Giáo dục khoa cử Nho học ở Can Lộc từ đời Lý đến hết Hậu Lê

Một phần của tài liệu Giáo dục khoa cử nho học ở can lộc dưới thời phong kiến (1075 1919) (Trang 25 - 28)

ơng 2: Giáo dục khoa cử Nho học ở Can Lộc từ thời Lý đến thời Hậu Lê

2.1.2 Giáo dục khoa cử Nho học ở Can Lộc từ đời Lý đến hết Hậu Lê

Thiên Lộc- Can Lộc là đất học hành, khoa cử thịnh nhất và sớm nhất ở vùng Nam Hoan- Hà Tĩnh. Học trò Can Lộc cũng nh học trò Xứ Nghệ, học trò Hà Tĩnh vốn ham học, chăm học nổi tiếng.

ở thời Bắc thuộc và thời kỳ đầu tự chủ thì giáo dục khoa cử ở đây cha có tài liệu nào nói đến. Nhng đến thời Lý- Trần, khi Phật giáo, Lão giáo phát triển mạnh mẽ ở đây thì Nho học cũng đợc truyền bá rộng rãi. Tuy cha có ai thi cử đỗ đạt nh-

ng đã có nhiều ngời, một bộ phận là các vị Thiền s, thông hiểu kinh sử, thực lục, văn chơng, Phật học, Lão học.

Đến đời Trần khi việc học đã đợc mở rộng trong dân gian, một số làng đã mở trờng dạy cho con em học hành. Con em Can Lộc đã thi nhau đua tài, dùi mài kinh sử, mặc dù xa trung tâm, kinh đô.

Năm ất Mão, niên hiệu Thái Ninh thứ 4, vua Lý Nhân Tông mở khoa thi Minh Kinh bác học lần đầu tiên thì mãi đến 200 năm sau, khoa ất Hợi, niên hiệu Bảo Phù thứ 3 đời Trần Thánh Tông (1275), ở Bà Hồ, Chi La, lộ Nghệ An (Yên Hồ, La Sơn, Hà Tĩnh) mới có Đào Tiêu đỗ Trạng nguyên khai khoa. Tiếp đó, đất Thiên Lộc có thêm hai ông Trạng họ Sử, ở ấp Ngọc Sơn, xã Bình Lăng Thợng (nay thuộc thị xã Hồng Lĩnh). Sử Hy Nhan (? - 1421) đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mão (1363) đời Trần Dụ Tông; Sử Đức Huy (1360-1430) đỗ khoa Tân Dậu (1381) đời Trần Phế Đế [15; 234]

Theo Lịch sử Nghệ Tĩnh tập 1, vào hàng văn học nổi tiếng lúc bấy giờ, chúng ta có thể kể thêm, Đặng Bá Tĩnh ngời làng Phù Lu (Hồng Lộc- Can Lộc) nay là (Tùng Lộc- Can Lộc) đỗ Thám hoa vào cuối đời Trần. Ông làm quan đến chức hành khiển chuyển vận sứ, Lại Bộ thợng th, tớc Tuấn sĩ hầu... [2;96]

Theo một số tài liệu thì Đặng Tất (cháu nội Đặng Bá Tĩnh) đỗ Thám hoa đời Trần và có tên trong "Đăng Khoa Lục"...

Điều đó chứng tỏ rằng từ cuối đời Trần, vùng hạ La Sơn- ngoại Thiên Lộc là nơi việc học phát triển và đã có nhiều nhà khoa bảng lớn, có tiếng trong nớc.

Sang đời Lê, Thiên Lộc (và La Sơn, Nghi Xuân) là đất học nổi tiếng không những ở xứ Nghệ, mà còn ở cả kinh kỳ. Ngời Thăng Long thờng có câu cửa miệng:

"Bút Cẩm Chỉ, sĩ Thiên Lộc"- Bút tốt bán ở phố Cẩm Chỉ, còn học trò giỏi phải là ngời Thiên Lộc. "Sĩ Thiên Lộc" là nói về Vũ Toại (Diệm) ở Phổ Vợng, một trong

"Tràng An tứ hổ" hồi ấy la Sỹ Bồi, Sỹ Bạt, Quang Hiển, Tất Đạt, trong đó 3 ngời là dân Thiên Lộc (Bồi, Đạt là cháu Tiến sĩ Nguyễn Văn Giai ở Ba Xã, còn Hiển tức là Trần Quang Hiển ở Bạt Trạc) [15; 235]

Bên cạnh đó, Thiên Lộc còn nổi tiếng với nhiều ngời học giỏi, thông minh từ khi còn nhỏ nh Nguyễn Văn Giai "5 tuổi biết chữ, 9 tuổi giỏi làm văn", Hà Tông Mục cũng vậy, "7 tuổi thuộc kinh thi, Kinh Lễ, 12 tuổi thạo văn chơng"; Phan Kính "8 tuổi giỏi thơ, phú", Vũ Toại 13 tuổi đi hạch ở Trấn đỗ đầu

Theo sách Địa chí huyện Can Lộc, đến nay còn lu truyền lại nhiều giai thoại về "thần đồng", ví dụ nh: Giai thoại về cậu học trò Mai Đức Bá ở Lỗi Thạch, lúc nhỏ tuổi Mai học rất giỏi, nên tự phụ, kiêu căng vô hạn. Một lần đi hạch, câu làm bài thuê cho ngời khác, bị phát hiện, quan trờng gọi đến bảo: "Lỗi ngơi tố chất nên ba thạch". Câu nói chơi chữ hóc hiểm, thế nhng Mai không tỏ ra lúng túng, đọc ngay: "T chú min (ta) xem đáng nửa đồng" đây cũng là một câu "chơi chữ" chọi lại câu trên. Nghĩa của hai câu trên là: Lỗi của ngời nặng lắm, cân lên đến ba thạch, tức là 30 đấu (đọi); câu dới tỏ ý kinh mạn, hỗn láo: Ta xem t (chất) của chú chỉ đáng nửa đồng (tiền kẽm). May cho cậu là vị quan trờng là ngời khoan dung, biết quí tài năng, nên tha cho không đuổi về.

Ngày xa, đối với các nhà nho, việc học chỉ có một mục đích: Thi đỗ để làm quan, không đỗ hoặc đỗ mà không làm quan thi về làm thầy "Tiến vi quan, thối vi s" là lý tởng cao nhất của các cụ. Hầu hết các nhà khoa bảng ở Can Lộc (cũng nh ở nơi khác) vào thời bấy giờ từ Tiến sĩ đến Cử nhân đều ra làm quan.

Thiên Lộc- Can Lộc là đất học, tất nhiên cũng là đất khoa bảng. Chỉ tính trên địa bàn huyện Can Lộc hiện nay, đời Trần mới chỉ có 1 vị đại khoa, thì đời Lê- Mạc có 27 vị đại khoa. Đỗ hơng khoa, đời Lê số hơng Cống, Sinh đồ không ít nhng không có sách nào ghi chép đầy đủ. Theo con số su tầm hiện nay thi có 68 vị trúng tứ trờng (tức hơng Cống) nghĩa là còn thiếu nhiều ngời. Riêng làng Tràng Lu có 19 vị, thì họ Nguyễn Huy chiếm 15 [15;237].

Bên cạnh những ngời thi đỗ Văn khoa thì về Võ khoa đời Lê có 3 vị Tạo sĩ (Tiến sĩ Võ) đều là ngời họ Ngô ở Trảo Nha, trong đó có Ngô Phúc Túc, còn đỗ cả Hơng khoa Văn (hơng Cống). Số ngời đỗ tam trờng Võ khoa thời Lê cũng không hiếm [15; 237].

ở Thiên Lộc- Can Lộc còn có những làng và dòng họ nổi tiếng về khoa cử Văn học nh: họ Đặng ở Tả Hạ, họ Hà ở Tỉnh Thạch, họ Dơng ở Bạt Trạc. ở Nội Thiên Lộc có anh em họ Lê, họ Nguyễn ở Nguyệt Ao, họ Nguyễn ở Tràng Lu. Đó là những dòng họ nổi tiếng về khoa cử lúc bấy giờ. Bên cạnh các dòng họ nổi tiếng đó còn có các làng khoa bảng nh làng Tràng Lu thuộc tổng Lai Thạch xa có 4 vị đậu đại khoa đời Lê. Làng Trảo Nha cũng có 2 vị đại khoa đỗ vào đời Lê. Làng ích Hậu cũng là một làng có truyền thống hiếu học có tiếng tăm trong vùng.

Với truyền thống hiếu học nổi tiếng đó, đất Can Lộc đã sinh ra biết bao nhiêu nhà khoa học cho đất nớc. Trải qua các triều đại từ nhà Lý cho đến hết hậu Lê, không ít học trò Can Lộc, xứ Nghệ vùng đất xa và đầy gian khổ đã đứng vào hàng ngũ khoa danh của đất nớc và có mặt trên văn đàn dân tộc nh Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiếp, Phan Kính, Nguyễn Văn Giai...

Một phần của tài liệu Giáo dục khoa cử nho học ở can lộc dưới thời phong kiến (1075 1919) (Trang 25 - 28)