Sự quan tâm của làng xã.

Một phần của tài liệu Giáo dục khoa cử nho học ở can lộc dưới thời phong kiến (1075 1919) (Trang 63 - 65)

ơng 3: Giáo dục khoa cử Nho học ở Can Lộc thời Nguyễn

3.3.1Sự quan tâm của làng xã.

Nhân dân Thiên Lộc- Can Lộc có truyền thống hiếu học. Hệ thống trờng công ở tỉnh, phủ, huyện không đủ đáp ứng, nên nhân dân tự động mở thêm nhiều lớp t, trờng t. Chính quyền địa phơng thôn, xã rất khuyến khích việc đó. Hơng ớc xã Phù Lu Thợng (1854) có ghi:" Ruộng khuyến học 4 mẫu 10 thớc... bản xã hàng năm mời thầy (là Cử nhân hay Tú tài) về dạy cho học trò trong xã. Số lợng ấy giao cho các lân trởng cày cấy, hàng năm chiếu thu thóc ... số thóc ấy dùng để nuôi thầy. Lại đặt tiền vay lãi 75 quan, giao cho các lân trởng luân lu giữ, mỗi vụ chiếu thu tiền lãi 15 quan, nạp cho thầy để làm lễ thúc tu... " (điều 30) [15;136].

Bên cạnh đó các hơng ớc, khoán ớc, lệ làng còn có nhiều điều khoản u ái cho học trò, trọng vọng khoa cử, tạo điều kiện cho con em học tập.. Để khuyến học, các làng còn trích ruộng công làm học điền hoặc các gia đình khá giả trích ruộng cho làng để làm ruộng học. ở đời Nguyễn: Ông tổ họ Nguyễn Đức ở ích Hậu cũng hiến 20 mẫu ruộng làm ruộng hơng hoả, ruộng tế, ruộng binh, ruộng học... [15;137].

Cũng trong hơng ớc xã Phù Lu Thợng (1854) quy định "Ruộng quan viên 5 mẫu... gồm 15 thửa liền nhau. Số lợng này cứ chiếu khoa trờng và quan viên Văn, Võ chia ra các hạng khác nhau cấp cho, nh khoa trờng đệ Nhất giáp 5 phần, đệ Nhị giáp 4 phần, đệ Tam giáp 3 phần, Phó bảng, Cử nhân 2 phần, Tú

tài một phần ..." [15;135,136]. Chứng tỏ làng xã rất quan tâm đến việc giáo dục khoa cử, thể hiện sự quý trọng, tôn trọng những ngời học giỏi, đỗ đạt cao, và có những quy định khuyến khích con em nhân dân học tập. Bên cạnh ban cấp ruộng đất cho những ngời đỗ đạt thì các làng còn tổ chức lễ mừng cho những ngời vừa thi đỗ.

Có đợc danh hiệu ông Nghè, ông Cống đợc dân làng trọng vọng đã đành, ngay cả tiếng nhất trờng, nhị trờng, tam trờng (thi hơng) đối với làng xã vẫn là giá trị đảm bảo cho Nho sĩ, có khi còn rất trẻ có những chỗ ngồi danh giá trên chiếu giữa đình làng, trong các kỳ tế lễ, hội họp, những chỗ mà ngay cả những ngời lắm ruộng, nhiều tiền, những ngời cao tuổi mơ ớc cũng chẳng đợc. ở Thời Nguyễn cũng nh các thời trớc, những ngời có học đỗ đạt luôn luôn đợc xếp ở vị trí cao nhất họ, đợc xếp chức sắc trong làng, đặc biệt là những ngời đỗ đại khoa.

Những ngời may mắn thi đỗ sẽ đợc làng xã dành cho biết bao vinh dự. Việc vinh quy, bái tổ không còn là chuyện của riêng gia đình mà là mối quan tâm của cả làng. "Trừ lớp hạ lu của xã hội còn chất phát quê mùa, không nơi, còn từ bậc trung lu trở lên phần nhiều là yêu chuộng văn học lại rất trọng và trọng ngời có khoa cử, đây là tính tình đã đợc tập thành. Mỗi lúc có ngời đi thi đỗ cao, chẳng những hơng thôn tranh nhau gióng trống mở cờ đi rớc, mà ngày thờng ăn ở cũng không ai dám làm phật ý những ngời này..." [10; 79].

Trong các lễ mừng thọ, lễ yến lão cũng nh lệ điếu ngời chết, các làng xã th- ờng có phần biếu những ngời đậu đạt và những ngời khác. Xã Phù Lu Thợng quy định "Ngời thọ 90 tuổi trở lên đợc hởng ơn nớc, lễ mừng nh Phó bảng. Ngời thọ 80 tuổi trở lên, tuy cha đợc hởng ơn nớc nhng có làm tiết mừng đến mời thì bản xã mừng nh lễ mừng đỗ tú tài. Nếu có các hiếu tử thụân tôn, nghĩa phụ, tiết phụ đợc hủơng ơn nớc, lễ mừng nh ngời đỗ cử nhân" [15;131].

Ngoài ra những ngời khoa mục sau khi chết đợc làng rớc về thờ tại Văn Chỉ nh ở làng Kiệt Thạch sau khi Tiến sĩ Nguyễn Văn Trình về quê ông đã vận động nhân dân xây dựng Văn chỉ, khắc bia ghi tên các vị đỗ đại khoa, tu sửa lại nhà

học tập của địa phơng. Những vịêc làm đó thể hiện đợc sự quan tâm sâu sắc của làng xã đối với giáo dục khoa cử.

Một phần của tài liệu Giáo dục khoa cử nho học ở can lộc dưới thời phong kiến (1075 1919) (Trang 63 - 65)