là Ngô Phúc Thiêm, Ngô Phúc Túc, Ngô Phúc Trọng, Ngô Phúc Hoằng là dòng họ Võ tớng, nhng từ lâu đã có nhiều ngời giỏi văn học. Ngời đỗ đại khoa đầu tiên là Ngô Phúc Lâm (1724-1784) [2;535]

Đến triều Nguyễn, họ này có Ngô Đức Bình (1824)đỗ Hoàng Giáp (Nhị giáp Nhã sĩ, ất sửu 1853) thời Tự Đức; Ngô Đức Kế (1879-1929) đỗ tiến sĩ lúc 23 tuổi

đời Thành Thái (Tam giáp tiến sĩ Tân Sửu 1901) ông là con cử nhân Ngô Huệ Liên đỗ năm Quý Dậu đời Tự Đức (1873) và cháu cử nhân Ngô Phùng (1804-1863) đỗ năm Tân Sửu Thiệu Trị thứ 1 (1841). Ngoài ra còn có- Ngô Phúc Hợi (tức Trơng Duy Phúc) đỗ cử nhân đời Gia Long ở trờng Gia Định và Ngô Đức Thịnh cũng đỗ cử nhân nhng cha rõ khoa nào. Ngô Đức Hồng đỗ cử nhân nhng bị cách, ông là cha của Tiến sĩ Ngô Đức Bình.

Nh vậy họ Ngô Trảo Nha ở thời Nguyễn có 2 tiến sĩ, 5 cử nhân và nhiều ng- ời khác đỗ tam trờng tú tài. Trong đó có Tiến sĩ Ngô Đức Kế mặc dù thi đậu nhng ông không ra làm quan. Ông tham gia phái "Minh xã" trong phong trào Duy tân, bị bắt đầy ra Côn Đảo (1908). Năm 1921, đợc tha về, ông mở hiệu buôn ở chợ Nghèn rồi ra làm báo "Hữu Thanh" cho đến lúc mất. Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà báo có tiếng. Theo Huỳnh Thúc Kháng thì "thơ ông có tới nghìn bài", ông là tác giả "Sở Âm tập", "Thiên nhiên học hiệu ký", "Thái Nguyên thất nhật quang phục ký" (viết ở Côn đảo, đều mất bản thảo); khi làm báo ông biên soạn "Đông Tây vì nhân", "Phan Tây Hồ di thảo", và dịch các tác phẩm của Lơng Khải Siêu, Tôn Dật Tiên... tên tuổi Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Nguyên Cẩn...

Sự nghiệp hoạt động chính trị, và văn hoá của ông Nghè Ngô Đức Kế không chỉ làm rạng danh cho một dòng họ, mà còn là niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Trảo Nha, nhân dân Can Lộc đơng thời và sau này.Tìm hiểu sự nghiệp của ông, chúng ta càng thấm nhuần bản chất cách mạng kiên cờng của ngời dân Can Lộc trong suốt trờng kỳ lịch sử.

Trong các phong trào yêu nớc, cách mạng thời hiện đại, họ Ngô có nhiều ngời tham gia hoạt động trong các hội, các tổ chức cách mạng...

Làng Triệt Thạch, tổng Đậu Liêu, huyện Can Lộc nay là xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh là một vùng quê "Địa linh nhân kiệt". Có nhiều ngời học hành đỗ đạt cao trong các triều đại trớc. Đặc biệt dới thời vua Lê Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận thứ 9 (1468) và niên hiệu Hồng Đức thứ 24 (1493) và vua Lê Tơng Dực niên hiệu Hồng Thuận thứ 3 (1511) có 3 vị đỗ đại khoa, đó là Tiến sĩ Hoàng Hiền, Hoàng Giáp Nguyễn Cung, và tiến sĩ Thái Kính, có thể coi các vị ấy

nh những ngời khai khoa cho đất học ở làng quê này. Tiếp nối truyền thống đó ở thời Nguyễn có hai anh em ruột đỗ đại khoa là Nguyễn Văn Trình, đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1898) và Nguyễn Quýnh - đỗ Phó bảng khoa Canh Tuất (1910) là những ngời kế khoa tiếp bớc truyền thống cha ông và quê hơng xứ sở.

Thân sinh Tiến sĩ Nguyễn Văn Trình là Nguyễn Liên, ông đỗ cử nhân vào năm 1848. Ngoài 2 ngời con đỗ đại khoa còn có: Nguyễn Lơng Cạn đỗ cử nhân tham gia nghĩa quân Cần vơng và hy sinh,Nguyễn Hữu Lợng đỗ cử nhân khoa Giáp Ngọ, Thành Thái 6 (1849) và Nguyễn Văn Quỳ, đỗ cử nhân năm Canh Tý, Thành Thái 12 (1900).

Gia đình cử nhân Nguyễn Liên là một gia đình tiêu biểu cho giáo dục khoa cử của làng Kiệt Thạch, ở nhà thờ cử nhân Nguyễn Liên còn có câu đối:

" Phụ hề, tử hề, vạn cố anh phong lẫm lẫm Huynh dã, đệ dã, nhất đờng văn chất bân bân"

Võ Hồng Huy dịch:

"Cha này, con này, muôn thuở nếp nhà rạng rỡ, anh đó, em đó một nhà văn nghiệp lẫy lững".

3.4 Danh sách những ngời đậu Tiến sĩ phó bảng, Cử nhân của Can Lộc thời

Nguyễn.

ở thời Nguyễn, Can Lộc trên địa hạt khoa cử không bằng thời Lê nhng so với toàn tỉnh Hà Tĩnh thì Can Lộc vẫn là một huyện nổi tiếng về thành tựu giáo dục khoa cử.

ở thời Nguyễn, Can Lộc có 9 vị đại khoa và 23 vị cử nhân (theo địa chí huyện Can Lộc). Và nhiều vị tú tài, giám sinh.

Một phần của tài liệu Giáo dục khoa cử nho học ở can lộc dưới thời phong kiến (1075 1919) (Trang 65 - 67)